Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng sữa có an toàn để uống nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường? Dưới đây là những điều cần biết.
Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường
Với bệnh đái tháo đường típ 1, tuyến tụy của bạn tạo ít hoặc không có insulin. Đó là một rối loạn tự miễn dịch thường khởi phát đột ngột ở thời thơ ấu. Chỉ có khoảng 5,2% người lớn mắc bệnh đái tháo đường típ 1. Nó có thể được kiểm soát nhưng không thể ngăn chặn.
Khi bạn mắc đái tháo đường típ 1, bạn phải bù lượng carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng) bằng cách tiêm insulin vào mỗi bữa ăn. Điều này có nghĩa là bạn cần đếm lượng tinh bột để bạn biết lượng insulin cần sử dụng.
Với bệnh đái tháo đường típ 2, tuyến tụy của bạn có thể không sản xuất đủ insulin. Hoặc cơ thể của bạn có thể không sử dụng tuyến tuỵ theo cách nó nên làm. Nó phát triển chậm và liên kết chặt chẽ với bệnh béo phì. Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu bạn:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường
- Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Có sự suy giảm chuyển hóa glucose
- Người già
- Không hoạt động thể chất
Bạn cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khi mang thai, thậm chí ngay cả khi bạn không mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau khi em bé của bạn được sinh ra, nhưng nó khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 cao hơn sau này trong đời.
Dinh dưỡng sữa
Sữa quan trọng đối với chế độ ăn uống của bạn vì đây là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Nhưng nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và tinh bột, gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Một cốc sữa nguyên chất béo có:
- 152 calo
- 7 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Một cốc sữa tách béo có:
- 122 calo
- 4,5 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Một cốc sữa ít chất béo có:
- 106 calo
- 2,5 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Một cốc sữa không chất béo có:
- 84 calo
- Ít hơn 1 gam chất béo
- 12 gam carbohydrate
Bệnh đái tháo đường và chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách kiểm soát chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Hãy nhớ rằng bạn muốn giảm chất béo không lành mạnh trong khi vẫn ăn nhiều chất béo lành mạnh. Chất béo tốt giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Phần lớn chất béo trong sữa là loại không lành mạnh. Khi có thể, bạn hãy chọn sữa ít béo hoặc không béo để bạn nhận canxi và các chất dinh dưỡng khác mà không cần thêm chất béo..
Tinh bột trong sữa bị phân hủy và trở thành đường trong máu của bạn. Với cả bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2, bạn phải theo dõi lượng tinh bột của mình. Uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.
Bằng cách ăn một lượng tinh bột nhất định trong ngày, bạn có thể giữ mức glucose máu ổn định.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký. Chuyên gia này tính toán số lượng carbohydrate bạn có thể ăn mỗi ngày và sau đó chỉ bạn cách đếm lượng tinh bột khi bạn đọc nhãn dinh dưỡng.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng sống chung với bệnh đái tháo đường không đơn giản như đếm lượng tinh bột. Đồ ăn nhẹ và bữa ăn nhiều chất béo và protein có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tiêu hóa và sử dụng tinh bột.=
Bạn có thể bắt đầu với một khẩu phần sữa nhỏ hơn để xem nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu sữa và các thực phẩm khác ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Điều này có thể giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn và biết bạn sẽ cần bao nhiêu insulin, hoặc nên ăn hoặc tránh những thực phẩm nào khác cùng với sữa.
Lựa chọn thay thế sữa
Bạn có thể tìm kiếm một thực phẩm thay thế cho sữa bò nếu bạn không dung nạp đường sữa hoặc bị dị ứng sữa. Các lựa chọn thay thế sữa bao gồm:
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Dừa
- Cây lanh
- Sữa dê
- Quả phỉ
- Gai dầu
- Hạt Mắc ca
- Yến mạch
- Đậu xanh
- Đậu phụng
- Diêm mạch
- Cơm
- Đậu nành
- Hướng dương
Đọc nhãn trên từng loại sữa trước khi chọn. Hãy lưu ý về lượng đường được thêm. Tìm hàm lượng chất béo và carbohydrate. Nếu có thể, hãy chọn loại sữa không đường. Đảm bảo rằng loại sữa bạn chọn cung cấp dinh dưỡng phù hợp với mục tiêu chế độ ăn uống cá nhân của bạn. Một số, chẳng hạn như đậu nành, gạo, diêm mạch và sữa yến mạch, có thể có nhiều tinh bột hơn sữa bò.
Bạn cũng sẽ muốn tìm canxi và protein. Nếu chúng không có trong sữa, hãy tìm cách bổ sung chế độ ăn uống của bạn bằng các loại thực phẩm khác giàu các chất dinh dưỡng này.
NGUỒN
https://www.webmd.com/diabetes/what-to-know-about-diabetes-and-milk?fbclid=IwAR1clgaSF01LlQf0hWHXoLGXjP65ywRWMsucWma6JWChO4BcFyist-0k3Cc
Tài liệu tham khảo
Academy of Nutrition and Dietetics: “Understanding Diabetes.”
American Diabetes Association: “Carb Counting and Diabetes,” “Fats.”
The John Hopkins Patient Guide to Diabetes: “The skim on non-dairy milks.”
University of California San Francisco: “Dietary Recommendations for Gestational Diabetes.” USDA: “Milk, nonfat, fluid, with added vitamin A and vitamin D (fat free or skim),” “Milk, reduced fat, fluid, 2% milkfat, with added vitamin A and vitamin D,” “Milk, lowfat, fluid, 1% milkfat, with added vitamin A and vitamin D,” “Milk, whole, 3.25% milkfat, with added vitamin D.”
Người dịch: Trần Thị Phương, Võ Thị Thảo Ngân
Hiệu đính: BS. Huỳnh Lê Thái Bão
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – Vui lòng không reup khi chưa được cho phép!