Xác định vấn đề nghiên cứu: Ý tưởng đến từ đâu?

Rate this post

Xác định vấn đề nghiên cứu: Ý tưởng đến từ đâu?

Xác định vấn đề nghiên cứu còn gọi là bước hình thành ý tưởng nghiên cứu. Từ ý tưởng sơ bộ ban đầu, chúng ta chau chuốt ý tưởng đó để trở thành một chủ đề nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên, cũng là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Một ý tưởng tốt sẽ tạo động lực tốt cho thành công của một công trình nghiên cứu khoa học.

Vậy, ý tưởng nghiên cứu đến từ đâu?

– Trong quá trình học tập, làm việc, nghiên cứu tài liệu; ta có thể phát hiện ra những vấn đề chưa hoàn thiện, cần nghiên cứu để giải quyết và hoàn thiện vấn đề.

– Một vấn đề đã được nghiên cứu trong quá khứ, liệu có còn phù hợp với hiện tại? Tương tự, một vấn đề đã được nghiên cứu ở vùng địa lý này, liệu có đúng với vùng địa lý khác? Hay vấn đề áp dụng cho đối tượng này liệu có thể áp dụng cho đối tượng khác? Chỉ cần thay đổi các yếu tố tác động lên vấn đề như thời gian, địa lý, con người, chúng ta đã có thể hình thành vô số ý tưởng nghiên cứu khoa học.

– Ý tưởng nghiên cứu đôi khi có thể xuất phát từ những mẫu thuẫn trong thực tiễn và cần thiết phải lý giải, giải quyết mâu thuẫn.

Trên thực tế, hình thành ý tưởng nghiên cứu không nhất thiết phải là một quá trình chủ động. Đa số các ý tưởng nghiên cứu có tiềm năng lại xuất phát ngẫu nhiên thông qua quá trình học tập, làm việc hàng ngày.

Từ tất cả hoàn cảnh trên, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề nghiên cứu hay ý tưởng nghiên cứu thường có các đặc tính sau: Tính mớiTính hữu ích, tính cấp thiết. Do đó, sau bước xác định vấn đề nghiên cứu, Nhà nghiên cứu thường phải trả lười được các câu hỏi sau:

+ Vấn đề nghiên cứu là gì?

+ Tại sao lại chọn vấn đề đó và không chọn vấn đề khác? (giải quyết tính cấp thiết)

+ Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì? (Giải quyết tính hữu ích)

Ví dụ: Học bài Basedow trong chương trình nội khoa trong trường Y, chúng tôi được học và gặp chủ yếu các trường hợp Basedow ở độ tuổi trưởng thành. Nhưng rất ít thông tin về về Basedow ở trẻ em. Vì vậy, đây là một ý tưởng tốt để nghiên cứu. Phân tích ý tưởng này, chúng ta có thể thấy:

– Lứa tuổi trẻ em là một khoảng trống thông tin về bệnh Basedow mà Y học cần giải quyết (Tính mới)

– Tỷ lệ trẻ hóa Basedow ngày càng nhiều (Tính cấp thiết)

– Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học, giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị Basedow ở trẻ em. (Tính hữu ích

Advertisement
)

Tuy nhiên, trên thực tế, ai cũng gặp những vấn đề cần giải quyết, nhưng không phải ai cũng nảy ra Ý tưởng; đồng thời, không phải ai nảy ra ý tưởng cũng biến ý tưởng đó thành công trình nghiên cứu thực sự. Vậy những khó khăn, rào cản ở đây là gì? Hãy đón đọc bài tiếp theo: Nghiên cứu khoa học: Từ ý tưởng đến thực tiễn.

___________________________________________

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y HỌC

Tác giả: BS Ngô Minh Hải

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/posts/1628614474251171/?

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Ngô Minh Hải
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

 

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

NEW 2023: BỆNH GAN NHIỄM MỠ LIÊN QUAN RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ- Hội gan mật Hoa Kỳ 2023 (AASLD 2023)

NEW 2023: BỆNH GAN NHIỄM MỠ LIÊN QUAN RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ- Hội gan mật …