Tại sao bệnh tim là biến chứng của bệnh ĐTĐ type 1 và type 2?
Đối với đái tháo đường type 1
Những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nhiều khả năng gặp phải bệnh tim mạch và được phát hiện ở độ tuổi sớm hơn so với dân số nói chung.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành lớn hàng năm ở người trẻ tuổi (từ 28 đến 38 tuổi) mắc bệnh đái tháo đường type 1 là 0,98%, trong khi tỷ lệ tương tự ở một dân số ở độ tuổi tương tự không mắc bệnh đái tháo đường chỉ là 0,1%. (3)
Bác sĩ Marina Basina thuộc Phòng khám Nội tiết Stanford Health Care cho biết, bệnh tim mạch liên tục là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1.
Những cải tiến đáng chú ý trong quản lý và sinh tồn đã được quan sát thấy trong thế kỷ qua, cho phép mọi người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, nhưng tuổi thọ vẫn ngắn hơn 8 đến 13 năm so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.
Đối với đái tháo đường type 2
Nhiều người nhận ra được sự liên hệ chặt chẽ giữa đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch . Có thể bạn mắc một hoặc cả 2 bệnh này , hoặc biết người nào có tình trạng trên.
Điều quan trọng là phải biết về mối quan hệ này nếu bạn bị đái tháo đường.
Người lớn mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2-4 lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên có nhiều cách để giảm rủi ro.
Khi một người có nhiều yếu tố mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch , thì ta gọi đó là Hội chứng chuyển hóa
Đọc để tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa các tình trạng này – và một số việc bạn có thể thực hiện để quản lý rủi ro.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa xảy ra khi ai đó có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2 và bệnh tim. Nó bao gồm có ba hoặc nhiều hơn những điều sau đây:
- Đường huyết cao: Lượng đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Khi cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách, nó được gọi là kháng insulin. Đối với type 1 nguyên nhân có thể là vì thiếu hụt insulin.
- Tăng huyết áp: Khi bạn tăng huyết áp, tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu quanh cơ thể. Điều này tạo áp lực lên tim của bạn và có thể làm hỏng các mạch máu của bạn.
- Rối loạn mỡ máu: Triglyceride là một dạng chất béo cung cấp nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể bạn. Khi nồng độ triglyceride cao, nó có thể gây ra mảng bám tích tụ trong động mạch của bạn.
- Cholesterol HDL (tốt) thấp: HDL giúp loại bỏ cholesterol LDL (có hại) khỏi mạch máu của bạn.
- Mỡ bụng dư thừa: Có quá nhiều chất béo trong bụng có liên quan đến việc tăng nguy cơ kháng insulin, đường huyết cao, tăng huyết áp, triglyceride cao và HDL thấp.
Những người mắc bệnh đái tháo đương type 2 có kháng insulin, khiến cơ thể họ không sử dụng đường đúng cách. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Kháng insulin và lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu và hàm lượng chất béo trong cơ thể theo nhiều cách. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Đường máu cao ảnh hưởng đến mạch máu và tim như thế nào?
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra thiệt hại cho cơ thể. Tim và mạch máu là một số khu vực có thể bị ảnh hưởng.
Ví dụ, lượng đường trong máu cao có thể:
- Tạo ra nhiều công việc cho trái tim của bạn. Khi có một lượng đường cao trong máu của bạn, bạn sẽ phải mất nhiều công sức hơn để bơm máu.
- Tăng tình trạng viêm mạch máu của bạn. Viêm động mạch của bạn dẫn đến tăng tích tụ cholesterol và xơ cứng động mạch.
- Tổn thương dây thần kinh nhỏ trong tim. Tổn thương thần kinh trong tim làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường.
Có phải lượng đường trong máu thấp cũng là một yếu tố nguy cơ tim mạch?
Mặc dù tăng đường huyết thường là trọng tâm của các nghiên cứu về sức khỏe tim và bệnh đái tháo đường type 1, nhưng các nhà nghiên cứu cũng biết rằng hạ đường huyết có thể gây căng thẳng cho tim và cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là bởi vì hạ đường huyết có thể phá vỡ các tín hiệu điện thế rất cần thiết cho chức năng sống của quả tim.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể phân lập chính xác mức độ hạ đường huyết có vai trò lớn như thế nào, không tính có yếu tố khác trong việc gây ra các biến cố tim mạch.
Có phải những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nguy cơ cao hơn những người mắc bệnh đái tháo đường type 2?
Một số nghiên cứu cho rằng sự dao động đường huyết phổ biến ở bệnh đái tháo đường type 1 làm cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 dễ bị bệnh tim hơn những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Đó là một vấn đề dai dẳng, trong nghiên cứu đó thậm chí còn chứng minh rằng những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 mặc dù đã thực hiện theo truyền thống để giảm nguy cơ tim mạch nhưng vẫn có nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch cao hơn so với dân số nói chung.
Ngược lại, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã trải qua các biện pháp can thiệp tương tự đã giảm đáng kể nguy cơ tử vong do các vấn đề về tim mạch, một trong những vấn đề liên quan chặt chẽ với rủi ro mà người dân thế giới phải đối mặt.
Nhưng Basina của Stanford chỉ ra rằng nghiên cứu này có thể bị nhầm lẫn bởi vì các nhóm nghiên cứu và nhóm kiểm soát đối với các thử nghiệm sức khỏe tim của đái tháo đường type 1 so với đái tháo đường type 2 rất khác nhau.
“Điểm mấu chốt là chúng ta không thể so sánh trực tiếp nếu rủi ro nhiều hay ít. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng nó là khác nhau” cô ấy nói.
Rủi ro khác cho cả hai type bệnh đái tháo đường có thể là tổn thương thận.
Nghiên cứu tăng nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch dường như cho thấy nguy cơ này tăng đột biến sau khi có các bệnh hệ tiết niệu , hoặc tổn thương các bộ phận của thận làm sạch máu của cơ thể.
Ảnh hưởng của đề kháng insulin đến huyết áp
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, 2 trong số 3 người mắc bệnh đái tháo đường cũng bị tăng huyết áp hoặc dùng thuốc để hạ huyết áp.
Kháng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể giúp giải thích được nguyên nhân.
Kháng insulin có thể thu hẹp các mạch máu của bạn, làm cho huyết áp của bạn cao hơn. Nó cũng có thể khiến cơ thể bạn giữ muối, cũng làm tăng huyết áp.
Kháng insulin và huyết áp cao đều có thể làm tổn thương mạch máu, tạo ra nhiều sức ép hơn cho tim của bạn.
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mức Triglyceride và cholesterol như thế nào?
Kháng insulin và đường huyết cao có thể góp phần vào:
- Triglyceride máu cao: Thông thường, cơ thể sử dụng insulin để chuyển đường từ máu vào trong tế bào, nơi nó được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi bạn bị kháng insulin, cơ thể bạn sẽ chuyển đổi đường thành triglyceride nhiều hơn.
- HDL máu thấp: Cơ thể của bạn sử dụng HDL để loại bỏ chất béo trung tính dư thừa, làm giảm mức HDL của bạn. Lượng đường trong máu dư thừa cũng có thể gắn vào HDL và khiến nó bị hỏng nhanh hơn bình thường, làm giảm mức HDL của bạn.
- VLDL máu cao: Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) là một type cholesterol xấu. Nó được làm từ các hạt nhỏ hơn LDL. Khi mức chất béo trung tính của bạn cao, sẽ càng có nhiều VLDL được tạo ra.
Khi lượng HDL phải đảm nhận việc loại bỏ chất béo trung tính dư thừa, sẽ có ít HDL hơn để loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu của bạn.
Chúng tồn tại càng lâu trong các mạch máu của bạn, lâu dần triglyceride, LDL và VLDL càng có thời gian để bám vào thành động mạch của bạn. Điều này khiến các động mạch của bạn bị thu hẹp và cứng lại, điều đó có nghĩa là tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua cơ thể.
Làm thế nào có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều quan trọng là:
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Một chế độ ăn Địa Trung Hải có thể có lợi ích cho sức khỏe của tim. Chế độ ăn này rất giàu trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, hạt, hạt và chất béo lành mạnh.
- Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên. Giảm thời gian vui chơi và tập thể dục nhiều hơn có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và mỡ bụng.
- Tìm cách giải tỏa căng thẳng. Nồng độ hormone căng thẳng cao có thể làm tăng huyết áp, huyết áp và lượng mỡ trong cơ thể.
- Có một giấc ngủ chất lượng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và lượng đường trong máu cao. Nó cũng quan trọng đối với sức khỏe và mức năng lượng của bạn.
- Dùng thuốc theo toa của bạn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác hoặc thay đổi lối sống khác để giúp quản lý bệnh đái tháo đường type 1, type 2 và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
Tóm lại
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim có nhiều khả năng xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và type 2.
Tuy nhiên, có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ biến chứng tim. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì hoạt động, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và dùng các type thuốc được khuyến nghị có thể giúp ích.
Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác có thể giúp bạn tìm hiểu cách thay đổi lối sống và điều trị cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Nguồn tài liệu dịch:
(1) https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/why-heart-disease-complication
(3) https://care.diabetesjournals.org/content/37/10/2843
Tác giả: Donny Trần
Góp ý: BS. Huỳnh Lê Thái Bão
Bài viết tự dịch, mong không reup