Thay đổi điện học gì giúp chẩn đoán lớn nhĩ

Rate this post

Lớn buồng tim là sự thay đổi về cấu trúc có thể xẩy ra do quá tải về thể tích máu trong buồng tim hoặc quá tải về áp lực trong buồng tim. Quá tải về thể tích gây dãn buồng tim và quá tải về áp lực gây dầy thành cơ tim. Vậy khi cơ nhĩ thay đổi như thế sẽ dẫn đến thay đổi gì trên ECG?

Sóng P là sóng khử cực nhĩ nên khi có bất thường về nhĩ sẽ dẫn đến bất thường sóng P. Sóng P bình thường có biên độ không quá 2,0 mm ở các chuyển đạo ngoại vi, không quá 1,0 mm ở các chuyển đạo trước ngực và thời gian khử cực không quá 0,12s. Do đó khi P vượt qua những giới hạn trên thường được xem là lớn nhĩ (do hoạt động điện mạnh hơn vì lượng cơ bị dãn hoặc lớn hơn).

Hoạt động điện của nhĩ bao gồm 2 thành phần là hoạt động điệnc của nhĩ phải xẩy ra trước và hoạt động điện của nhĩ trái xẩy ra sau.

Khi lớn nhĩ trái hoạt động điện của nhĩ trái sẽ mạnh hơn tạo nên hình ảnh P lạc đà. Sóng P ở chuyển đạo DII kéo dài hơn 0,12s, có thể thấy sóng P hai đỉnh cách xa nhau hơn 0,04s ở DII, pha âm ở V1 >= 0,04mms, trục sóng P chuyển trái.

Khi lớn lớn nhĩ phải hoạt động điện của nhĩ phải sẽ mạnh hơn tạo nên hình ảnh P phế. Sóng P ở chuyển đạo DII biên độ P >= 2,5 mm, pha dương của sóng P ở V1 >= 0,06 mms, trục sóng P lệch phải (>75*).

Advertisement

Một điều đáng lưu ý là khi nhĩ phải quá lớn có thế gây nên hình ảnh giả lớn nhĩ trái trên ECG ở chuyển đạo V1 với hình ảnh sóng P đảo ngược. Lúc này sóng P ở chuyển đạo V1 có hai pha lần lượt là pha âm trước (lớn) và pha dương sau.

Lớn hai nhĩ là trường hợp có cả đặc điểm của lớn nhĩ phải và lớn nhĩ trái.

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu Nguyenvukha

Check Also

[Cập nhật] Điểm mới ADA 2022:

Tóm tắt vài điểm mới của ADA 2022: – Chẩn đoán ĐTĐ týp 1: tích …