Khả năng phát triển các bệnh về phổi phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường. Chương này sẽ tập trung vào sự phơi nhiễm nghề nghiệp và các chất hóa học độc hại. Tuy nhiên, rất nhiều sự phơi nhiễm ngoài trời không liên quan tới nghề nghiệp như khói thuốc lá (ung thư phổi), khí radon (ung thư phổi), và khói bếp (COPD) cũng nên được xem xét. Kích thước của các hạt là yếu tố quan trọng tác động vào sự phơi nhiễm từ môi trường vào hệ hô hấp. Các hạt đường kính >10 μm được bắt giữ bởi đường hô hấp trên. Các hạt đường kính 2.5–10 μm sẽ lắng đọng tại cây khí phế quản phía trên, trong khi các hạt nhỏ hơn (bao gồm các hạt nano) sẽ đi tới phế nang.
Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong ước (ví dụ, phosgene) có thể đi tới phế nang và gây viêm phổi cấp nguy kịch do chất hóa học.
PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP VÀ BỆNH PHỔI NGHỀ NGHIỆP
1. BỤI VÔ CƠ
Bệnh Phổi Liên Quan Đến Amiăng
Sự phơi nhiễm amiăng có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất amiăng (từ khai thác đến sản xuất), thường thì sự phơi nhiễm amiăng xảy ra ở nghề đóng tàu và các việc xây dựng khác (ví dụ, đặt ống dẫn nước, công nghiệp xanh chảo) và trong sản xuất quần áo bảo hộ và vật liệu ma xát (ví dụ, phanh xe và côn). Bên cạnh sự phơi nhiễm ở những khu vực này, phơi nhiễm ở bên ngoài (ví dụ, vợ chồng) có thể là nguyên nhân của bệnh phổi liên quan đến amiăng.
Một số bệnh hô hấp có liên quan đến phơi nhiễm amiăng. Sự xơ cứng màng
phổi ám chỉ đã có tình trạng nhiễm amiăng xảy ra, nhưng chúng không phải là triệu chứng. Bệnh phổi kẽ thường liên quan tới nhiễm amiăng, về bệnh học và nguyên nhân thì giống với bệnh xơ phổi tự phát; nó thường được đi kèm bởi tình trạng giảm thông khí hạn chế cùng với giảm khả năng khuếch tán khí CO (Dlco) qua xét nghiệm chức năng phổi. Bệnh phổi do amiăng có thể phát triển sau 10 năm phơi nhiễm, và không có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Tràn dịch màng phổi lành tính có thể xảy ra sau nhiễm amiăng. Ung thư phổi rất có liên quan tới nhiễm amiăng, nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng trong ít nhất 15 năm sau khi nhiễm lần đầu tiên. Ung thư phổi lành tính có thể xuất hiện sau nhiễm amiăng. Ung thư phổi hoàn toàn có liên quan tới nhiễm amiăng, nhưng không có biểu hiện trong ít nhất 15 năm kể từ lần nhiễm đầu tiên. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên nhiều lần khi hút thuốc lá. Thêm nữa, u trung biểu mô (cả màng phổi và màng bụng) đều liên quan tới nhiễm mesothe-liomas, nhưng lại không liên quan tới hút thuốc.
Việc nhiễm mesothe-liomas trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới u trung biểu mô, bệnh này không phát triển sau lần nhiễm đầu tiên trong cả thập kỉ. Sinh thiết màng phổi, đặc biệt là khi phẫu thuật mở lồng ngực, là điều bắt buộc để chẩn đoán u trung biểu mô.
Bệnh Bụi Phổi Silic – Silicosis
Bệnh bụi phổi silic có nguyên nhân từ nhiễm silic tự do (thạch anh pha lê – crystalline quartz), xuất hiện trong nghề mỏ, cắt đá, công nghiệp mài (ví dụ: đá, đất sét, thủy tỉnh, và sản xuất ximăng), lò đúc và khai thác đá. Phơi nhiễm số lượng lớn trong thời gian ngắn (khoảng 10 tháng) có thể gây nên bệnh bụi phổi silic cấp, về bệnh học giống với bệnh tích protein phế nang và liên quan tới đặc điểm trên CT ngực có tên là “crazy paving”. Bệnh bụi phổi silic cấp có thể nặng và không ngừng tiến triển, trong khi rửa phổi có thể là phương pháp điều trị hiệu quả.
Nhiễm silic trong thời gian dài có thể gây nên bệnh silicosis đơn thuần, với hình cản quang dạng vòng nhỏ tại thùy trên của phổi. Sự vôi hóa các hạch ở rốn phổi có thể mang tới hình ảnh “vỏ trứng” đặc trưng. Xơ hóa hạch tiến triển trong bệnh silicosis phức tạp có thể gây nên khối có đường kính > 1cm. Khi các khối như vậy trở nên lớn hơn, thuật ngữ xơ hóa dạng khối tiến triển được sử dụng để diễn tả nguyên nhân. Vì suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, bệnh nhân silicosis có nguy cơ cao bị lao phổi, nhiễm các mycobacteria không điển hình và nấm phổi. Silic cũng có thể gây nên ung thư phổi.
Bệnh Bụi Phổi Do Khai Thác Than-Coal Worker’s Pneumoconiosis(CWP)
Phơi nhiễm bụi than do nghề nghiệp dẫn tới bệnh CWP, ít gặp ở các công nhân khai thác than tại phía tây nước Mỹ vì nguy cơ từ nhựa than rải đường ở khu vực này là tương đối thấp. CWP đơn thuần được định nghĩa về mặt xquang là các nốt cản quang nhỏ và không điển hình; tuy nhiên, lại dẫn đến nguy cơ cao COPD. Sự phát triển thành các nốt lớn hơn (đường kính > 1cm), thường ở thùy trên, là đặc trưng của CWP phức tạp. CWP phứctạp thường có triệu chứng điển hình và đi kèm với suy giảm chức năng phổi và tăng tỉ lệ tử vong.
Ngộ Độc Beryllium
Nhiễm beryllium có thể xảy ra trong sản xuất hợp kim, gốm, và thiết bị điện. Nhiễm beryllium cấp hiếm khi gây nên viêm phổi cấp, nhưng lại hay gây ra bệnh u hạt mạn tính rất giống với sarcoidosis. Về mặt Xquang, nhiễm beryllium mạn, như sarcoidosis, đặc trưng bởi các nốt ở cạnh vách. Trong bệnh sarcoidosis, thông khí tắc nghẽn, thông khí hạn chế, giảm Dlco khi xét nghiệm chức năng phổi đều có thể gặp. Nội soi phế quản sinh thiết xuyên phế quản là điều cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiễm beryllium mạn. Cách tốt nhất để phân biệt bệnh nhiễm beryllium mạn với sarcoidosis là đánh giá sự quá mẫn muộn với beryllium qua xét nghiệm tăng sinh lympho trong máu hoặc qua rửa phế quản. Loại bỏ sự nhiễm beryllium là cần thiết, và corticosteroid có thể được chỉ định.
2. BỤI HỮU CƠ
Bụi Cotton (Bệnh Bụi Phổi Bông – Byssinosis)
Nhiễm bụi xảy ra trong quá trình sản xuất sởi chỉ trong dệt may. Vào giai đoạn sớm của bệnh, tức ngực xảy ra vào lúc cuối ngày làm việc đầu tiên trong tuần. Ở các trường hợp nặng hơn, các triệu chứng còn biểu hiện trong suốt cả tuần làm việc. Sau ít nhất 10 năm phơi nhiễm, tắc nghẽn đường thở mạn tính có thể xảy ra. Ở những cá nhân đã có triệu chứng thì việc hạn chế phơi nhiễm là cần thiết.
Bụi Hạt
Nông dân và những người trồng lúa có nguy cơ cao bị bệnh phổi liên quan đến bụi hạt, gần giống với bệnh COPD. Triệu chứng gồm ho xuất tiết, wheezing, và khó thở. Kiểm tra chức năng phổi thấy tắc nghẽn đường thở.
Bệnh Phổi Của Người Nông Dân
Phơi nhiễm với nấm mốc có chứa actinomycete ưa nhiệt có thể dẫn tới sự tiến triển của bệnh viêm phổi quá mẫn.Trong vòng 8h đầu sau nhiễm, các biểu hiện cấp gồm sốt, ho và khó thở. Nếu tái nhiễm sẽ tiến triển thành bệnh phổi kẽ mạn tính.
Chất Độc Hóa Học
Nhiều chất độc hóa học có thể gây bệnh ở phổi dưới dạng hơi nước và khí. Ví dụ, hít phải khói có thể gây chết người ở lính cứu hỏa và nạn nhân qua nhiều cơ chế khác nhau. any toxic chemicals can affect the lung in the form of vapors and gases. Ngộ độc CO có thể gây hạ oxy máu trầm trọng tới mức đe dọa sự sống. Đốt cháy nhựa và polyurethane làm giải phóng các chất độc trong đó có cyanide. Bệnh hen nghề nghiệp có nguyên nhân từ sự phơi nhiễm với diisocyanates có ở trong polyurethane và acid anhydride có ở trong epoxide. Khí radon, được giải phóng từ vật chất trong đất và chủ yếu trong xây dựng, là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi.
Điều trị bệnh phổi do môi trường bao gồm việc hạn chế hoặc tránh phơi nhiễm với các chất độc. Bệnh phổi kẽ mạn tính (ví dụ: bệnh phổi do
amiăng, CWP) không đáp ứng với glucocorticoid, nhưng phơi nhiễm cấp tính với bụi hữu cơ có thể đáp ứng với corticosteroid. Điều trị bệnh hen nghề nghiệp (ví dụ: diisocyanate) phải tuân theo hướng dẫn điều trị hen thông thường (Chương. 138), và điều trị COPD nghề nghiệp (ví dụ, byssinosis) phải tuân theo hướng dẫn điều trị COPD thông thường (Chương 140)
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”