NEW YORK (Reuters Health) -Theo một nghiên cứu mới cho rằng: trẻ em dưới 13 tuổi có thể tự làm mình bị thương trên máy chạy bộ ở nhà – do tự sử dụng máy chạy bộ hoặc tương tác với người lớn hoặc trẻ lớn hơn – dẫn đến bỏng ma sát, chấn thương đầu và các vết thương nghiêm trọng khác,
Trong thời gian đại dịch, nhiều bang đã đóng cửa các phòng tập thể dục, và nhiều người đã mua thiết bị thể dục và máy chạy bộ để sử dụng tại nhà. Nhóm bác sĩ cấp cứu cho biết trên Tạp chí American Journal of Emergency Medicine, trẻ em có thể gặp nhiều rủi ro bị thương hơn nếu sử dụng thiết bị mà không có người giám sát hoặc nếu máy chạy bộ ở khu vực chung mà trẻ em có thể tiếp xúc với các bộ phận chuyển động.
Tác giả chính – Tiến sĩ Mark Waltzman của Bệnh viện Nhi Boston, cho biết: “Khi nhiều người làm việc ở nhà hơn và trẻ em dành ít thời gian hơn trong lớp học, cách ly nhiều hơn do đại dịch, chúng tôi đã nhận thấy sự gia tăng các thương tích trong nhà”.
Ông cùng các đồng nghiệp của mình đã nhận thấy sự gia tăng số lượng trẻ em đến phòng cấp cứu với nhiều chấn thương do máy chạy bộ.
Ông nói với Reuters Health qua email: “Khi các phòng tập thể dục đóng cửa, ngày càng có nhiều người mua thiết bị tại nhà để duy trì thể lực. “Tuy nhiên, có rất ít cuộc thảo luận – nếu có – về những nguy hiểm cố hữu khi có những chiếc máy này trong nhà, đặc biệt là xung quanh trẻ nhỏ.”
Tiến sĩ Waltzman cùng các đồng nghiệp đã sử dụng một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử tại bệnh viện nhằm hiểu rõ hơn những chấn thương nào là phổ biến và lứa tuổi nào đối mặt với nhiều rủi ro nhất.
Họ đã tìm thấy 93 trường hợp chấn thương liên quan đến máy chạy bộ, tất cả đều xảy ra tại nhà và thường xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi. Trong đó, khoảng 42% trường hợp xảy ra khi trẻ sử dụng máy chạy bộ, thường xảy ra ở độ tuổi 10.Khoảng 24% trường hợp thương tích xảy ra khi trẻ đến gần máy chạy bộ khi trẻ lớn hơn hoặc người lớn tập thể dục, thường ở độ tuổi từ 3 đến 5.
Một số loại thương tích khác nhau đã xảy ra. Bỏng do ma sát và vết bầm tím là những chấn thương phổ biến nhất được báo cáo ở 61% bệnh nhân. Hiện tượng rách da xảy ra ở 15 bệnh nhân.
Khoảng 47% bệnh nhân cần can thiệp như khâu, bó bột hoặc phẫu thuật cần gây mê. Có hai trường hợp trẻ bị gãy tay, một trường hợp trẻ bị trật khớp xương đòn. Trong một trường hợp nghiêm trọng khác, đứa trẻ cần phải cắt bỏ ngón chân.
Tiến sĩ Waltzman nói: “Trong khi việc duy trì sức khỏe tim mạch là quan trọng, thì việc duy trì sự an toàn cũng quan trọng không kém” “Những chiếc máy này không nhằm mục đích sử dụng cho trẻ nhỏ và nếu chúng có thể tiếp cận được, cha mẹ cần nhận thức được những nguy hiểm vốn có và đảm bảo rằng con cái của họ không coi thiết bị này như một món đồ chơi.”
Các tác giả viết: Máy chạy bộ thiếu các tính năng an toàn, chẳng hạn như bộ phận bảo vệ giữa sợi chuyển động và sàn, điều này có thể mở ra khả năng các bộ phận cơ thể nhỏ bị mắc kẹt. Việc sửa đổi thiết kế có thể làm giảm những tổn thương này trong tương lai.
Dana Noffsinger, một học viên y tá chấn thương tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Columbus, Ohio cho biết: “Máy chạy bộ về bản chất là máy móc hạng nặng mà chúng tôi chọn đặt trong nhà để phục vụ mục đích rèn luyện sức khỏe. Noffsinger, người không tham gia vào nghiên cứu này nhưng đã nghiên cứu chấn thương trên máy chạy bộ ở trẻ em.
Bà nói với Reuters Health qua email: “Các chấn thương do máy chạy bộ đối với trẻ nhỏ là bỏng do ma sát, nghiêm trọng hơn bỏng từ các nguồn khác như mặt bếp hoặc cửa lò”.
Các tác giả viết: Hướng dẫn sử dụng thiết bị nên bao gồm các cảnh báo về các chấn thương tiềm ẩn, cả trong quá trình sử dụng và khi đứng yên. Người tiêu dùng cũng nên biết các cách để ngăn ngừa thương tích, chẳng hạn như đóng cửa ra vào các phòng có máy chạy bộ, sử dụng cổng trẻ em và định vị máy chạy bộ đối diện với phòng để người dùng có thể nhìn thấy bất kỳ ai đến gần máy.
Tiến sĩ Joshua Catapano thuộc Viện Thần kinh Barrow ở Phoenix, Arizona cho biết: “Nhận thức và giám sát của cha mẹ có tầm quan trọng lớn để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng này. Tiến sĩ Catapano, người cũng không tham gia vào nghiên cứu – đã viết về chấn thương đầu liên quan đến máy chạy bộ đã được ghi nhận tại các phòng cấp cứu của Hoa Kỳ.
Ông nói với Reuters Health qua email: “Với sự gia tăng số lượng người lớn tập thể dục tại nhà do đại dịch, nguy cơ chấn thương đối với trẻ em do các thiết bị tập thể dục tại nhà ngày càng tăng.
Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/942038
Treadmill injuries in children
SOURCE: https://bit.ly/3fRwR6O American Journal of Emergency Medicine, online November 17, 2020.
1. Marini R.
San Antonio Express News. April 14, 2020
Research and Markets. 2020
3. Madhani A.
USA Today. May 4, 2015
4. Catapano J.S.
- Chapman A.J.
Brain Inj. 2018; 32: 800-803
5.Juang D.
J Surg Res. 2011; 170: 139-142
6. ASTM
in: Vol book of standards 15.07. ASTMA International, 2018
7. Abbas M.I.
J Am Osteopath Assoc. 2004; 104: 372-376
8.
J Burn Care Res. 2017; 38: 215-219
9.
Pediatr Emerg Care. 2015; 31: 536-541
10.
J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2013; 57: 14-17
11.
Pediatr Emerg Care. 2009; 25: 645-647
12.
Pediatr Emerg Care. 2009; 25: 819-822
13.
Pediatr Emerg Care. 2009; 25: 145-149
14.
3rd ed. O’Reilly, Sebastapol, Calif.2006
15.
(Accessed 06.15.2020)
https://documentreviewtools.com/
16.
J Craniofac Surg. 2003; 14 ([discussion 491-482]): 487-490
17.
Ir Med J. 2009; 102: 320-323
18.
Hand (N Y). 2007; 2: 188-193
19.
Burns. 2005; 31: 906-909
20.
Trauma Mon. 2012; 17: 250-254
Bài viết tự dịch, vui lòng không re-up!
Người dịch: Trần Phương