Một nghiên cứu mới cho thấy liên kết về thời lượng ngủ không ổn định với phần trăm khối lượng cơ thể (BMI).
Thời gian: 22 tháng 2 năm 2021
Nguồn : Đại học Delaware
Tóm tắt : Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những đứa trẻ với chu kì ngủ không nhất quán có phần trăm trọng lượng cơ thể lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ em từ các hộ gia đình nghèo có chu kì ngủ không ổn định hơn. Tuy nhiên đối với các gia đình nghèo, chu kì ngủ ổn định có thể không dễ dàng thực hiện, đặc biệt khi người chăm sóc là ba/mẹ đơn thân, làm nhiều công việc, nuôi dưỡng nhiều đứa trẻ hoặc sống trong một cơ sở vật chất kém.
Thành lập một chu kì ngủ nhất quán cho một trẻ mới biết đi có thể là một trong những thử thách với việc nuôi dạy trẻ, nhưng nó cũng là một trong những điều quan trọng nhất.
Nghiên cứu từ một nhóm bao gồm Lauren Covington, một trợ lí giáo sư tại Đại học Delaware School of Nursing, cho rằng trẻ em với chu kì ngủ không nhất quán có phần trăm trọng lượng cơ thể cao hơn (BMI). Những phát hiện của họ, phát hành tại Annals of Behavioral Medicine, gợi ý rằng giấc ngủ có thể trợ giúp trong việc diễn giải mối liên kết giữa hộ gia đình nghèo và BMI.
“Chúng ta đã biết trong một thời gian dài rằng hoạt động thể chất và chế độ ăn uống có thể tác động mạnh mẽ đến cân nặng và BMI,” Covington, tác giả bài báo. “Tôi nghĩ rằng giấc ngủ có thể đóng một vai trò quan trọng hơn là những gì đã từng ghi nhận.”
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một thử nghiệm phòng chống bệnh béo phì dành cho mẹ và trẻ em sống tại Baltimore. Tất cả gia đình đều có đủ điều kiện để tham gia vào Chương trình cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em (WIC) và 70% đang sống ở mức hoặc dưới mức nghèo khó. Như một phần của cuộc thử nghiệm, 207 trẻ mới biết đi mang máy đo dùng để đo lượng giấc ngủ và hoạt động thể chất, 1 lần/ 1 tuần. Những bà mẹ cũng hoàn thành nhật kí dinh dưỡng dùng để so sánh với Chỉ số ăn uống lành mạnh, một thước đo về chất lượng chế độ ăn dựa trên những khuyến nghị từ Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Hoa Kì.
Những nhà nghiên cứu muốn kiểm tra mối liên hệ giữa nghèo đói và BMI, đặc biệt xem xét liệu sự nhất quán trong thời gian trẻ đi ngủ cùng với hoạt động thể chất và chất lượng ăn uống có thể giải thích về mối liên hệ này hay không. Họ cũng cho thấy rằng trẻ em từ hộ gia đình nghèo nhìn chung có chu kì ngủ không ổn định. Và những trẻ em này có phần trăm BMI cao hơn.
Covington nói rằng nó gần giống như là một mối quan hệ hai chiều. “Có nhiều lời bàn tán về những mối liên hệ của cơ chế đang hoạt động tại đây, điều đó khá khó thực hiện bởi vì tôi cho rằng chúng tác động lẫn nhau,” cô ấy nói.
Những khuyến nghị về giấc ngủ đề nghị trẻ em nên đi ngủ trong vòng một giờ so với thời gian đi ngủ bình thường hằng đêm. Tuy nhiên, với những hộ gia đình nghèo, lịch trình trên khó có thể thực hiện, Covingtion phát biểu, đặc biệt là khi người bảo hộ là cha mẹ đơn thân, phải làm nhiều công việc, nuôi dưỡng nhiều trẻ hoặc sống trong điều kiện vật chất cơ sở kém chất lượng.
“Có rất nhiều yếu tố đang diễn ra và không nhất thiết có thể kiểm soát được, đặc biệt là trong những cộng đồng có nhiều sự bất lợi,” Covington nói, người hi vọng rằng trong tương lai sẽ thúc đẩy sự can thiệp cần thiết cho những hộ dân để có một lối sống lành mạnh.”
Covington, người tham gia vào vào khoa UD năm 2018, dành sự thích thú với nghiên cứu về giấc ngủ khi làm việc như một y tá chăm sóc đặc biệt nhi khoa. Cô ấy đã gặp những gia đình có con mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh do môi trường ngủ của họ.
“Có nhiều sự kì thị và những khuôn mẫu ngoài kia, nhiều người dễ dàng phán xét,” cô ấy nói.” Nhiều gia đình chỉ muốn làm những điều đúng đắn cho con cái họ. Họ hoặc là không biết phải làm sao hoặc họ không có đủ nguồn tài nguyên để thực hiện.”
Covington gần đây đang thực hiện một nghiên cứu so sánh sự tương đồng giấc ngủ giữa trẻ em và người chăm sóc. Cô ấy cùng với những nhà nghiên cứu khác, bao gồm Phó giáo sư Freda Patterson từ Khoa sức khỏe hành vi và dinh dưỡng, giáo sư Emily Hauenstein từ School of Nursing và sinh viên UD Angeni Cordova và Shannon Mayberry, cũng hoàn thành một đánh giá có tính hệ thống các văn bằng nghiên cứu đang tồn tại để xem xét sự ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình trong sức khỏe trẻ em liên quan đến giấc ngủ ở giai đoạn sớm.
Những nghiên cứu của họ, được phát hành với sự đánh giá lại từ các đồng nghiệp tại tạp chí khoa học Sleep Health, cho thấy rằng sự hỗn loạn trong gia đình và tình trạng hôn nhân tồi tệ có liên hệ trực tiếp với những vấn đề giấc ngủ của trẻ và thời gian ngủ.
Với những gia đình đang khó khăn trong suốt đại dịch COVID-19, đang tạo nên một thói quen ngủ đêm điều độ cũng có thể là cách để tạo nên sự khác biệt trong sức khỏe của trẻ, mặc dù những biến động khác đang diễn ra đồng thời trong giai đoạn này.
“Thực hiện một thời gian ngủ cố định là một hành vi mà một gia đình có thể thay đổi được,” Covingtion nói, ông đã đến UD bởi vì cơ hội làm việc với các nhà nghiên cứu khác về giấc ngủ. “Điều này dễ dàng thực hiện được hơn là mua những thực phẩm tốt cho sức khỏe tại các cửa hàng tạp hóa hoặc chơi bên ngoài sân, đặc biệt là trong thời tiết lạnh như hiện nay. Sở hữu một thời gian ngủ cố định có thể giúp hình thành một thói quen, nhưng nó cũng tốt cho sức khỏe và BMI”
Tài liệu tham khảo
Story Source:
Materials provided by University of Delaware. Original written by Kelly Bothum. Note: Content may be edited for style and length.
Journal Reference:
- Lauren Covington, Bridget Armstrong, Angela C B Trude, Maureen M Black. Longitudinal Associations Among Diet Quality, Physical Activity and Sleep Onset Consistency With Body Mass Index z-Score Among Toddlers in Low-income Families. Annals of Behavioral Medicine, 2020; DOI: 1093/abm/kaaa100
Bài viết được dịch thuật và biên tập tại ykhoa.org, xin vui lòng không re-up.
Nguồn: ScienceDaily.
Người dịch: Kha Nguyen.
https://www.sciencedaily.com/releases/2021/02/210222124714.htm