[BỊ BỎ QUÊN TRÊN XE Ô TÔ] Làm gì khi phát hiện nạn nhân

Rate this post

Sự việc một em học sinh lớp 1 tử vong do bị bỏ quên trong xe ô tô đang được dư luận quan tâm mấy ngày nay. Thông thường các trường hợp như vậy chủ yếu là trẻ em. Nếu gặp một trường hợp tương tự, chúng ta cần làm gì để sơ cứu ban đầu cho nạn nhân?

1.Nguyên nhân khiến cơ thể dần kiệt sức

Sốc nhiệt

Nhiệt độ trong một chiếc xe đang đỗ có thể cao hơn nhiệt độ ngoài trời đến 30 độ C. Có nghĩa là khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 25 độ C thì trong xe ôtô đang là 55 độ.

Liên tục ở điều kiện nhiệt độ môi trường cao, khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt- thân nhiệt tăng cao đột ngột, quá mức (thường trên 40 độ C), do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao khi cơ thể chưa kịp thích nghi, và nhanh chóng bị mất nước:

  • Làm giảm thể tích máu khiến nhịp tim tăng nhanh gây hoa mắt, tức ngực
  •  Gây lịm hoặc nặng hơn là co giật do mất cân bằng chất điện giải, là các khoáng chất có điện tích như K+ , Ca2+,Na+ đóng vai trò trao đổi điện giữa các tế bào với nhau, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt của thần kinh trung ương
  • Trong những trường hợp mất nước nghiêm trọng nhất, huyết áp và lượng máu có thể xuống thấp đến mức cơ thể rơi vào trạng thái sốc giảm thể tích (hypovolemic shock). Khi đó, tim không thể bơm máu đủ đi nuôi cơ thể khiến các cơ quan bắt đầu ngừng hoạt động.

Ngạt khí

Cửa xe bị đóng hoàn toàn tạo thành không gian kín, không khí giảm dần lượng O2 và tăng CO2

Việc thiếu O2 và ứ đọng CO2 gây ức chế và làm kiệt quệ trung ương thần kinh. Các phản xạ của cơ thể mất, đồng tử giãn, hô hấp kém, huyết áp tụt nhanh, tim đập chậm, yếu dần và ngừng đập.

Ngoài ra còn có CO là một khí không màu, không mùi do đó cơ thể người bị ngạt không được “cảnh báo” để thoát nạn. Khí này khi hít phải ở nồng độ cao tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của H2CO3 .

Khi trẻ hít vào, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển O2 tới các tế bào cơ thể. Từ đó, tế bào thiếu hụt O2, trẻ sẽ hôn mê rồi tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có O2 trong thời gian dài.

2.Khi phát hiện nạn nhân, cần làm gì?

  • Gọi ngay cấp cứu 115
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi xe

+ Nếu nạn nhân không thể mở cửa từ bên trong hoặc đã mất ý thức cần phá cửa xe

  • Đặt nạn nhân ở nơi thoáng tránh tập trung nhiều người
  • Nới lỏng quần áo cho nạn nạn nhân
  • Nếu phát hiện bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, hãy bắt đầu hồi sinh tim, phổi căn bản theo quy tắc C,A,B như sau:

C: Circulation

  • Kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn.
  • Nếu nạn nhân không có mạch, bắt đầu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, ngửa đầu nâng cằm và hà hơi thổi ngạt.
  • Nếu nạn nhân bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ và tiến hành làm mát ngay lập tức bằng cách lau người bằng nước, đặt túi chườm đá hoặc khăn ướt lên đầu, cổ, nách và bẹn của nạn nhân, chờ đội cấp cứu đến.

A: Airway

  • Kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi,… phải dùng tay móc ngay ra.

B: Breathing

  • Kiểm tra nạn nhân còn thở hay không bằng cách nhìn lồng ngực, ghé tai sát mũi, nghe tiếng thở trong 10 giây. Nếu nạn nhân còn thở, tiếp tục duy trì đường thở Airway.
  • Nếu nạn nhân ngưng thở cần hà hơi thổi ngạt
  • Advertisement

3.Phòng

Nhằm tránh những trường hợp tương tự xảy ra

  • Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ cách thoát hoặc gọi sự hỗ trợ
  • Lái xe trước khi rời xe cần chú ý kiểm tra bên trong xe tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra

Nguồn: NRMA, Mayo Clinic,TTCC115

#ad#immq

————————————————–
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những case lâm sàng hay và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.
Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, chỉ mong muốn tin bài được lan rộng đến mọi người. Nếu muốn ủng hộ chúng tôi, bạn hãy mời mọi người thích page theo hướng dẫn này nhé https://i.imgur.com/7jZxc5e.png
—————————————————-
Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang
Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook
Tra cứu Uptodate miễn phí tại: https://ykhoa.org/uptodate
Tham gia cùng làm việc tại địa chỉ: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9

 

Giới thiệu Quỳnh Mai

Check Also

[Chia sẻ] 3 SAI LẦM ĐẮT GIÁ VỀ “TỰ HỌC”

3 SAI LẦM ĐẮT GIÁ VỀ “TỰ HỌC” Từ nhỏ mình đã thích tự tìm …