[2019-nCoV] Ai dễ tử vong vì Corona virus?

Rate this post

Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này. Tôi tìm một số dữ liệu đã công bố về nhân khẩu học người mắc bệnh và tử vong về cúm Vũ Hán (Coronavirus) và cúm SARS 2003 để thử tìm câu trả lời.

Theo báo Bloomberg NY, có 24 người đã tử vong (1) vì virus cúm Vũ Hán tính đến ngày 1/22/2020 (cập nhật là 26 người chết ngày 1/23/2020). Đa số các nạn nhân tử vong là nam (16/24 = 67%), tuổi trung bình khi tử vong là 72 ( từ 36-89 tuổi), thời gian trung bình từ lúc nhập viện đến mất là 13 ngày (từ 4-56 ngày). Trong số này có đến 83% bệnh nhân tử vong là trên 65 tuổi (14/17). Người có tuổi càng cao thì càng mau mất từ lúc mắc bệnh cúm. Trong số 24 người tử vong, có đến 50% (12/24) bệnh nhân có những bệnh mãn tính khác như tiểu đường hay bệnh tim, hay Parkinson. Tỉ lệ ca mắc bệnh – tử vong (Case/Fatality Ratio = CFR) của Virus Corona là 24/549 = 4.4% Con số 65 có những ý nghĩa nhất định về mặt sức khoẻ. Tại Hoa Kỳ, đây là nhóm tuổi có rủi ro tử vong cao nhất khi mắc bệnh vì ở tuổi này, hệ miễn dịch và các cơ quan bảo vệ thường yếu hơn.

Như vậy, dựa vào các thống kê có được, chúng ta có thể nói là những người lớn tuổi, có bệnh mãn tính, hệ miễn dịch yếu, là những người dễ chết nhất vì cúm Vũ Hán.

Điểm này cũng khá tương đồng với dịch cúm SARS 2003, khi tỉ lệ tử vong của người trên 65 tuổi trên 50%, theo thống kê của WHO (2).

Điểm quan trọng khác có đến 29% bệnh nhân tử vong (7/24) có những dấu hiệu ban đầu không sốt như ho, khó chịu ở ngực hay khó thở. Điều này khiến cho nhiều máy tầm nhiệt tại cổng quốc tế có thể sẽ không tìm ra những bệnh nhân bị cúm mà không bị sốt.

Khi so sánh tử lệ tử vong/case (CFR) của Corona 2019 với SARS 2003, chúng ta sẽ thấy tỉ lệ CFR của Corona còn khá thấp chỉ khoảng 4.4% so với trung bình 15% của SARS. Nói cách khác, tỉ lệ tử vong của cúm Vũ Hán có thể nhiều hơn chúng ta biết.

Advertisement

# Virus Vũ Hán Corona sống được bao lâu bên ngoài?

Năm 2003, tỉ lệ ca mắc/tử vong của SARS tại Việt Nam là 8%, thấp hơn so với 15% trung bình. Thống kê cũng cho thấy xứ lạnh (như Canada) có tỉ lệ CFR case/ tử vong cao hơn, đến 19% (2). Điểm này cho thấy virus Corona có thể không sống và lây bệnh tốt ở xứ nhiệt đới.

Nghiên cứu khác từ Đại Học Hong Kong năm 2011 cho thấy virus họ Corona, như SARS và Vũ Hán, có thể sống 5 ngày ở môi trường lạnh (22-25 độ C, 40-50% độ ẩm) nhưng khi nhiệt độ tăng lên 38-39 độ C (như Việt Nam) thì khả năng sống sót giảm hẳn (3). Đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao dịch SARS năm 2003 tỉ lệ lan rộng và CFR tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia (nhiệt độ cao, ẩm nhiều) không bằng Hong Kong (nhiệt độ thấp, ẩm ít).

1. https://www.bloomberg.com/…/several-china-coronavirus-victi…
2. https://www.who.int/csr/sarsarchive/2003_05_07a/en/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3265313/

Giới thiệu Chuyện ngành Y

Mang đến những thông tin và câu chuyện trong quá trình học tập và làm nghề Y

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …