[Bệnh học] Viêm xương tủy đường máu – Phản ánh đã sai???

Rate this post

Gần đây, 1 tài khoản Facebook đã đăng tải thông tin gửi giám đốc bệnh viện Vùng Tây Nguyên xem xét và coi lại cách làm việc của nhân viên y tế, thu húy sự quan tâm của dư luận.

Để cùng hiểu cơ sở lý thuyết và lý luận, chứng minh thông tin đã sai thế nào, mời các bạn đọc bài viết:

Là thách thức đối với bác sĩ chấn thương chỉnh hình, và phải là 1 chuyên gia điều trị nhiễm trùng.
—-
VIÊM XƯƠNG TUỶ ĐƯỜNG MÁU LÀ MỘT NHIỄM TRÙNG XƯƠNG KHÔNG ĐẶC HIỆU, THỨ PHÁT TỪ MỘT Ổ NHIỄM TRÙNG TIÊN PHÁT, VI KHUẨN LÂY LAN THEO ĐƯỜNG MÁU ĐẾN KHU TRÚ Ở XƯƠNG VÀ GÂY VIÊM XƯƠNG.
THEO LEXER (ông này nói hay nè), LÀ NHIỄM TRÙNG TOÀN THÂN BIỂU HIỆN KHU TRÚ Ở XƯƠNG. NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐÔI KHI KHÔNG TÌM THẤY.
—-
– Thế nào là nhiễm trùng đặc hiệu, thế nào là không đặc hiệu?
Cái này dễ òm, khỏi giải thích hơ. Còn không biết thì lên google tìm.
– Theo LEXER, nguyên nhân chính đôi khi không được tìm thấy?
Vì sao không tìm thấy được, vì đơn giản ta chẳng biết ổ nhiễm trùng nó ở đâu (có thể là viêm họng, viêm phổi, viêm đường tiêu hoá… nói chung là không biết ở đâu), và nó diễn tiến nhanh gây nhiễm trùng toàn thân, rồi đến khu trú ở xương.
—-
Vậy bệnh nhân sẽ có 2 dấu hiện lâm sàng là nhiễm trùng toàn thân (^^, dấu hiệu dễ òm), và nhiễm trùng xương (cũng dễ, chỉ có cúp học mới không biết thôi). Nhưng cơ bản là bác sĩ sẽ chẳng biết bệnh đó là bệnh gì, từ đâu tới (LEXER nói rồi kìa).
– Bệnh có tính chất lan toả, từ chỗ nào đó không xác định được gây nhiễm trùng toàn thân
– Bệnh có tính chất khu trú, từ toàn thân đến khu trú ở xương.
Vì sao nó khu trú ở xương?
Năm 1894, Lexer giải thích tại vùng hành xương, dòng máu bắt đầu chạy chậm do sự nghẽn mạch. Vi khuẩn đến đây và khu trú ở đây.
Năm 1940, Derishnow chỉ ra rằng sự phản ứng quá mức của cơ thể đối với nhiễm trùng, làm vi khuẩn tăng nhanh về số lượng nhanh chóng.
Chấn thương nhỏ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thời tiết lạnh, khí hậu ẩm ướt… là các yếu tố gây bệnh.
Ở vùng hành xương là vùng tăng tưởng của xương dài, ít thực bào.
VK gây bệnh thường gặp: tụ cầu vàng (90%)
—–
Viêm xương tuỷ đường máu cấp tính chia làm 3 thể.
– Thể nhiễm độc kiệt sức
– Thể nhiễm khuẩn huyết
– Thể khu trú
(đọc lý thuyết)
BN này mình chưa khám qua nhưng mình nghĩ là VXTĐM thể NKH
Chẩn đoán làm sao, chẩn đoán như thế nào!?
(Bài sau sẽ viết)
—-
Nhờ có kháng sinh và mổ kịp thời viêm xương tủy cấp bớt chuyển thành mãn tính.
Song tỷ lệ viêm xương tủy mãn cũng chiếm tới 25 – 30%.
Ở Việt Nam do phát hiện muộn và điều trị không đúng cách nên viêm xương tủy cấp tính chuyển thành mãn là quy luật gần như phổ biến.
—-
VIÊM XƯƠNG MÃN TÍNH !!!???
“Cuối đường hầm chưa thấy ánh sáng” – Mình thường nói như vậy khi dạy.
Vì sao nó lại như vậy, vì thật sự khi đã viêm mãn tính rồi, điều trị sẽ rất khó khăn, tiêu tốn thời gian và tiền bạc rất rất nhiều. Theo tài liệu mình từng đọc được, thì thời gian trung bình điều trị viêm xương mãn tính là thường kéo dài >5-10. Thậm chí đã có nhiều bệnh nhân vì không chịu đựng được đã xin cắt bỏ chi.
HÃY NHỚ ĐIỀU NÀY CHO MÌNH VÀ KHI GIẢNG DẠY LÚC NÀO MÌNH CŨNG NÓI
“Viêm xương tuỷ đường máu cấp tính chỉ có duy nhất 1 cơ hội điều trị”

Advertisement


—–
Điều trị như thế nào, ra sao, sẽ có bài viết sau. Nó không chỉ là kiến thức mà nó còn là cả 1 nghệ thuật trong điều trị. Điều trị về biến chứng “ác mộng” này, thậm chí nằm mơ cũng thấy sợ nó, thì điều trị không phải là đơn giản đâu.
—-
Đó là cơ sở lý thuyết sơ sơ để các bạn nắm qua cái bệnh này.
Rồi mình sẽ nói rõ cơ sở lý luận của mình, bệnh nhân đã sai như thế nào?

Mời cá bạn xem phân tích case lâm sàng tại

[Case lâm sàng 37] Viêm xương tuỷ đường máu thể nhiễm trùng huyết

Giới thiệu nguyenhohuyhoang

Check Also

[Uptodate] Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường trong thời kỳ COVID-19

Quản lý bệnh nhân Đái tháo đường trong thời kỳ COVID-19 Tăng đường huyết và …