-Tỷ lệ mắc 2-20/1000 thai phụ, thường gặp hơn so với dân số chung cùng độ tuổi gấp 2-20 lần
-Các loại khối u phần phụ phổ biến nhất trong thai kỳ cần phẫu thuật là u nang bì (32%), u lạc nội mạc tử cung (15%), u nang cơ năng (12%), u nang tuyến thanh dịch (11%) và u nang tuyến nhầy (8%)
-Chỉ khoảng 2% là ác tính
-70% chỉ cần theo dõi và tự thoái triển, chỉ 1 số nhỏ cần phẫu thuật do nguy cơ xoắn, vỡ và khả năng ác tính
-Siêu âm là công cụ chính, cả đường bụng và âm đạo, ca khó kết hợp thêm MRI (phân giai đoạn, chẩn đoán phân biệt)
-Có thể dùng IOTA để phân tầng nguy cơ, IOTA simple rule có độ nhạy, đặc hiệu cao nhất
-Không dùng đc simple rule thì sẽ dùng IOTA ADNEX
-Tùy từng trường hợp sẽ theo dõi hay phẫu thuật, nhưng chỉ nên phẫu thuật sau quý 1, với kích thước khối u trên 10cm hoặc có khả năng ác tính cao
-Nếu phải cắt bỏ hoàng thể trước 8w thì phải bổ sung progesteron để duy trì thai kỳ nhằm tránh sẩy thai
-Các quyết định liên quan đến việc quản lý và phẫu thuật đối với khối u phần phụ trong thai kỳ phải cân bằng giữa nguy cơ xoắn hoặc ác tính với khả năng tự thoái triển và nguy cơ của cuộc mổ.
-Phẫu thuật nội soi được ưu tiên hơn so với phẫu thuật mở vì thời gian nằm viện ngắn hơn và ít đau sau mổ hơn và một số dữ liệu cho thấy thời gian phẫu thuật ngắn hơn, mất máu ít hơn và nguy cơ mất thai, sinh non và nhẹ cân thấp hơn.
Tác giả: BS. Vũ Tài