[Case lâm sàng 144] Cơn đau mạc treo ruột non

Rate this post

Một phụ nữ 62 tuổi vào viện vì đau dữ dội vùng giữa bụng khởi phát đột ngột đang tăng dần trong 3 giờ qua. Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu cục bộ cơ tim và bệnh mạch máu ngoại biên. Bệnh nhân có buồn nôn và nôn. Khi thăm khám, bệnh nhân đang đau quằn quại, âm ruột bình thường và ấn bụng hầu như không đau. Mẫu phân có ít máu. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ bicarbonate máu thấp 15 mEq/L, lactate huyết thanh tăng cao, chỉ điểm thiếu oxy mô dẫn đến tổn thương mô. Một phẫu thuật viên đã được mời hội chẩn vì nghi ngờ thiếu máu cục bộ ruột.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Cấu trúc nào bị tổn thương?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Cơn đau mạc treo ruột non

Tóm tắt: Một phụ nữ 62 tuổi với bệnh mạch máu xơ vữa lan tỏa vào viện vì đau vùng giữa bụng dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn kéo dài 3 giờ qua. Mặc dù bệnh nhân đang trong tư thế đau quằn quại, nhưng âm ruột là bình thường, và ấn bụng chỉ đau ở mức tối thiểu. Có máu trong phân, nồng độ bicacbonat máu

  • mEq/L và nồng độ lactate máu cao; tất cả các triệu chứng này là do thiếu oxy đến mô ruột, dẫn đến chuyển hóa yếm khí. Phẫu thuật viên đang nghi ngờ thiếu máu cục bộ.
  • Chẩn đoán có khả năng nhất: Thiếu máu cục bộ mạc treo
  • Cấu trúc bị tổn thương: các động mạch cấp máu cho ruột non, nhiều khả năng là các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên (SMA)

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Người phụ nữ lớn tuổi này vào viện vì cơn đau dữ dội vùng giữa bụng khởi phát đột ngột nhưng triệu chứng thực thể rất nghèo nàn (cơ năng không tương xứng với thực thể). Bệnh nhân này có tiền sử bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại vi chỉ điểm bệnh xơ vữa động mạch lan tỏa. Sự có mặt của máu trong phân gợi ý tổn thương ruột, và nồng độ bicarbonate máu thấp phù hợp với nhiễm toan chuyển hóa. Nguyên nhân nhiều khả năng là hoại tử hoặc thiếu máu cục bộ ruột. Tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra khi vỡ mảng xơ vữa động mạch tạo huyết khối tại chỗ hoặc do cục máu đông từ vị trí khác di chuyển tới. Triệu chứng đau giữa bụng của bệnh nhân này gợi ý rằng chụp động mạch mạc treo tràng trên và động mạch thân tạng có thể giúp đưa ra chẩn đoán. Để chẩn đoán xác định, phẫu thuật loại bỏ cục tắc mạch thường rất hữu ích. Tỷ lệ tử vong là cao ở những bệnh nhân này.

Ngoại trừ khúc đầu của tá tràng được cấp máu bởi động mạch tá tụy trên (nhận máu từ động mạch thân tạng), phần còn lại của ruột non được cấp máu bởi các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên.

TIẾP CẬN:

Cấp máu cho ruột non

MỤC TIÊU

  • Mô tả được mô hình cấp máu động mạch đến các tạng bụng
  • Mô tả được giải phẫu và vùng cấp máu của động mạch mạc treo tràng trên (SMA)

ĐỊNH NGHĨA

  • BỆNH XƠ VỮA MẠCH MÁU (ATHEROSCLEROTIC VASCULAR DISEASE): đặc trưng bởi sự lắng đọng các mảng cholesterol và lipid trong lớp áo trong của động mạch nhỏ và vừa
  • CƠN ĐAU THẮT (ANGINA): đau, thường dữ dội, do giảm dòng máu đến một cơ quan chẳng như tim hay ruột
  • ĐỘNG MẠCH MẠC TREO TRÀNG TRÊN (SUPERIOR MESENTERIC ARTERY): một nhánh đơn của động mạch chủ bụng cấp máu cho các khúc của tá tràng (từ khúc 2), hỗng tràng, hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên và hầu hết đại tràng ngang

BÀN LUẬN

  • Các tạng tiêu hóa trong bụng được cấp máu bởi 3 nhánh đơn lớn của động mạch chủ bụng: động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên (SMA), động mạch mạc treo tràng dưới (IMA). 3 động mạch này lần lượt cấp máu cho các cơ quan có nguồn gốc từ ruột trước, ruột giữaruột cuối.

  • Từ đoạn đầu tá tràng tới chỗ đổ vào của ống mật chủ được cấp máu bởi động mạch tá tụy trên, là một nhánh của động mạch vị tá tràng nguồn gốc từ động mạch thân tạng. Phần còn lại của ruột non được cấp máu bởi SMA (Hình 20-1). SMA tách ra từ động mạch chủ bụng ở sau cổ tụy ngang mức bờ dưới của L1. Khi động mạch này lộ ra từ phía sau tụy, nó đi xuống ở phía trước mỏm móc của tụy và khúc ba tá tràng và đi vào rễ mạc treo ruột non. Khi đi vào mạc treo ruột non, SMA tách ra động mạch tá tụy dướiđộng mạch đại tràng giữa (động mạch này sau đó đi đến nuôi đại tràng ngang trong mạc treo của nó – mạc treo đại tràng ngang).
  • Khi SMA đi xuống về phía chỗ nối hồi manh tràng, nó tách ra 15 đến 18 nhánh ruột non, đi giữa các lớp của mạc treo ruột non, và tiếp nối với nhau bởi các cung nối giải phẫu với độ phức tạp tăng dần. Các cung nối gần nhất với chỗ mạc treo gắn hỗng hồi tràng tách ra các động mạch thẳng ngắn dần đi vào ruột non. Các nhánh khác của SMA bao gồm động mạch đại tràng phải đến nuôi đại tràng lên, và động mạch hồi đại tràng đến nuôi manh tràng, ruột thừa và một phần đại tràng lên.

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Advertisement

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …