[Case lâm sàng 162] Tật vẹo cổ (Torticollis)

Rate this post

Một bé gái 3 tháng tuổi được ghi nhận có cứng cổ (stiff neck) kéo dài 2 tháng qua. Mẹ bệnh nhi kể rằng dường như cổ bệnh nhi bị kéo về phía bên phải. Khi thăm khám, tai phải bệnh nhi nghiêng về bên phải, nhưng mặt thì nghiêng về bên trái. Sờ vùng cổ phát hiện một khối cứng ở vùng cổ trước bên phải.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Cấu trúc giải phẫu bị ảnh hưởng?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Tật vẹo cổ (Torticollis)

Tóm tắt: Đầu của một bé gái 3 tháng tuổi dường như bị gấp sang phải và xoay về bên trái. Sờ thấy một khối không đau ở vùng cổ trước bên phải.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất: tật vẹo cổ
  • Cấu trúc giải phẫu bị ảnh hưởng: Cơ ức đòn chũm (Sternocleidomastoid muscle- SCM)

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Tật vẹo cổ là một dị dạng thường thấy ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng đầu nghiêng về một phía trong khi mặt quay về phía đối diện. Vẹo cổ bẩm sinh có tỷ lệ mắc từ 3 đến 5 ca trên 1000 ca sinh. Người ta cho rằng nó là hậu quả của xơ hóa SCM, phát triển trong suốt thời kỳ mang thai gây nên ngắn cơ. Ta sẽ sờ được một khối tại vị trí cơ ức đòn chũm (khoảng kích thước của một quả ô liu) trong khoảng 66% trường hợp. Nguyên nhân không rõ ràng, mặc dù có thể liên quan đến những ca đẻ ngôi mông (ngôi ngược) hay chuyển dạ khó khăn. Hậu quả là, đầu của trẻ gấp ra ngoài về bên bị ảnh hưởng và xoay về bên đối diện. Có thể ghi nhận sự bất đối xứng của mặt trẻ. Vật lý trị liệu hữu ích trong hầu hết các trường hợp, rất hiếm khi cần đến phẫu thuật.

TIẾP CẬN:

Tam giác cổ: trước

MỤC TIÊU

  • Xác định được các mốc bề mặt của vùng cổ trước
  • Mô tả được các động tác của cơ ức đòn chũm

ĐỊNH NGHĨA

XƠ HÓA (FIBROSIS): tăng trưởng không bình thường của mô liên kết sợi trong đáp ứng với chấn thương hay nhiễm trùng.

VÙNG CỔ TRƯỚC: vùng cổ nằm phía trước cơ thang, được chia thành 2 tam giác: tam giác cổ trước chứa những cấu trúc ở phía trước SCM, và tam giác cổ sau bao gồm những cấu trúc ở phía sau SCM.

BÀN LUẬN

Một mốc bề mặt quan trọng của vùng cổ trước là SCM, nó chia vùng cổ trước thành tam giác cổ trướctam giác cổ sau. Đầu trên của cơ bám vào mỏm chũm xương thái dương, trong khi đầu dưới tách ra để bám vào cán xương ức và xương đòn (Hình 38-1).

Sự co rút của SCM sẽ dẫn đến 2 hậu quả: xoay đầu về phía đối diện do đó, co rút SCM bên phải sẽ khiến mũi (mặt) quay về bên trái; và gấp ngoài co rút liên tục một SCM thường sẽ dẫn đến gấp ngoài về bên bệnh (hay nghiêng về bên bệnh), đôi khi được gọi là “cổ vênh/wry neck.” Co đồng thời cả hai SCM có thể góp phần gấp thẳng cổ bởi các cử động quay sẽ triệt tiêu nhau. Tuy nhiên, đây không phải là một động tác mạnh trừ khi cổ được gấp lại để chống lại lực cản. SCM được chi phổi bởi thần kinh phụ (thần kinh sọ XI), thần kinh này cũng chi phối cho thang.

Các mốc bề mặt khác của cổ bao gồm lồi thanh quản (trái táo của Adam-Adam’s apple) ở đường giữa, được tạo nên bởi bờ trên của sụn giáp. Ở một số người, tĩnh mạch cảnh ngoài nổi rõ và dễ dàng thấy được.

Tĩnh mạch cảnh ngoài bắt nguồn từ tĩnh mạch tai sau và tĩnh mạch sau hàm dưới ở ngay dưới tai và bắt chéo qua SCM để vào tam giác cổ sau. Mặc dù không cố định nhưng tĩnh mạch cảnh ngoài thường đổ vào tĩnh mạch cảnh trong trước khi tĩnh mạch này hợp với tĩnh mạch dưới đòn. Tĩnh mạch cảnh ngoài

Advertisement
cũng là một mốc bề mặt cho thần kinh tai lớn (thuộc đám rối cổ), thần kinh này bắt chéo trước cơ ức đòn chũm khi nó đi lên từ bờ sau của cơ. Các nếp gấp của cơ bám da cổ quan sát được khi da cổ bị kéo căng (như khi cạo dâu). Cơ biểu hiện nét mặt này là cơ nằm nông nhất của cổ, nó chạy ngay phía dưới mạc nông ở dưới da

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …