[Case lâm sàng 189] Tình trạng mất nước ở trẻ em

Rate this post

Question

Trẻ nam 4 ngày tuổi được mang đến khoa cấp cứu bởi vì bố mẹ phát hiện có “máu trong nước tiểu”. Bố mẹ bé cho rằng thay đổi màu sắc nước tiểu sau khi thay đổi thay tả trong ngày, do đó họ mang bé đến bệnh viện để được đánh giá. Bệnh nhi biểu hiện tốt. Bệnh nhi sinh vào 39 tuần tuổi bằng đường âm đạo. Không có biến chứng nào trước sinh. Trẻ trở về nhà sau vài ngày. Bú tốt, mỗi ngày làm ướt khoảng 8 cái tã và 1‐2 lần đi cầu phân không có máu trong mỗi ngày. Trước đó, bố mẹ bé không ghi nhận tình trạng “máu trong nước tiểu”. Tiền sử gia đình không có ai bị bệnh thận. Không sốt, không nôn, không chấn thương hoặc hôn mê được ghi nhận.

Thăm khám lâm sàng cho thấy trẻ dễ chịu, biểu hiện tốt. Sinh hiệu trong giới hạn bình thường. Bộ phận sinh dục ngoài phù hợp với lứa tuổi của trẻ, chưa cắt bao quy đầu. Không có ban hoặc cá tổn thương ở vùng mặc tả. Không có máu tại lỗ sáo, và không chảy dịch tại niệu đạo và không có rãnh nứt hậu môn hay chảy máu ở hậu môn. Thăm khám lâm sàng khác chưa ghi nhận bất thường.

Câu hỏi đặt ra: Chúng ta nên cân nhắc những vấn đề gì khi trẻ mới sinh biểu hiện tiểu ra máu như vậy.

Answer

Tiểu máu ở trẻ mới sinh không bao giờ là một tinh trạng bình thường. tuy nhiên, nước tiểu màu đỏ hoặc màu cam đôi khi không phải là máu. Sự thay đổi màu sắc của nước tiểu có thể gây ra bởi sự kết tinh của acid uric trong nước tiểu. Trong vài ngày đầu tiên của đứa bé, có nguy cơ cao bị mất nước do ăn kém hoặc lượng sữa mẹ cung cấp. CHính điều này có thể dẫn đến nồng độ của acid uric trong nước tiểu cao lên và hình thành các tinh thể acid uric, khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc cam. Giải thích với bố mẹ và điều trị tình trạng mất nước ở trẻ là điều cần tiến hành.

Nếu trẻ biểu hiện bình thường, sinh hiệu ổn định, và không có các dấu hiệu toàn thân khác, thì không cần đánh giá thêm. Tuy nhiên, thử nước tiểu là điều cần tiến hành để đánh liệu có máu trong nước tiểu hay không hoặc tình trạng nhiễm trùng niệu. Tiểu máu đại thể có thể do bệnh lý cầu thận, nhiễm trùng đường tiểu, chấn thương, huyết khối. Ở trẻ lớn hơn, ăn các thực phẩm như củ cải đỏ, dâu tây, sử dụng các thuốc đặc biệt như rifampin, ibuprofen, deferoxamine,

Advertisement
hoặc có chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều aniline cũng có thể gây ra tình trạng thay đổi màu sắc nước tiểu thành màu đỏ hoặc nâu. Các đánh giác khác cần được tiến hành nều có bất kỳ dấu hiệu nào khác ở bệnh nhi.

Keywords: neonate, mimickers, benign, hematuria.

Bibliography: 

Hoffman RJ, Wang VJ, Scarfone R. Fleisher & Ludwig’s 5­Minute Pediatric Emergency Medicine Consult.

Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, 2012

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu VanHoa

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …