[Case lâm sàng 190] Liệt dây thần kinh VII ngoại biên ( Bell’s Palsy)

Rate this post

Questions

Một ông bố mang đứa con gái 12 tuổi vào khoa cấp cứu vì cô bé khó vận động vùng mặt trái, bắt đầu ghi nhận cách 24h. Bệnh nhân uống thì bị chảy nước
bên trái và mắt trái cảm thấy khô. Bệnh nhân cho biết không có dấu hiệu thần kinh nào khác hoặc bất kỳ chấn thương nào. Ba đứa trẻ cho biết đứa trẻ bị nhiễm lạnh một vài tuần trước, nhưng đã cải thiện. Đứa trẻ cũng khẳng định không sử dụng bất kỳ thuốc gì và cũng không đi du lịch trong thời gian gầy đây. Đây là lần đầu bố mẹ bé ghi nhận những triệu chứng này.

Thăm khám lâm sàng: bệnh nhi tỉnh táo, không mệt mỏi. Mất nếp mũi môi – nasolabial crease bên trái. Giảm vận động ở góc miệng bên trái khi ta bảo cô bé cười. Thăm khám thần kinh không ghi nhận bất thường khác. Ngoài ra cũng không ghi nhận tình trạng viêm tai giữa, sưng tuyến mang tai và cũng không đau vùng xương chủm.

⇒ Câu hỏi đặt ra:

  • Cần tiến hành làm gì để đưa ra được chẩn đoán?
  • Điều trị như thế nào?

 

Answers

Ở bệnh nhân này, mắc phải tình trạng liệt dây VII ngoại biên hay liệt mặt ngoại biên – Bell’s palsy, là tình trạng liệt thần kinh mặt một bên. Nguyên nhân của liệt mặt ngoại biên vẫn chưa xác định, mặc dù tiền sử của nhiễm trùng đường hô hấp trên do Epstein Barr virus hoặc HSV là có thể. Liệt mặt ngoại biên là bệnh lý chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Nếu liệt ở hai bên hoặc mất nếp nhăn trán – ipsilateral forehead sparing và cử động lông mày brown movement cùng bên thì nên cân nhắc các chẩn đoán khác (tổn thương trung ương). Chẩn đoán phân biệt bệnh lý này với đột quỵ, đa xơ cứng = multiple sclerosis, u, bệnh Lyme, hội chứng Guillain-Barré, và hội chứng Ramsay Hunt. Chẩn đoán hình sọ não nên được tiến hành đối với các trường hợp các triệu chứng khởi phát từ từ (>48h), liệt mặt hai bên, sparing of the ipsilateral forehead – mất nếp nhăn trán cùng bên. Mụn nước ở mặt, miệng hoặc ở tai hướng đến hội chứng Ramsay Hunt, là tình trạng tái hoạt của virus varicella zoster.

Điều trị liệt mặt Bell vẫn còn bàn cãi vì thiếu các nghiên cứu ở trẻ em. Tuy nhiên, điều trị hỗ trợ bao gồm có tạo nước mắt nhân tạo – artificial tears, thuốc mỡ tra mắt – eye ointments, và che mắt vào buổi tối nên được áp dụng ở tất cả bệnh nhân để bảo vệ giác mạc. Corticosteroid cho thấy hiệu quả ở người lớn nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể ở bệnh nhi.Thiếu bằng chứng hỗ trợ trong việc sử dụng thuốc kháng vi sinh vật (acyclovir, và valacyclovir) ở trẻ em. Các triệu chứng sẽ tự hồi phụ ở hầu hết trẻ trong vòng 3 tháng.

 

Keywords: neurology, infectious diseases, signs and symptoms

Bibliography:
Fleisher GR, Ludwig S, eds. Textbook of Pediatric Emergency Medicine. 6th ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2010.
Hoffman RJ, Wang VJ, Scarfone R. Fleisher & Ludwig’s 5-Minute Pediatric Emergency Medicine Consult. Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, 2012.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, Sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ”

Xem tất cả case  tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …