[Case lâm sang 232] Nhiễm não mô cầu

Rate this post

Question

Một sinh viên nam 19 tuổi vào khoa cấp cứu sau khi cảm thấy không khỏe một ngày trước đó, với các biểu hiện đó là sốt, mệt mỏi và một vùng nhỏ ban, ban đầu có vị trị ở cẳng tay trái. Cậu sv cho biết rằng ban này bắt đầu lan xuống tay khoảng vài giờ trước đó.

Khi thăm khám, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt. Sinh hiệu: nhiệt độ 38 độ C; Huyết áp 133/60 mmHg, Tần số thở 20; SpO2 100%. Qua thăm khám bệnh nhân biểu hiện mệt mỏi nhưng không có biểu hiện nhiễm độc, đau cổ và cơ nhẹ, và ban nổi ở chi trên bên trái như hình dưới.

Câu hỏi đặt ra:

  • Ban trên bệnh nhân này thể hiện tình trạng nào?
  • Bước xử trí tiếp theo thức hiện để đánh giá bệnh nhân này là gì?

 

Answer

Bất kỳ bệnh nhân nào với biểu hiện khởi phát cấp tình trạng mệt mỏi có sốt với biểu hiện nổi chấm xuất huyết – petechial thì nhiễm não mô cầu – meningococcal nên được đưa vào trong chẩn đoán phân biệt. Ban ở trên bệnh nhân này kết hợp với tuổi của bệnh nhân, môi trường sinh hoạt tập thể và các triệu chứng ở bệnh nhân hướng đến có khả năng nhiễm Neisseria meningitidis.

N.meningitidis là nguyên nhân hay gặp của viêm màng não mắc phải ở cộng động ở trẻ em và người lớn. N.meningitidis tồn tại ở niêm mạc mũi và lan truyền khi hít phải trong không khí, môi trường tập thể là điều kiện môi trường lý tưởng cho lan truyền mầm bệnh. N.meningitidis có thể gây ra các triệu chứng ở mức độ khác nhau từ sốt và nhiễm khuẩn huyết cho đến tình trạng bệnh lý bùng phát nhanh chóng với khả năng tử vong trong vài giờ sau khi khởi phát.

Phát hiện sớm và can thiệp bằng kháng sinh ban đầu là nền tàng của điều trị nhiễm khuẩn vi sinh vật này và ngăn ngừa những biến chứng lâu dài của nhiễm khuẩn này như mất chi, giảm thính lực, sẹo trên da, rối loạn thần kinh và tử vong. Nhìn chung tỷ lệ tử vong cao ở mức từ 10-15% và 25-30% tử vong ở những bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu (Cohn and MacNeil, 2015). Một khi đã nghi ngờ là N.meningitidis, kháng sinh nên được dùng trong 30 phút (Tunkel et al ., 2010).

Một lưu ý, bệnh nhân này đã được tiêm vaccine não mô cầu trước khi nhập học. Trong khi hầu hết các vaccine tồn tại trên thị trường đều có khả năng diệt type huyết thanh Y và C, thì khả năng bệnh nhân có thể mắc type huyết thanh B.

 

Keywords: infectious diseases, life – threatening, do not miss

References
Cohn A, MacNeil J. The changing epidemiology of meningococcal disease. Infect Dis Clin North Am December 2015;29(4):667–77.

Tunkel AR, van de Beek D, Scheld WM. Acute meningitis. In Principles and Practice of Infectious Diseases, 7th ed., Mandell GL, Bennett JE, Dolin R, eds. Philadelphia: Churchill Livingstone, 2010:1189.

 

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …