Một bé trai 5 giờ tuổi ở tại khoa sơ sinh được phát hiện xuang quanh môi và lưỡi của bé có màu xanh tím ( tím tái) như hình
Cậu là đứa con đầu lòng của một bà mẹ 27 tuổi mắc bệnh hen suyễn đang sử dụng thuốc corticoid dạng hít trong suốt thai kỳ. Siêu âm trước sinh không có gì bất thường.
Cô đã chuyển dạ tự nhiên ở tuần thứ 41 và có trong dịch ối có nhuộm 1 ít phân xu khi vỡ ối 1 tiêng trước sinh.
Theo dõi nhịp tim trong quá trình chuyển dạ cho thấy sự thay đổi bình thường của nhịp tim thai nhi. Em bé được sinh ra bằng cách sinh thường ở âm đạo và nặng 3,3 kg.
Điểm số Apgar là 7 lúc 1 phút và 8 điểm sau 5 phút.
Khám:
Đứa bé không dị hình.
Nhiệt độ của bé là 36,6C và
thời gian nạp mao mạch trung tâm của bé là 2 giây.
Môi, lưỡi và tứ chi của bé bị tím tái. Bé khóc bình thường và không có dấu hiệu tăng cường hô hấp. Nhịp tim là 160 nhịp / phút, bắt được mạch bẹn
Khám tim là bình thường và không có tiếng bất thường nào.
Độ bão hòa oxy là 70 % với khí trời và không tăng khi được thở oxy qua mask áp sát mặt
Câu bé được chăm sóc và theo dõi bởi nữ hộ sinh. Gan, lách không to.
CLS
Câu hỏi:
- Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt có khả năng trong trường hợp này là gì?
- Làm thế nào để bạn giải thích kết quả khí máu này?
- Những can thiệp và theo dõi khẩn cấp cho trường hợp này là gì?
ĐÁP ÁN:
Chẩn đoán – chẩn đoán phân biệt:
- Em bé này rất có thể có sự chuyển vị của các động mạch lớn. Có một số tình trạng tim tím tái bẩm sinh xuất hiện vào ngày đầu tiên của cuộc đời bởi vì trong hầu hết các trường hợp , ống động mạch vẫn còn mở trong giai đoạn này( thông ĐM chủ- ĐM phổi ). Sẽ giúp duy trì 1 lượng máu phổi phòng cho các trường hợp như viêm phổi và tricuspid atresia ( bất sản valve 3 lá và thông liên thất) như hình dưới.
Sẽ gây giảm hoặc mất lưu lượng máu phổi.
- Bệnh tim bẩm sinh Ebstein nghiêm trọng (Là bất thường về cấu trúc của tim mà trong đó các lá van của van ba lá (van thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) không khép kín được vào nhau. Ở người bệnh, do sự bất thường này mà máu có thể chảy ngược lại tâm nhĩ trái thay vì được bơm vào động mạch chủ để đến phổi, từ đó làm cho lượng oxi trong máu thấp, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu lên phổi, cũng như thiếu oxi đến các cơ quan của cơ thể) và gây cản trở toàn bộ lưu lượng tĩnh mạch phổi dẫn đến chứng xanh tím sớm. Nhưng trường hợp này sẽ liên quan đến suy hô hấp đáng kể.
- Tuần hoàn bào thai kéo dài cũng dẫn đến chứng xanh tím, thường đi kèm với suy hô hấp trong bối cảnh trẻ sơ sinh thiếu oxy, hạ đường huyết hoặc hạ thân nhiệt, hoặc bệnh nhị giảm bạch cầu trong viêm phổi hay nhiễm khuẩn huyết và đôi khi là không rõ nguyên nhân.
Chuyển vị các động mạch lớn chiếm khoảng 5% bệnh tim bẩm sinh và là nguyên nhân tim mạch phổ biến nhất gây nên chứng xanh tím sớm ở trẻ sơ sinh.
Động mạch phổi và động mạch chủ được hoán đổi vị trí cho nhau sao cho tâm thất phải đưa máu đã khử oxi vào động mạch chủ và đi khắp cơ thể, còn tâm thất trái thì sẽ đưa máu chứa oxi vào ĐM phổi và trở lại phổi, điều này sẽ làm cho máu mang oxi sẽ không bao giờ đến được các cơ quan quan trọng trong cơ thẻ và làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu máu không được trộn thông qua lỗ bầu dục và ống động mạch.
Xquang có thể thấy trung thất trên bị hẹp bất thường do sự chuyển vị của 2 động mạch lớn
Giải thích kết quả khí máu:
Cần thực hiện 1 siêu âm tim ngay là cần thiết để chẩn đoán.
Xét nghiệm khí máu là phương tiện để chẩn đoán liệu tím tái đó là do bệnh tim hay hô hấp. Thông thường PaO2
động mạch thường lớn hơn 9kPa (67,5 mmHg) và tăng lên trên 20kPa (150 mmHg) sau khi tiếp xúc với khí chứa 90-100% oxy.Nếu mà PaO2 không tăng thì đây sẽ là 1 gợi ý quang trọng về tím tái do bệnh tim.
Nếu tuần hoàn thai nhi kéo dài sau sinh cũng sẽ gây nên kết quả trên. Ở đây có bằng chứng cho thấy rằng có thiếu oxy máu mô vì có toan chuyển hóa.
Can thiệp khẩn cấp và theo dõi trong trường hợp này:
- Truyền prostaglandin để duy trì sự ổn định của ống động mạch và điểu chỉnh nhiễm toan chuyển hóa.
- An emergency balloon atrial septostomy ( để mở thông vác liên nhĩ / phác vách liên nhĩ) là cần thiết trong lúc này để cải thiện sự pha máu khử oxi và máu oxi ở nhĩ.
- Cuối cùng là 1 phẫu thuật chuyển vị lại 2 ĐM này.
Nguồn: CASE 9: A CYANOSED NEWBORN
Page 29, 100 Case in Paediatrics – Joseph Raine, Aubrey Cunnington and Joanna Walker
Dịch: “Đông”
———————————————————————–
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.
Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/
Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/