[CASE LÂM SÀNG 39] NHỮNG HIỂM HỌA TỪ NHỮNG CUỘC THI ĂN NHANH

Rate this post

NHỮNG HIỂM HỌA TỪ NHỮNG CUỘC THI ĂN NHANH

Một người đàn ồng 30 tuổi vào khoa cấp cứu với lý do đau bụng sau 1 cuộc thi ăn nhanh diễn ra 8 tiếng trước. trong cuộc thi đó ông ta đã ăn hết 1 chiếc burger 3,2kg trong vòng 30 phút. Ông ta có nôn nhưng không có máu hay dịch mật, thứ ông ta nôn ra là toàn là những phần thức ăn thừa chưa được tiêu hóa.

Khám lâm sàng thì bụng ông ta căng cứng và chướng hơi nhưng không hề có tràn dịch ổ bụng trên xquang không có hình ảnh liền hơi dưới hoành

Các xét nghiệm khác

Máu BC: 25 x 10^9/L

Creatinin 150µmol/L

Amylase: (501 U/L)

Ông còn có tình trạng toan hóa với Lactate: 5 mmol/l và Base excess:  -6mmol/L

Qua CT bụng và vùng chậu cho thấy rằng dạ dày và tá tràng bị căng lên do các phần thức ăn chưa tiêu hóa. ( Hình B) và có 1 sự thay đỗi đột ngột của đoạn D3 tá tràng (Hình C) dẫn đến tuyến tụy bị chèn ép xẹp lép và ruột bị đẩy sang hố chậu trái (Hình D)

Bệnh nhân được theo dõi tại phòng khám đa khoa và thường xuyên sửa dạ dày thông qua sonde dạ dày nhằm giảm áp lực trong dạ dày. Mặc dù đã rửa nhưng các triệu chứng của ông ta vẫn không giảm đi.

Những việc mở dạ dày để lấy đi những phần thức ăn chưa tiêu hóa đã bị hủy đi khi bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng đầy hơi cung như đã giải quyết được tình trạng nhiễm toan và tăng bạch cầu của ông ta. Cuối cùng thì bệnh nhân đã được xuất viện.

—————————————————————————————————————————

Những người tham gia thi ăn nhanh được biết là có thể chứa một lượng lớn các hạt thức ăn trong dạ dày c­ủa họ có liên quan đến sư căng lên nhanh chóng của thành dạ dày trong các giai đoạn ăn liên tục của họ. Những người này có nguy cơ bị viêm dạ dày, viêm phổi hít, thủng dạ dày, rách Mallory-Weiss, hội chứng Boerhaave và bệnh béo phì.

Dạ dày nhanh chóng căng phồng do phải chứa thức ăn không được nhai dẫn đến khối lượng lớn các hạt thức ăn rắn tích tụ trong dạ dày, ngăn không cho thức ăn vào tá tràng.

Dạ dày bị căng càng làm xấu đi tình trạng này do dạy dày căng sẽ nén tá tràng hơn nữa. Việc này cũng có thể dẫn đến viêm tụy cấp và tổn thương thận cấp tính được nhìn thấy.

Rửa dạ dày thường xuyên được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả để giảm áp lực dạ dày khi bị căng, như đã thấy trong báo cáo trường hợp này, bằng cách cung cấp một phương pháp phá vỡ các khối thức ăn thành các mảnh nhỏ hơn.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc các xét nghiệm sinh hóa tiếp theo cho thấy tình trạng nhiễm toan chuyển hóa tồi tệ hơn, việc mở dạ dày dể lấy phần thức ăn kia ra sẽ được yêu cầu vì sự căng ra kéo dài của thành dạ dày có thể gây ra nhiễm trùng máu.

Bất chấp những hậu quả về sức khỏe được minh họa, nhiều vận động viên trong số này vẫn tìm kiếm danh tiếng và vinh quang liên quan đến việc hoàn thành những chiến công đáng kinh ngạc như vậy và tiếp tục kiểm tra giới hạn của sức khỏe con người.

Nguồn: https://www.gastrojournal.org/article/S0016-5085(17)36093-6/fulltext

Dịch: Đông – YKTN

Advertisement

Giới thiệu Tà Yên Đông

SV Y đa khoa, Khoa Y - Dược, ĐH Tây Nguyên. Bản thân không có gì nổi bật, ham làm và "ít nói". Sở thích đọc sách và dịch ngoại văn, đam mê mảng hồi sức - cấp cứu.

Check Also

[Case lâm sàng] Ung thư vú

Case lâm sàng: Ung thư vú Chia sẻ tình huống lâm sàng bênh nhân nữ …