[Chia sẻ] Chọc ối và sinh thiết gai nhau (RCOG – 10/2021))

Rate this post
Khuyến cáo
• Thai phụ nên được thông báo rằng nguy cơ sẩy thai có khả năng tăng thêm < 0,5% sau khi CVS qua thành bụng được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo phù hợp.
• Thai phụ nên được thông báo rằng nguy cơ sẩy thai có khả năng tăng thêm < 0,5% sau khi chọc ối được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo phù hợp.
• Nếu nước ối đục hoặc có mủ hoặc có các đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng ối, xem xét phân tích vi sinh vật và điều trị kháng sinh.
• Chọc ối nên được tiến hành sau 15 + 0 tuần tuổi thai.
• CVS không nên được thực hiện trước 10 + 0 tuần tuổi thai.
• Nếu có thể, CVS nên được thực hiện từ 11 + 0 tuần tuổi để giảm thiểu các thách thức về mặt kỹ thuật.
• Thai phụ đang cân nhắc chọc ối hoặc CVS nên được tư vấn chi tiết và xác định vị trí thai, bánh nhau bởi các chuyên gia được đào tạo phù hợp.
• Trong các trường hợp đa thai, chọc ối hoặc CVS nên được thực hiện bởi chuyên gia với các kỹ năng để thực hiện hủy thai chọn lọc nếu được yêu cầu.
• Thai phụ mang đa thai nên được thông báo rằng nguy cơ mất thai tăng thêm khoảng 1% đối với trường hợp mang song thai sau khi thực hiện CVS hoặc chọc ối được thực hiện bởi một bác sĩ lành nghề.
• Thai phụ mang đa thai và được chẩn đoán xác định có dị tật sau chọc ối hoặc CVS nên được cung cấp thông tin và hỗ trợ một cách chủ động, bao gồm cả việc giới thiệu đến các dịch vụ tư vấn chuyên khoa nếu được yêu cầu.
• Các nguy cơ liên quan đến chọc ối chẩn đoán trong ba tháng cuối thai kỳ, bao gồm cả nguy cơ chuyển dạ sinh non, có khả năng thấp.
• Thai phụ nên được thông báo rằng nguy cơ nuôi cấy tế bào thất bại cao hơn nếu thực hiện chọc ối trong ba tháng cuối thai kỳ.
• Cần xem xét lại kết quả sàng lọc vi rút lây truyền qua đường máu, tải lượng vi rút và kết quả xét nghiệm kháng nguyên khi thực hiện thủ thuật xâm lấn và cần thảo luận về nguy cơ lây truyền vi rút của từng cá nhân.
• Trong trường hợp không biết kết quả sàng lọc virus lây truyền qua đường máu, các thủ thuật xâm lấn phải trì hoãn cho đến khi có thể xác định được tình trạng nhiễm HIV.
Advertisement
• Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con đối với thai phụ đang điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus tích cực là rất thấp.
• Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus nên được tối ưu hóa nhằm đạt được tình trạng không thể phát hiện được virus trước khi chọc ối hoặc CVS.
• Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con của Viêm gan B thấp với tải lượng vi rút < 6,99 log10copies / ml nhưng tăng khi tải lượng vi rút cao hơn.
• Không có bằng chứng về nguy cơ lây truyền Viêm gan C từ mẹ sang con dựa trên dữ liệu hạn chế sẵn có.
 BS. Vũ Tài

Giới thiệu Đào Thị Thanh Hiền

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …