[Chia sẻ] TẠI SAO GẤU TRÚC ĂN CHAY NHƯNG VẪN BÉO VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN THÚ VỊ TỪ HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI

Rate this post

TẠI SAO GẤU TRÚC ĂN CHAY NHƯNG VẪN BÉO
VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN THÚ VỊ TỪ HỆ VI SINH VẬT CÓ LỢI.

Mọi người hấu hết đều thích thú với thân hình mập mạp đáng yêu của lũ Gấu trúc và có lẽ không ít người đã tự hỏi tại sao gấu trúc có chế độ ăn gần như thuần chay mà chúng vẫn béo vậy? Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra phần nào giải đáp. Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật ăn thức vật, như trâu bò, dễ, voi, ngựa hay hà mã và chúng có thân hình khá là đẫy đà và một loại kỳ lạ có chế độ ăn gần như thuần chay nhưng vẫn được xếp vào bộ thú ăn thịt đó là Gấu trúc. Với chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng chủ yếu từ tre, trúc nhưng vẫn có thân hình béo tốt. Để có thể tiêu hóa được cellulose chúng có hệ vi sinh vật vô cùng phong phú đa dạng và hữu ích. Nghiên cứ về hệ vị sinh vật có lợi cho thấy nhiều loài động vật trải qua sự thay đổi theo mùa của vi khuẩn đường ruột do thay đổi nguồn thức ăn sẵn có. Ví dụ, một số loài khỉ có hệ vi sinh vật đường ruột khác nhau vào mùa hè khi chúng ăn lá và trái cây tươi so với vào mùa đông khi chúng ăn vỏ cây. Một sự thay đổi tương tự cũng được quan sát thấy ở những người Hadza, những người hiện đại săn bắn hái lượm sống ở Tanzania, khi loại thực phẩm có sẵn thay đổi trong suốt cả năm và việc hệ sinh vật đường ruột của những người ăn nhiều rau, trai cây cũng khác hoàn toàn so với nhưng người ăn nhiều thịt, sự khác biệt này cũng có ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và sử dụng sữa công thức. Mới đây các nhà nghiên cứu tại Viên Động vật học Trung Quốc cũng phát hiện ra rằng những con gấu trúc hoang dã này có một lượng lớn vi khuẩn có tên là Clostridium butyricum trong ruột của chúng trong mùa ăn chồi cao hơn đáng kể so với trong mùa ăn lá. Để nghiên cứu xem liệu sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của gấu trúc hay không, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nuôi cấy và phân lập những vi khuẩn phân gấu trúc thu được trong tự nhiên sau đó cấy sang những con chuột khỏe mạnh. Sau đó, họ cho chuột ăn một chế độ ăn từ tre mô phỏng những gì gấu trúc ăn trong 3 tuần.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột được cấy vi khuẩn từ phân gấu trúc được thu thập trong mùa ăn chồi tăng trọng lượng đáng kể và tích lũy nhiều chất béo hơn so với những con chuột được cấy vi khuẩn trong mùa ăn lá mặc dù tiêu thụ cùng một lượng thức ăn. Phân tích sâu hơn cho thấy sản phẩm trao đổi chất của C. butyricum, butyrate, có thể điều chỉnh sự biểu hiện của một gen nhịp sinh học gọi là Per 2, giúp tăng tổng hợp và lưu trữ lipid. Sự thay đổi theo mùa của hệ vi sinh vật đường ruột của gấu trúc đồng bộ hóa với nhịp sinh học của vật chủ để để điều chỉnh chuyển hóa lipid. Phát hiện thú vị này mở ra nhiều triển vọng về chế phẩm sinh học, men hoặc thuốc có thể cho cả con người.
Advertisement
Cảm ơn những chia sẻ bổ ích từ tác giả trên Diễn đàn Y khoa!
Link Facebook [ https://www.facebook.com/groups/ylamsang/posts/1326658671113421/ ]
Nguồn: BS. Phan Quốc Anh.

Giới thiệu Nguyễn Thị Mai Thi

Check Also

ĐAU TRONG UNG THƯ TỤY

ĐAU TRONG UNG THƯ TỤY Đau là một triệu chứng thường gặp trong bệnh lý …