[Medscape] Omicron tồn tại lâu hơn trên nhựa, da so với các biến thể COVID khác

Rate this post

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên nhựa và da so với các biến thể COVID-19 khác, điều này có thể giải thích tại sao Omicron lại lây nhanh trên khắp thế giới.

Trong một cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các mẫu của các biến thể khác nhau được dùng trên các mảnh nhựa và da người được thu thập từ các cuộc khám nghiệm tử thi, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa tỉnh Kyoto viết trên bioRxiv. Một biến thể “còn sống” cho đến khi không thể phát hiện ra nó trên bề mặt.

“Nghiên cứu này cho thấy biến thể Omicron cũng có độ ổn định trong môi trường cao nhất trong số các VOC [các biến thể cần quan tâm], điều này cho thấy rằng đây cũng có thể là một trong những yếu tố cho phép biến thể Omicron thay thế biến thể Delta và lây lan nhanh chóng”, các nhà nghiên cứu viết.

Trên nhựa, các mẫu biến thể Omicron tồn tại trung bình 193,5 giờ, hơn 8 ngày một chút. Trong khi đó, thời gian sống sót trên nhựa là 56 giờ đối với chủng COVID ban đầu; là 191,3 giờ đối với biến thể Alpha; 156,6 giờ đối với biến thể Beta; 59,3 giờ đối với biến thể Gamma và 114 giờ đối với biến thể Delta.

Trên các mẫu da, các mẫu biến thể Omicron tồn tại trung bình 21,1 giờ. Các biến thể khác có thời gian sống sót trung bình trên da là 8,6 giờ đối với chủng gốc; 19,6 giờ đối với biến thể Alpha; 19,1 giờ đối với biến thể Beta; 11 giờ đối với biến thể Gamma và 16,8 giờ đối với biến thể Delta.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng các biến thể có khả năng kháng etanol nhiều hơn so với chủng COVID ban đầu. Điều đó nói lên rằng, tất cả các mẫu COVID đều bị bất hoạt sau khi tiếp xúc với chất khử trùng tay có chứa cồn trong 15 giây.

Các nhà nghiên cứu viết: “Do đó, việc thực hành biện  kiểm soát nhiễm trùng hiện nay (vệ sinh tay) nên sử dụng các chất diệt khuẩn… như đề xuất của Tổ chức Y tế Thế giới”.

Nghiên cứu chưa được bình duyệt.

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Chương trình Chuyển giao Công nghệ Thích ứng và Liền mạch thông qua Nghiên cứu & Phát triển Định hướng Mục tiêu (ASTEP) từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) [số tài trợ JPMJTR21UE và JPMJTM20PR], JSPS KAKENHI (số tài trợ 21K16326), Quỹ tài trợ Mitsubishi và Quỹ Khoa học Takeda. Các tác giả đã tiết lộ không có mối quan hệ tài chính liên quan.

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/967246?uac=431785EK&faf=1&sso=true&impID=3974518&src=wnl_edit_tpal&fbclid=IwAR2O_U1NGCQBu-bw-LC0Ge094HyimOe-aQ0-a5sJT8ufMYDwaeIDSdyypP8

Người dịch: Vy Nguyen

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa cho phép!

Giới thiệu Vy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …