[Clinicalkey] Phình động mạch chủ bụng – phần 2

Rate this post

Điều trị

Mục tiêu

– Nhận biết phình động mạch chủ

– Mục tiêu điều trị ngay lập tức phụ thuộc vào sự ổn định của túi phình

  • Phình mạch bị vỡ hoặc bóc tách đòi hỏi phải phẫu thuật để ổn định và sửa chữa ngay lập tức bất kể kích thước

– Phình mạch ổn định có đường kính nhỏ hơn 4,5 đến 5,5 cm cần được tư vấn chọn lọc với bác sĩ phẫu thuật mạch máu về khả năng phẫu thuật

– Phình mạch ổn định có đường kính nhỏ hơn 5,5 đến 6 cm cần được tư vấn khẩn cấp với bác sĩ phẫu thuật mạch máu về khả năng phẫu thuật

– Phẫu thuật túi phình động mạch ≥ 6 cm cho dù chúng có triệu chứng hay không

– Giảm các yếu tố nguy cơ:

  • Khuyến khích bệnh nhân giảm cân nếu bệnh nhân béo phì
  • Khuyến khích lối sống vận động
  • Tư vấn cai thuốc lá

Phân bố

Tiêu chuẩn nhập viện

– Phình mạch hay bóc tách động mạch chủ bụng có thể gây tử vong chỉ trong vài giây hay vài phút

  • Không được trì hoãn trong việc tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng sắp vỡ túi phình mạch cần phẫu thuật cấp cứu

– Triệu chứng liên quan đến sự nứt vỡ hay bóc tách sắp xảy ra bao gồm:

  • Sốc với các dấu hiệu sinh tồn không ổn định
  • Da lạnh
  • Chóng mặt
  • Ngất
  • Đau bụng
  • Đau hoặc giảm mạch đập ở chi do thuyên tắc

Tiêu chuẩn nhập ICU

  • Phục hồi sau phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch
  • Nếu trì hoãn phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng để có tình trạng phẫu thuật tối ưu, bệnh nhân nên được theo dõi tại ICU, lấy mẫu máu sẵn [7]

Khuyến cáo nên giới thiệu cho chuyên gia

  • Chuyển bệnh nhân đến bác sĩ phẫu thuật mạch máu để được tư vấn tại thời điểm chẩn đoán ban đầu phình động mạch chủ bụng

Các lựa chọn điều trị

– Theo dõi cảnh giác [24]

+) Theo dõi các túi phình nhỏ, đường kính 5.5 cm ở nam và 5 cm ở nữ [5]

  • Túi phình động mạch nhỏ (nhỏ hơn 5.5 cm ở nam giới và 5 cm ở nữ giới) có thể bị vỡ, nguy cơ tử vong từ việc điều trị ít hơn so với tử vong do vỡ; tuy nhiên, nguy cơ vỡ các túi phình động mạch nhỏ thấp, khi không có các yếu tố nguy cơ khác
  • Tổng quan Cochrane năm 2020 báo cáo rằng không có bằng chứng về lợi ích khi phẫu thuật sớm đối với phình động mạch chủ bụng nhỏ (4,0 đến 5,5 cm) [25]

– Can thiệp y tế

  • Cai thuốc là một can thiệp quan trọng (Liên quan: Rối loạn sử dụng thuốc lá và cai thuốc lá) [7]
  • Sử dụng statins, thuốc hạ huyết áp, và thuốc chống kết tập tiểu cầu cho kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống; Phình động mạch chủ bụng được xem là có tương quan với bệnh động mạch vành [7] [26]

-Tỷ lệ sống sót sau 5 năm tốt hơn ở những bệnh nhân dùng các thuốc này so với tỷ lệ ở những bệnh nhân không nhận từng liệu pháp, tương ứng: [27]

+) Statin: 68% so với 42%

+) Thuốc hạ huyết áp: 62% so với 39%

+) Thuốc chống kết tập tiểu cầu: 62% so với 39%

  • Hướng dẫn liệu pháp và mục tiêu điều trị có trong một số hướng dẫn thực hành lâm sàng đa khoa [28] [29] [26] [30]
  • Nhiều nhóm thuốc bao gồm statins, β-blockers, ACE inhibitors, thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc kháng sinh chống Chlamydia pneumoniae đã được đánh giá về khả năng hạn chế tiến triển của túi phình động mạch, nhưng không có thuốc nào được chứng minh trong các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn mang lại lợi ích.

+) Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu chỉ ra không sử dụng đơn lẻ các thuốc này nhằm giảm nguy cơ phình và vỡ động mạch chủ bụng [7]

– Quản lý phẫu thuật / can thiệp

  • Cần lựa chọn các bệnh nhân được mong đợi có lợi ích lâu dài từ các phẫu thuật theo chương trình.
  • Đối với hầu hết bệnh nhân khỏe mạnh, phẫu thuật theo chương trình hoặc can thiệp nội mạch được chỉ định cho túi phình động mạch có đường kính lớn hơn 5,5 cm ở nam giới và lớn hơn 5 cm ở nữ giới [5][18]

-Các trường hợp sau đây có thể cần can thiệp phẫu thuật ở các tổn thương có đường kính nhỏ hơn:

+) Có triệu chứng (phổ biến nhất, đau bụng, lưng, hay đau hông) [7]

+) Triệu chứng dự đoán sắp vỡ hay cần điều trị và tham vấn ngay lập tức

+) Đường kính túi phình tăng hơn 0,5 cm trong 6 tháng (hoặc lớn hơn 1 cm / năm)[18], bất kể kích thước tuyệt đối

+) Tốc độ gia tăng đường kính nhanh có nguy cơ vỡ lớn hơn, so với khi chỉ đơn thuần dựa vào đường kính

+) Có phình mạch dạng túi

+) Có nguy cơ vỡ túi phình

– Chọn lựa mổ hở hay can thiệp nội mạch

  • Lựa chọn loại phẫu thuật nên được cá thể hóa — dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, đặc điểm giải phẫu, lựa chọn của bệnh nhân

– Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu khuyến nghị tính điểm nguy cơ chu phẫu để hỗ trợ việc ra quyết định; [7] Công cụ chấm điểm Sáng kiến ​​Chất lượng Mạch máu (VQI) [31] có sẵn bản online.

– Hướng dẫn của Hiệp hội Mạch máu Châu Âu khuyến cáo can thiệp nội mạch đối với phình động mạch chủ bụng cho hầu hết các bệnh nhân có đặc điểm giải phẫu và kì vọng sống phù hợp[18]

+) Can thiệp nội mạch có làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa can thiệp nội mạch và phẫu thuật hở [32][33]

+) Đối với bệnh nhân có bệnh nặng kèm theo như suy thận mạn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phụ thuộc oxy, kết quả điều trị can thiệp nội mạch tốt hơn khi so với mổ hở , đặc biệt khi nó được thực hiện sau gây tê tại chỗ hoặc tê tại vùng [7]

– Mổ hở có thể được ưu tiên cho những bệnh nhân trẻ tuổi với kỳ vọng sống lớn hơn[18]

  • Đối với vỡ phình động mạch chủ bụng, việc can thiệp nội mạch khẩn cấp hoặc bằng phẫu thuật hở thông thường cho kết quả và tỷ lệ tử vong tương tự nhau.[14]
  • Các hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu khuyên bạn nên can thiệp nội mạch thay vì mổ hở trong điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng [7]
  • Một hệ thống đánh giá năm 2021 đã chỉ ra lợi ích của statin trong điều trị lâu dài ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật phình động mạch chủ bụng [35]
  • Các hướng dẫn bổ sung đã được xuất bản bởi Viện Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe và Chất lượng Xuất sắc (2020) [36]

Điều trị bằng thuốc

Statins[37]

– Phòng ngừa thứ phát cho các bệnh lý gây ra do mảng xơ vữa động mạch, sử dụng statin liều cao cho người lớn hơn 75 tuổi hay trẻ hơn (giảm hơn 50% mức LDL cholesterol ban đầu) [30]

– Atorvastatin

  • Atorvastatin Canxi viên uống; Người lớn: 80 mg uống mỗi ngày một lần, đã được chứng minh làm giảm sự tiến triển của xơ vữa động mạch trong các thử nghiệm lâm sàng.

– Lovastatin

  • Lovastatin Viên uống; Người lớn: Khởi đầu, 20 mg uống một lần mỗi tối cùng với bữa ăn. Liều dùng: 10 đến 80 mg / ngày, uống với liều duy nhất hoặc chia 2 lần/ngày. Tối đa: uống 80 mg / ngày. Có thể cần tránh dùng chung một số loại thuốc hoặc có thể cần điều chỉnh liều lượng; xem xét các tương tác thuốc.

– Pravastatin

  • Pravastatin Natri viên uống; Người lớn: Khởi đầu, 40 mg uống 1 lần/ngày. Nếu cần, có thể tăng liều lên 80 mg uống 1 lần/ngày. Có thể cần tránh dùng chung một số loại thuốc hoặc có thể cần điều chỉnh liều lượng; xem xét các tương tác thuốc.

– Simvastatin

  • Simvastatin Viên uống; Người lớn: liều khởi đầu, 20 đến 40 mg uống 1 lần/ngày vào buổi tối. Phạm vi thông thường: 20 đến 40 mg uống 1 lần/ngày vào buổi tối. Có thể cần tránh dùng chung một số loại thuốc hoặc có thể cần điều chỉnh liều lượng; xem xét các tương tác thuốc. Bệnh nhân người Trung Quốc dùng thuốc điều chỉnh lipid niacin nên uống ít hơn 80 mg / ngày. Chỉ sử dụng 80 mg ở những bệnh nhân đã dùng 80 mg lâu dài mà không có bệnh lý về cơ

Điều trị không dùng thuốc và biện pháp hỗ trợ

Cai thuốc lá [1]

  • Có thể giảm nguy cơ hình thành và tiến triển của phình động mạch chủ bụng
  • Chiến lược khoa học bao gồm thay thế sản phẩm nicotine, dược trị liệu (ví dụ: bupropion, varenicline) và tư vấn

– Bằng chứng có ý nghĩa cao chỉ ra rằng kết hợp giữa dược trị liệu và thay đổi hành vi hiệu quả hơn so với thay đổi hành vi đơn thuần [38]

– Một số bằng chứng chỉ ra rằng điều trị thay đổi hành vi mức độ cao hiệu quả hơn so với chăm sóc cường độ thấp hoặc chăm sóc thông thường[38]

  • Thuốc thay thế nicotine cũng có thể được bổ sung với các tác nhân được chứng minh là giảm tác dụng của hội chứng cai ; Khuyến cáo nên kết hợp thuốc thay thế nicotine với bupropion phóng thích kéo dài [39]
  • Thuốc cắt cơn cũng có thể được sử dụng thay cho thuốc thay thế nicotine khi nó bị chống chỉ định; varenicline và bupropion phóng thích kéo dài là những lựa chọn hàng đầu[39]

Liệu pháp dược lý đầu tay để hỗ trợ cai thuốc lá.

Citation: Data from Agency for Healthcare Research and Quality: Treating Tobacco Use and Dependence: 2008 Update. AHRQ website. Published 2008. Reviewed February 2020. Accessed March 5, 2021. https://www.ahrq.gov/professionals/clinicians-providers/guidelines recommendations/tobacco/index.html

Tập thể dục

Lối sống ít vận động về lâu dài có thể thúc đẩy sự phát triển của chứng phình động mạch chủ bụng [40]

Thủ thuật

– Điều trị phình ĐM chủ bụng bằng mổ hở hoặc mổ nội soi

Giải thích chung

  • Cắt bỏ đoạn động mạch bị phình và thay thế bằng đoạn động mạch ghép- được tạo ra từ vật liệu tổng hợp
  • Xuất viện thường 4 đến 9 ngày sau phẫu thuật.
  • Sau khoảng 4 tuần, có thể hoạt động lại như bình thường

Chỉ định

  • Phình mạch ≥ 5,5 cm ở nam
  • Phình mạch ≥ 5 cm ở nữ
  • Phình mạch có triệu chứng, dù ở bất kỳ kích thước nào

Chống chỉ định

  • Rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh

Các biến chứng

  • Tỷ lệ tử vong sau mổ chương trình là 5% [14]
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ và thiếu máu tủy sống là những biến chứng hậu phẫu thường gặp

– Điều trị phình ĐM chủ bụng bằng can thiệp nội mạch

Giải thích chung

  • Phần phình động mạch chủ không được thay thế. Một stent được đặt vào bên trong túi phình qua ngã động mạch đùi.
  • Thủ thuật bắt đầu bằng cách rạch vào bẹn để lộ động mạch đùi
  • Một catheter được luồn vào động mạch chủ, dưới hướng dẫn của nội soi huỳnh quang.
  • Một stent graft được đặt vào túi phình và một quả bóng được bơm căng giúp ổn định động mạch chủ
  • Máu chảy qua mảnh ghép thay vì qua đoạn động mạch chủ bị giãn
  • Thường được dành cho phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận với phần động mạch chủ phía trên bình thường cho phép giữ chặt mảnh ghép mà không gây tắc nghẽn động mạch thận
  • Bằng chứng cho thấy rằng khi điều trị phình động mạch chủ bụng vỡ bằng phẫu thuật hở hoặc can thiệp nội mạch , tỷ lệ biến chứng và tử vong trong vòng 30 ngày là như nhau.[34]
  • Bằng chứng cho thấy phương pháp điều trị này không có lợi ích lâu dài giúp cải thiện tử vong so với điều trị bằng phẫu thuật hở.

Chỉ định

  • Phình mạch ≥ 5,5 cm ở nam
  • Phình mạch ≥ 5 cm ở nữ
  • Phình động mạch có triệu chứng, dù ở bất kỳ kích thước nào.

Chống chỉ định

  • Rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh
  • Phình mạch ở vị trí giải phẫu không thuận lợi

Các biến chứng

  • Các mảnh ghép đôi khi bị rò rỉ làm dòng máu chảy vào các túi phình mạch cần được loại trừ ban đầu, khi đó cần phải can thiệp lại khẩn cấp trong một số trường hợp.
  • Tỷ lệ tử vong trước phẫu thuật (1% đến 2%) thấp hơn so với phẫu thuật mổ hở; tuy nhiên, thiếu dữ liệu trung hạn và dài hạn chứng minh lợi ích cải thiện tử vong do mọi nguyên nhân
  • Khoảng 20% ​​đến 30% bệnh nhân can thiệp nội mạch cần can thiệp lại trong vòng 6 năm
  • Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ và thiếu máu tủy sống là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật

Bệnh đi kèm

– Các bệnh tim mạch khác

  • Ở những bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng đường kính từ 4 đến 5,5 cm, chỉ có 16% trường hợp tử vong , nguyên nhân do vỡ túi phình hoặc do phẫu thuật , trong khi tử vong do các bệnh tim mạch khác chiếm hơn 50% (chủ yếu là nhồi máu cơ tim và đột quỵ)

– Bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng thường có tăng huyết áp đi kèm

  • Tuy nhiên chưa chứng minh được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa 2 bệnh này một cách thuyết phục
  • Quản lý và kiểm soát tăng huyết áp giúp giảm thiểu nguy cơ vỡ túi phình, cũng như xảy ra các biến cố tim mạch khác, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim

– Bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng thường có xơ vữa động mạch

  • Mối quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa chúng đã được củng cố vững chắc.
  • Nên chỉ định bắt đầu điều trị xơ vữa động mạch để giảm thiểu nguy cơ vỡ và xuất hiện các biến cố tim mạch khác, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não

– Phình động mạch chi dưới

  • Ở những bệnh nhân khám thấy động mạch khoeo đập mạnh đáng chú ý, qua siêu âm phát hiện 15 % có phình động mạch khoeo

– Phình mạch nhiễm trùng

  • Túi phình động mạch bị nhiễm khuẩn.
  • Tiên lượng rất xấu dù phẫu thuật hay không[44]

– Rò động mạch chủ

  • Hầu như chỉ thứ phát sau phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng
  • Bất kỳ bệnh nhân nào có tiền căn phẫu thuật phình động mạch chủ bụng kèm theo xuất huyết tiêu hóa cần chụp CT mạch máu ngay để khảo sát lỗ rò động mạch chủ bụng

Theo dõi

– Theo dõi bằng siêu âm

Theo dõi phình động mạch chủ bụng bằng siêu âm lặp lại trong các khoảng thời gian xác định,tuỳ theo kích thước

  • ≥ 2,5 cm nhưng nhỏ hơn 3 cm : siêu âm lại sau 10 năm [7]
  • 3 đến 3,9 cm : siêu âm lại 36 tháng/ lần [7]
  • 4 đến 4,9 cm : siêu âm lại 12 tháng/lần [7]
  • 5 đến 5,4 cm : siêu âm lại 6 tháng/lần

– Chuyển bệnh nhân phình động mạch chủ bụng ≥ 5,4 cm đến bác sĩ chuyên khoa mạch máu để điều trị [5]

– Khuyến cáo chụp CT toàn bộ động mạch chủ không cản quang trong khoảng thời gian 5 năm sau khi phẫu thuật điều trị (can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật hở)[7]

– Theo dõi, kiểm soát mức huyết áp và lipid huyết thanh lúc đói [26]

Các biến chứng và tiên lượng

Các biến chứng

– Vỡ túi phình

  • Kích thước và tốc độ gia tăng kích thước là những yếu tố dự báo quan trọng cho vỡ túi phình động mạch
  • Kích thước túi phình lớn hơn 8 cm có 30% đến 50% nguy cơ vỡ [10] .
  • Sau khi vỡ, tỷ lệ tử vong ước tính lớn hơn 80%[4]
  • Tốc độ gia tăng kích thước túi phình nhanh hơn ở những người hút thuốc.

– Thuyên tắc động mạch

  • Các mảng cholesterol, huyết khối gây tắc nghẽn thành của túi phình và gây ra sự gián đoạn của dòng màu ở đoạn xa

– Thận ứ nước

  • Do phình động mạch chèn ép lên niệu quản (thường là bên trái)
  • Thường đau ở vùng thắt lưng
  • Niệu quản bị chèn ép ở khoảng 20% ​​trường hợp phình mạch

– Rò động mạch chủ

  • Có sự thông thường giữa túi phình động mạch chủ bị viêm và một phần của ruột
  • Dấu hiệu cảnh báo xảy ra khi máu từ động mạch chủ đi vào đường tiêu hóa trong một thời gian ngắn, sau đó dừng lại
  • Khoảng thời gian từ khi có dấu hiệu cảnh báo đến khi có xuất huyết tiêu hóa rõ rất dao động (từ 5 giờ đến 5 tháng) [46[

Tiên lượng

  • Nhìn chung, tỷ lệ sống còn của những bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng được phẫu thuật điều trị có thể ngang với tỷ lệ sống còn của quần thể người có cùng độ tuổi
  • Bệnh tim mạch và bệnh phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm và muộn sau cả phẫu thuật mổ hở hoặc can thiệp nội mạch.[7]
  • Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được, giúp tiên lượng xấu khả năng sống còn của bệnh nhân sau khi mổ chương trình bao gồm bệnh thận giai đoạn cuối và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần bổ sung oxy
  • Sau khi vỡ, tỷ lệ tử vong ước tính lớn hơn 80%

Tầm soát và phòng ngừa

Tầm soát

Ở nhóm dân số có nguy cơ

  • US Preventive Services Task Force khuyến cáo siêu âm 1 lần để tầm soát những người đàn ông từ 65 – 75 tuổi có tiền sử sử dụng thuốc lá.[12]
  • Có một mối quan hệ tuyến tính rõ ràng giữa thời gian hút thuốc và sự tiến triển của phình động mạch chủ bụng.[1]
  • Cứ tăng thêm một năm hút thuốc làm tăng nguy cơ tương đối của phình động mạch chủ bụng lên 4%
  • Tổ chức này cũng khuyến cáo nên siêu âm tầm soát có chọn lọc ở đối tượng nam giới từ 65-75 tuổi chưa bao giờ hút thuốc thay vì tầm soát định kỳ ở tất cả người thuộc nhóm tuổi này.[12]
  • Cân nhắc cân bằng giữa lợi ích và tác hại trên cơ sở bằng chứng liên quan đến tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ khác và giá trị cá nhân của bệnh nhân
  • Canadian Task Force on Preventive Health Care khuyến cáo siêu âm 1 lần để tầm soát tất cả nam giới từ 65 – 80 tuổi bất kể tiền sử sử dụng thuốc lá, do dữ liệu cho thấy giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ vỡ túi phình động mạch chủ bụng.[48]
  • US Preventive Service Task Force khuyến cáo không nên tầm soát định kỳ ở những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc và không có tiền sử gia đình bị phình động mạch chủ bụng. Nhưng họ cũng kết luận rằng bằng chứng hiện tại không đủ để đánh giá sự cân bằng giữa lợi ích và tác hại của việc tầm soát phình động mạch chủ bụng bằng siêu âm ở phụ nữ từ 65- 75 tuổi đã từng hút thuốc hoặc có tiền sử gia đình bị phình động mạch chủ bụng.[12]
  • Advertisement
  • Canadian Task Force về chăm sóc sức khoẻ dự phòng không khuyến cáo cần tầm soát phụ nữ, bất kể tiền sử hút thuốc.[48]

– Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu khuyến cáo:

  • Siêu âm tầm soát 1 lần phình động mạch chủ bụng ở nam hoặc nữ từ 65 – 75 tuổi có tiền sử sử dụng thuốc lá
  • Siêu âm tầm soát 1 lần phình động mạch chủ bụng ở nam hoặc nữ trên 75 tuổi có tiền sử sử dụng thuốc lá và sức khỏe tốt, những người trước đây chưa từng siêu âm tầm soát.[7]
  • Siêu âm tầm soát phình động mạch chủ bụng ở người thân có quan hệ huyết thống bậc một ( cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái ) với bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng; tầm soát nên được thực hiện ở những người thân có quan hệ huyết thống bậc một : những người từ 65 – 75 tuổi hoặc những người trên 75 tuổi và sức khỏe tốt.[7]

Xét nghiệm tầm soát

  • Siêu âm nhạy và đặc hiệu để phát hiện phình động mạch chủ bụng ổn định.

Phòng ngừa

  • Thay đổi các yếu tố nguy cơ
  • Tránh hút thuốc
  • Tránh chế độ ăn nhiều chất béo
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần
  • Tránh hoặc điều trị béo phì
  • Tích cực kiểm soát huyết áp và mức cholesterol

Tài liệu tham khảo :

23: Expert Panel on Vascular Imaging et al: ACR Appropriateness Criteria: pulsatile abdominal mass, suspected abdominal aortic aneurysm. J Am Coll Radiol. 14(5S):S258-65, 2017

View In Article|Cross Reference 

24: Erbel R et al: 2014 ESC guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 35(41):2873-926, 2014

View In Article|Cross Reference 

25: Ulug P et al: Surgery for small asymptomatic abdominal aortic aneurysms. Cochrane Database Syst Rev. 7:CD001835, 2020

View In Article|Cross Reference 

26: Anderson JL et al: Management of patients with peripheral artery disease (compilation of 2005 and 2011 ACCF/AHA guideline recommendations): a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation. 127(13):1425-43, 2013

View In Article|Cross Reference 

27: Bahia SS et al: Cardiovascular risk prevention and all-cause mortality in primary care patients with an abdominal aortic aneurysm. Br J Surg. 103(12):1626-33, 2016

View In Article|Cross Reference 

28: Whelton PK et al: 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA guideline for the prevention, detection, evaluation, and management of high blood pressure in adults: executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines [published correction appears in Hypertension. 72(3):e33, 2018]. Hypertension. 71(6):1269-324, 2018

View In Article|Cross Reference 

29: Smith SC Jr et al: AHA/ACCF secondary prevention and risk reduction therapy for patients with coronary and other atherosclerotic vascular disease: 2011 update: a guideline from the American Heart Association and American College of Cardiology Foundation. Circulation. 124(22):2458-73, 2011

View In Article|Cross Reference 

30: Grundy SM et al: 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA guideline on the management of blood cholesterol: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on clinical practice guidelines. J Am Coll Cardiol. 73(24):e285-350, 2018

View In Article|Cross Reference 

31: Vascular Quality Initiative (Society for Vascular Surgery): VQI Risk Calculators. VQI website. Accessed March 5, 2021. https://www.vqi.org/resources/vqi-risk-calculators-2/

View In Article|Cross Reference 

32: Powell JT et al: Meta-analysis of individual-patient data from EVAR-1, DREAM, OVER and ACE trials comparing outcomes of endovascular or open repair for abdominal aortic aneurysm over 5 years. Br J Surg. 104(3):166-78, 2017

View In Article|Cross Reference 

33: United Kingdom EVAR Trial Investigators et al: Endovascular versus open repair of abdominal aortic aneurysm. N Engl J Med. 362(20):1863-71, 2010

View In Article|Cross Reference 

34: Badger SA et al: Endovascular repair or open repair for ruptured abdominal aortic aneurysm: a Cochrane systematic review. BMJ Open. 6(2):e008391, 2016

View In Article|Cross Reference 

35: Risum Ø et al: Editor’s choice–Effect of statins on total mortality in abdominal aortic aneurysm repair: a systematic review and meta-analysis. Eur J Vasc Endovasc Surg. 61(1):114-20, 2021

View In Article|Cross Reference 

36: National Institute for Health and Care Excellence. Abdominal Aortic Aneurysm: Diagnosis and Management. NICE guideline NG156. NICE website. Published: March 19, 2020. Accessed: March 5, 2021. https://www.nice.org.uk/guidance/ng156

View In Article|Cross Reference 

37: Kent KC: Clinical practice: abdominal aortic aneurysms. N Engl J Med. 371(22):2101-8, 2014

View In Article|Cross Reference 

38: van Eerd EA et al: Smoking cessation for people with chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev. CD010744, 2016

View In Article|Cross Reference 

39: Agency for Healthcare Research and Quality: Treating Tobacco Use and Dependence: 2008 Update. AHRQ website. Published 2008. Reviewed February 2020. Accessed March 5, 2021. https://www.ahrq.gov/professionals/clinicians-providers/guidelines-recommendations/tobacco/index.html

View In Article|Cross Reference 

40: Baxter BT et al: Medical management of small abdominal aortic aneurysms. Circulation. 117(14):1883-9, 2008

View In Article|Cross Reference 

41: Lederle FA et al: Open versus endovascular repair of abdominal aortic aneurysm. N Engl J Med. 380(22):2126-35, 2019

View In Article|Cross Reference 

42: United Kingdom Small Aneurysm Trial Participants et al: Long-term outcomes of immediate repair compared with surveillance of small abdominal aortic aneurysms. N Engl J Med. 346(19):1445-52, 2002

View In Article|Cross Reference 

43: Diwan A et al: Incidence of femoral and popliteal artery aneurysms in patients with abdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg. 31(5):863-9, 2000

View In Article|Cross Reference 

44: Müller BT et al: Mycotic aneurysms of the thoracic and abdominal aorta and iliac arteries: experience with anatomic and extra-anatomic repair in 33 cases. J Vasc Surg. 33(1):106-13, 2001

View In Article|Cross Reference 

45: Busuttil SJ et al: Diagnosis and management of aortoenteric fistulas. Semin Vasc Surg. 14(4):302-11, 2001

View In Article|Cross Reference 

46: Song Y et al: Diagnosis and management of primary aortoenteric fistulas–experience learned from eighteen patients. Surgery. 143(1):43-50, 2008

View In Article|Cross Reference 

47: Khashram M et al: Systematic review and meta-analysis of factors influencing survival following abdominal aortic aneurysm repair. Eur J Vasc Endovasc Surg. 51(2):203-15, 2016

View In Article|Cross Reference 

48: Canadian Task Force on Preventive Health Care: Recommendations on screening for abdominal aortic aneurysm in primary care. CMAJ. 189(36):E1137-45, 2017

View In Article|Cross Reference 

 

Bài viết đựợc dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép.

Nguồn : Clinicalkey

Link : https://www.clinicalkey.com/#!/content/clinical_overview/67-s2.0-7c5e261c-ea6f-4cab-aae7-cb8155587799#physical-examination heading 11search=hyperthyroid&source=search_result&selectedTitle=4~150&usage_type=default&display_rank=4&fbclid=IwAR1zo2cUpgfQr5mwQGDCAumIDogZPNujUdbItF5JNPyxCEtG4iwGS2dxRX8

Người dịch : Tuyết Dương, Minh Minh, Brea Gomov.

Giới thiệu TuyetDuong

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …