COVID-19: “QUẢ BOM NHIỆT HẠCH” SẮP PHÁT NỔ
Ấn Độ dự kiến sẽ kết thúc phong tỏa đất nước hôm nay 14 tháng 4 – mặc dù tâm điểm dịch đang ở Mỹ – nhưng Ấn Độ mới là ‘quả bom nhiệt hạch’ tạo nên những đợt sóng thần gây thảm họa thực sự cho nhân loại
=======================================
Tính đến chiều ngày 14 tháng 4, số lượng bệnh nhân COVID-19 được chẩn đoán ở Ấn Độ là 10.541 ca, đã chính thức vượt cột mốc “con số mười ngàn” với 358 ca tử vong.
Trong 24h qua = 1248 ca mắc mới + 27 ca tử vong
Ấn Độ có diện tích đất chỉ bằng 1/3 Trung Quốc, dân số thì tương đương với 1,324 tỉ người với mật độ sống chen chúc ở các thành phố, có khoảng 170 triệu người đang sống trong các khu ổ chuột (chiếm 12,67% dân số), tổng chi phí y tế 4,7% GDP với mức bình quân trên đầu người 75 đô la mỗi năm (chưa bằng 1/100 của Mỹ và bằng 1/2 của Việt Nam), hệ thống y tế công yếu kém và không đều; nếu dịch ở quốc gia này không được kiểm soát, thì Ấn Độ sẽ trở thành “quả bom nhiệt hạch” gây thảm họa cho cả nhân loại.
Thế giới đang tập trung sự chú ý vào Ấn Độ!
Xét cho cùng, Ấn Độ với dân số quá đông, khu vực địa lý quá rộng, khoảng cách phân biệt quá lớn giữa giàu và nghèo, hệ thống y tế công yếu kém; đó là những yếu tố dễ dàng nhấn chìm mọi nỗ lực tích cực nhất của chính phủ Ấn Độ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Những ngày qua, các phương tiện truyền thông nhà nước Ấn Độ chỉ biết phàn nàn và phàn nàn, nào là thất nghiệp tăng vọt, nào là kế sinh nhai của người dân khó khăn, nào là chính phủ bị lên men, sự không lạc quan; điều đó có vẻ tạo nên hiệu ứng tiêu cực với tất cả các phương tiện truyền thông xã hội khác.
Hàng loạt những thông tin được lan truyền chóng mặt, đều liên quan đến lệnh phong tỏa của chính phủ có thể khiến vi-rút bùng phát ở những khu những khu ổ chuột, liên quan những “cuộc di tản lớn” sẽ làm cho vi-rút lây lan nhanh chóng đến các vùng nông thôn, nó gieo rắc nỗi sợ hãi thực sự trong công chúng.
Vài ngày trước, kênh Truyền hình vệ tinh Phoenix phát sóng chương trình “Người nghèo đói mắc COVID-19, dịch bệnh ở Ấn Độ sẽ đi về đâu”, nữ biên tập viên xinh đẹp đã vô tư trích dẫn dự báo từ một trang web rằng số người chết ở Ấn Độ có thể lên tới 6 triệu, số ca nhiễm cũng có thể lên tới 200 triệu.
Tờ báo Aljazeera hôm mùng 9 tháng 4 đăng bài viết “Tương lại thật đáng sợ: người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề từ lệnh phong tỏa coronavirus ở Ấn Độ”.
Aljazeera mô tả “Hàng triệu người thất nghiệp và đói, họ tuyệt vọng chờ đợi sự giúp đỡ của chính phủ trong bối cảnh quốc gia lớn nhất thế giới bị phong tỏa. Nỗi sợ bị đói đã châm ngòi cho các cuộc di cư, hàng trăm ngàn công nhân di chuyển về gia đình, nhiều người đi bộ, họ trở lại làng của mình vào tháng trước. Một số bị chết trên đường đi. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết trong tuần này rằng 400 triệu người Ấn Độ làm việc trong nền kinh tế phi chính thức có nguy cơ rơi sâu vào nghèo đói trong cuộc đại khủng hoảng.”
Nỗi khiếp sợ đang hiện hữu bao trùm!
Một người đàn ông Ấn Độ kể lại, nhà hàng xóm ở lầu trên cứ mỗi đêm muộn có 2 lần mở cửa và 2 lần ném giày, sau đó là một cuộc cãi nhau giữa 1 nam và 1 nữ, người đàn ông đã quen với tiếng ồn và khó ngủ mỗi đêm. Một ngày nọ, người đàn ông chỉ nghe thấy 1 tiếng mở cửa và 1 lần ném giày, không còn tiếng cãi nhau, chưa bao giờ có sự yên bình như thế. Dường như vi-rút đang bay lởn vởn ngoài cửa sổ. Người đàn ông đã chờ thêm 1 tiếng mở cửa, chờ thêm 1 tiếng ném giày, chờ 1 cuộc cãi nhau, thế là anh mất ngủ cả đêm.
Truyền thông Ấn Độ đã làm cho người dân “sợ hãi & chờ đợi”.
Dharavi là khu ổ chuột lớn nhất châu Á ở Ấn Độ và nổi tiếng với bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột”, có gần 1 triệu dân trong các túp lều, mật độ dân số gần 280.000 người trên mỗi km vuông. Quá khủng khiếp! Người ta ước tính rằng trong các khu ổ chuột như Dharavi, vi-rút SARS-CoV-2 có khả năng sinh đẻ cao hơn 20% so với điều kiện thông thường.
Nếu dịch bệnh bùng phát trong khu ổ chuột, thì tình hình sẽ vượt quá tầm kiểm soát, một khi ai đó bị nhiễm bệnh, khu ổ chuột có thể trở thành một “đĩa petri” giống như nuôi cấy vi-rút trong phòng thí nghiệm.
Không gian sống trong khu ổ chuột không thể cô lập!
Vào ngày 1 tháng 4, trường hợp COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại khu ổ chuột Dharavi. Bệnh nhân là một người đàn ông 56 tuổi, chính quyền thành phố nói rằng người đàn ông đã chết trên đường đến bệnh viện tối hôm được làm chẩn đoán. Điều tra dịch tễ, người đàn ông đó không đi đâu xa, không tiếp xúc hay liên lạc với những người bị nhiễm bệnh. Trong vòng 24 giờ sau, 2 trường hợp nữa được chẩn đoán ở khu ổ chuột, một người dọn dẹp 51 tuổi và một công dân ổ chuột 35 tuổi.
Chính quyền thành phố Mumbai ngay lập tức thiết lập 8 khu cách ly trong khu ổ chuột Dharavi, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mặc dù vậy, những người sống trong khu ổ chuột có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi họ sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh công cộng.
“Gia đình tôi có 5 người. Chúng tôi sử dụng nhà vệ sinh công cộng và chỉ có thể sử dụng nước cho mọi sinh hoạt từ vòi công cộng.” Shaik, cư dân ổ chuột Dharavi 51 tuổi sống đối diện với ngôi nhà của người bị nhiễm bệnh, cho biết.
Dharavi trở thành quả bom hẹn giờ lớn nhất của Mumbai.
“Chúng tôi đang nói về một khu ổ chuột, nơi có 10-12 người sống trong các túp lều bằng thiếc 10×10 feet = 4 mét vuông. Bạn không thể mong đợi họ ngồi ở nhà cả ngày” – Vinod Shetty, giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Acorn Foundation cho biết.
Tính đến ngày 14 tháng 4, Dharavi đã phát hiện 47 trường hợp dương tính, 4 ca trong số đó đã tử vong. Những con số này chưa chắc đã phải là con số thật, bởi lẽ chi phí xét nghiệm COVID-19 ở Ấn Độ vào khoảng 1,2 triệu đồng tiền Việt, tương đương nửa tháng lương cho một lao động phổ thông, nên không phải ai cũng có điều kiện xét nghiệm. Mặt khác, khả năng xét nghiệm của Ấn Độ cũng có vấn đề, phải mất 7 giờ để nhân viên y tế kiểm tra một công dân, trong khi thủ đô New Delhi chỉ có thể tiếp nhận 100 bệnh nhân mỗi ngày.
Kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở miền nam Kerala vào ngày 30 tháng 1, cho đến nay Ấn Độ mới chỉ xét nghiệm được cho 96.000 người, chủ yếu tập trung vào những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định.
Ấn Độ nằm trong những nước có tỉ lệ xét nghiệm thấp nhất thế giới.
Sự bùng phát của dịch bệnh là cách để kiểm tra tốt nhất toàn bộ hệ thống y tế của một quốc gia. Nhưng thật tiếc, nền y tế Ấn Độ dù được xây dựng từ rất lâu, nhưng nó vẫn đặc biệt mong manh.
Gần đây, 7 cư dân từ một ngôi làng ở vùng Puglia thuộc Tây Bengal, Ấn Độ đã trở về nhà của mình. Các bác sĩ địa phương yêu cầu họ ở nhà và tự cách li trong 14 ngày. Vì không có phòng cách li riêng biệt nên 7 người này chỉ có thể trèo lên cây để sống.
“Quả bom nhiệt hạch” liệu có được tháo ngòi nổ?
Mike Ryan, Giám đốc Chương trình Kế hoạch Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã từng nói: “Theo một nghĩa nào đó, liệu nhân loại có thể chiến thắng trong cuộc đối đầu với đại dịch COVID-19 này hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào sự kháng cự trong tương lai của Ấn Độ.”
Để kháng cự với COVID-19, chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu phong tỏa đất nước theo cách chưa từng có vào lúc 0:00 ngày 25 tháng 3.
Thời gian phong tỏa 21 ngày.
So với các quốc gia khác, thường dành khoảng 2 ngày để chuẩn bị cho người dân, việc phong tỏa đất nước của Ấn Độ rất khốc liệt. Từ thông báo đến thực hiện, chỉ chưa đầy 4 giờ chuẩn bị vào ban đêm cho 1,324 tỉ người trên cả nước.
WHO đã hoan nghênh Ấn Độ: “kịp thời, toàn diện và mạnh mẽ!”
Trong những ngày thành phố bị phong tỏa, một số lượng lớn video đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Ấn Độ, ghi lại hình ảnh cảnh sát đi tuần trừng phạt những người vi phạm bằng roi mây và gậy.
Những thành phố sau đó thực sự trống rỗng.
Tuy nhiên, đã xuất hiện một dòng thác người lao động nhập cư và làm việc tại các thành phố lớn bị mất nguồn sống, họ buộc phải trở về quê nhà với vợ con. Ngoài ra, vì sự đình trệ của giao thông công cộng, hàng chục ngàn công nhân phải chen chúc nhau vào xe hơi lách qua biển người, hoặc họ chỉ có thể chọn đi bộ đường dài để trở về quê hương.
Vào ngày Chủ nhật 12 tháng 4, một sĩ quan cảnh sát ở quận Patiala phía bắc bang Punjab, đã bị chặt tay trong khi thực hiện lệnh phong tỏa.
Thời điểm đó, 11 người Sikh đang ở trong một chiếc ô tô, bị cảnh sát dừng lại ở trạm kiểm tra, nhưng họ không đồng ý. Xung đột xảy ra, một người đã rút ra một thanh kiếm, chặt tay một sĩ quan cảnh sát và làm bị thương sáu sĩ quan cảnh sát khác. Sau khi tấn công cảnh sát, những người này đã trốn đến một ngôi làng gần đó, cảnh sát đã phong tỏa và nhóm tội phạm này đã nhận tội.
Ấn Độ dự kiến kết thúc phong tỏa vào hôm nay 14 tháng 4.
Nhưng hôm nay, Thủ tưởng Ấn Độ Narendra Modi ban đầu đã ra lệnh phong tỏa đất nước đến hết ngày 30 tháng 4, nhưng sau đó ông sửa lại thành ngày 3 tháng 5.
Nhưng,…
Ấn Độ vẫn là cái nôi văn hóa thế giới!
=======
Nguồn: BS Trần Văn Phúc