[COVID-19] Cai máy thở trên bệnh nhân Covid?

Rate this post

[  CAI MÁY THỞ Ở BỆNH NHÂN COVID?  ]
Mình vừa đọc được 1 bài thú vị của 1 nhóm tác giả ở Pháp trên tạp chí ATS. NGOÀI KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU THÌ MÌNH CŨNG CHIA SẼ PHÁC ĐỒ CAI MÁY THỞ CỦA TÁC GIẢ này để mọi người tham khảo
(Lưu ý là đây chưa chắc là phác đồ tối ưu, vì họ cai 28 ca cũng thất bại 9 ca, tuy nhiên mình thấy tỉ lệ đó là ổn, đó là chưa kể sau nghiên cứu này có thể họ sẽ làm tốt hơn

1-VỀ NGHIÊN CỨU
-Bệnh nhân Covid-ARDS nỗ lực hô hấp rất cao (respiratory effort), do đó mình cai máy sớm có nguy cơ thất bại và làm nặng bệnh nhân thêm ==> Giả thuyết: Nếu nỗ lực hô hấp của BN còn cao thì khả năng chưa cai máy được.
-Nhóm tác giả đo 2 chỉ số để thể hiện nỗ lực hô hấp của bệnh nhân (P0.1 và Pocc) và tìm mối liên quan với tỉ lệ thất bại liệu pháp cai máy.
-Kết quả và kết luận: P0.1 >4 cm H2O (Dự đoán thất bại: Ss 89%; Sp 74%) and Pocc < -15 cm H2O thì khả năng thất bại 24 giờ sau rất cao, nên từ từ cai
2-PHÁC ĐỒ CAI MÁY CỦA NHÓM TÁC GIẢ
Khi P/f >= 150mmHg mà đã ngưng thuốc dãn cơ được 6 giờ thì chuyển mode APRV
APRV cài đặt: Time high/time low 1s: 1.5-2s; P-high set để VT đạt 6-8ml/kg với Driving pressure =< 15; Plow tương ứng mức PEEP đang dùng trước đó).
Khi spontaneous MV > 50% setting MV => Chuyển mode PSV
Khi chuyển PSV
-Cứ mỗi 4 giờ, nếu Vte >= 6ml//kg và RR < 35  giảm PS
-Cứ mỗi 8 giờ, nếu P/f >= 200  Giảm PEEP (mỗi 2mmHg)
Rút nội khí quản (không cần thử nghiệm tự thở) khi: PS 5, PEEP =< 6 và đạt Vte 6ml/kg, RR < 35l/ph
THẤT BẠI VỚI NGHIỆM PHÁP CAI

Advertisement

Trong vòng 24 giờ (từ khi bắt đầu cai) ==> Giảm P/f > 20%, SpO2 < 88% (FiO2 >= 60%) trong 15ph; toan hô hấp mới xuất hiện
XỬ TRÍ:
-Vte thấp, nhịp thở > 35l/ph ==> Tăng PS dần lên tới 16
-Vte cao (> 8ml/kg) ==> Giảm PS dần xuống 0 hoặc tăng liều an thần
-SpO2/FiO2 < 150 ==> Tăng PEEP dần tới 16 (tăng mỗi lần 2mmHg)

NGUỒN: Esnault P et al. “High Respiratory Drive and Excessive Respiratory Efforts Predict Relapse of Respiratory Failure in Critically Ill Patients with COVID-19”. Am J Respir Crit Care Med. 2020 Oct 15;202(8):1173-1178

Tác giả: Nguyễn Phi Hùng

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …