[COVID-19] KIỂM TRA NHANH CORONA CHO KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH GIẢ VÌ NƯỚC NGỌT

Rate this post

KIỂM TRA NHANH CORONA CHO KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH GIẢ VÌ NƯỚC NGỌT

TS. DS. Tạ Thanh Sơn
Nguồn: Dược học thường thức
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho biết các xét nghiệm nhanh Covid 19 có thể cho kết quả dương tính giả đối với các đối tượng có sử dụng nước ngọt trước khi lấy mẫu ở miệng và cuống họng. Đại học Liverpool hiện đã kiểm tra các loại đồ uống khác nhau và công bố phát hiện của họ.
Có thể là hình ảnh về đồ uống
14 loại đồ uống, một loại nước khoáng và 13 loại nước ngọt – từ Coca Cola, nước ép trái cây đến Sprite, Fanta… đã được nhóm nghiên cứu từ Anh kiểm tra về ảnh hưởng của nó tới kết quả của xét nghiệm virus Corona. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tạo ra dung dịch nước từ bốn viên chất tạo ngọt và sử dụng chúng để kiểm tra kháng nguyên. Mỗi mẫu thử được để trong 2 giờ trước khi phân tích để đạt đến nhiệt độ phòng, sau đó 20 ml được đặt vào một thùng chứa đa năng vô trùng có dán nhãn và 1ml chất lỏng được hút vào ống chiết. Để chuẩn bị chất tạo ngọt, một viên của mỗi chất tạo ngọt được phép hòa tan trong 20 ml nước suối. Sau 5 phút, đảo mẫu 10 lần để đảm bảo trộn đều và 1ml được phân phối vào ống chiết. Giá trị pH của mẫu tương ứng, hàm lượng đường và các thành phần của các dung dịch cũng được đưa vào trong đánh giá.
Kết quả: Nếu thử nghiệm nhanh được thực hiện với nước khoáng sẽ cho kết quả âm tính như dự đoán. Bốn chế phẩm có chất tạo ngọt nhân tạo cũng đều dẫn đến kết quả xét nghiệm âm tính. Mười trong số 13 loại đồ uống khác cho kết quả dương tính hoặc dương tính yếu. Ba mẫu cho kết quả không hợp lệ. Đây chủ yếu là đồ uống với nước ép trái cây cô đặc.
Nước ngọt khiến xét nghiệm Covid-19 cho kết quả dương tính giả - BBC News Tiếng Việt
Nguyên nhân của hiện tượng trên vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tính axit của nước ngọt có thể là một lí do. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác không có mối tương quan rõ ràng giữa giá trị pH và kết quả xét nghiệm (dương tính hoặc dương tính yếu). Mối liên hệ với mức độ của hàm lượng đường cũng không thể được chứng minh. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool cho biết cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá xem chất bảo quản hoặc các thành phần khác có ảnh hưởng đến hiệu suất thử nghiệm hay không. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm đường miệng với nước ngọt cũng có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm. Do đó, lời khuyên đưa ra là các xét nghiệm nước bọt nhanh nên được thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn hoặc uống nước ngọt.
Advertisement

Cảm ơn tác giả TS. DS. Tạ Thanh Sơn đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y Khoa!

Nguồn: TS. DS. Tạ Thanh Sơn

Giới thiệu TrangSky

Check Also

Ca hình ảnh học 42: Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture)

Ca hình ảnh học 42:Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture) Một tình huống gãy mỏm …