ĐIỆN TÂM ĐỒ TĂNG KALI MÁU <> HẠ KALI MÁU
Như chúng ta đã biết, Kali máu bình thường nằm trong khoảng 3,5 mmol/L – 5 mmol/L. Theo nhiều nghiên cứu, tăng Kali máu có liên quan chặt chẽ với biểu hiệu trên điện tâm đồ. 𝙲á𝚌 𝚝𝚑𝚊𝚢 đổ𝚒 𝚝𝚛ê𝚗 đ𝚒ệ𝚗 𝚝â𝚖 đồ (𝙴𝙲𝙶) 𝚗𝚑ư 𝚙𝚑ứ𝚌 𝚋ộ 𝚀𝚁𝚂 𝚐𝚒ã𝚗 𝚛ộ𝚗𝚐, 𝚜ó𝚗𝚐 𝚃 𝚌𝚊𝚘, 𝚔𝚑𝚘ả𝚗𝚐 𝙿𝚁, 𝚀𝚃𝚌 𝚔é𝚘 𝚍à𝚒 𝚌ó 𝚝𝚑ể 𝚍ẫ𝚗 𝚝ớ𝚒 𝚜ó𝚗𝚐 𝙿 𝚐𝚒ả𝚖 𝚋𝚒ê𝚗 độ -> 𝚋𝚒ế𝚗 𝚖ấ𝚝 𝚜ó𝚗𝚐 𝙿 => 𝚛ố𝚒 𝚕𝚘ạ𝚗 𝚗𝚑ị𝚙 𝚝𝚑ấ𝚝 𝚍ạ𝚗𝚐 𝚑ì𝚗𝚑 𝚜𝚒𝚗 𝚟ớ𝚒 𝚀𝚁𝚂 𝚐𝚒ã𝚗 𝚛ộ𝚗𝚐, 𝚛𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ấ𝚝 𝚟à 𝚟ô 𝚝â𝚖 𝚝𝚑𝚞.
Do sự thay đổi tính thấm qua màng tế bào khi nồng độ Kali cao, do vậy có một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng này như tiêm tĩnh mạch canxi clorua hoặc kết hợp glucose và Insulin giúp chuyển Kali từ ngoại bào vào nội bào, kích thích beta 2 cũng như là natri bicarbonat. Nếu tăng kali quá mức có thể lọc máu.
Như vậy, ECG có thể là công cụ để tiên đoán chẩn đoán tăng Kali máu nặng và nhận biết tăng Kali máu!
𝐍𝐠ượ𝐜 𝐥ạ𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠 𝐡ợ𝐩 𝐇ạ 𝐤𝐚𝐥𝐢 𝐦á𝐮 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡 – 𝐧ặ𝐧𝐠 < 𝟑 𝐦𝐦𝐨𝐥/𝐋, 𝐬ó𝐧𝐠 𝐔 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐯à 𝐜𝐚𝐨 𝐡ơ𝐧 𝐬ó𝐧𝐠 𝐓 (𝐬ó𝐧𝐠 𝐔 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐜𝐡𝐞 𝐦ấ𝐭 𝐬ó𝐧𝐠 𝐓 𝐯à 𝐤𝐡𝐨ả𝐧𝐠 𝐐𝐔 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐱𝐞𝐦 𝐥à 𝐐𝐓 𝐤é𝐨 𝐝à𝐢). 𝐊𝐡𝐢 𝐡ạ 𝐊𝐚𝐥𝐢 𝐦á𝐮 𝐧ặ𝐧𝐠 𝐝ẫ𝐧 𝐭ớ𝐢 𝐫ố𝐢 𝐥𝐨ạ𝐧 𝐧𝐡ị𝐩 𝐧𝐡ư 𝐧𝐡ị𝐩 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡ấ𝐭 – 𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡ấ𝐭, 𝐛𝐥ố𝐜 𝐧𝐡ĩ 𝐭𝐡ấ𝐭, 𝐫ố𝐢 𝐥𝐨ạ𝐧 𝐧𝐡ị𝐩 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡…
Tác giả: 𝙳𝚛 𝙽𝚐𝚞𝚢ễ𝚗 𝙻𝚘𝚗𝚐, 𝚃𝙽𝚄
Link bài viết: [https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1807010463078237 ]
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Ths.Bs Nguyễn Văn Long đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!