[Dược lý] Nhóm kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào

Rate this post

Tham khảo: Lippincott ilusstrated reviews pharmacology 2019

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5239707/

Nội dung bài viết:

  • Cơ chế hoạt động ( Mechanism)
  • Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (Resistance)
  • Phân nhóm (Classification)
  • Phổ tác dụng (Spectrum activity )
  • Tác dụng phụ (Adverse effects)
  • Tương tác thuốc (Drugs interaction)

I. Nhóm Beta – lactam

1. Cơ chế tác dụng

Nguồn ảnh: Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, 9e, 2020.

Nguồn ảnh: Robbins Basic Pathology, Ch. 9: Adapted from Figures 9.2 and 9.3. 2018

– Màng tế bào cả vi khuẩn gram dương và gram âm đều có lớp peptidoglycan có vai trò tạo nên bộ khung của tế bào, với sự tham gia của men Transpeptidase thêu dệt nên.

– Kháng sinh betalactam bám vào Penicillin binding protein – chất xúc tác cho men transpeptidase, khi đó làm vách tế bào trở nên yếu ớt và vi khuẩn bị ly giải.

2. Cơ chế đề kháng kháng sinh

– Vi khuẩn sản xuất ra các Beta – lactamase thuỷ phân và phá huỷ hoạt động của kháng sinh

  • Penicillinase
  • Cephalosporinase (AmpC beta-lactamase) – đề kháng các cephalosporins thế hệ đầu
  • ESBL – đề kháng các cephalosporins thế hệ 3-4, được sản xuất ra bỏi các dòng vi khuẩn như coli and Klebsiella spp
  • Carbapenemase do các dòng vi khuẩn như Enterobacteriaceae , Klebsiella pneumoniae
  • Giảm tính thấm của kháng sinh: giảm tính thấm của kháng sinh qua lớp ngoài cùng của vách tế bào, ngăn cản sự tiếp cận với penicillin binding proteins (PBP),vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa làm rất tốt điều này. Ngoài ra vi khuẩn Klebsiella pneumoniae còn có các bơm hoạt động bằng cách bơm kháng sinh ra khỏi vị trí tiếp cận với penicillin binding proteins (PBP)
  • Thay đổi cấu trúc PBP làm cho ái lực của beta – lactam với protein này giảm hẳn, cơ chế này hay gặp ở dòng vi khuẩn tụ cầu vàng đề kháng Methicilin (MRSA)

3 .Phân nhóm và phổ tác dụng

– Beta – lactam được chia làm 4 nhóm

Nguồn ảnh: researchgate.net

 

a. Penicillin

Penicillin có nguồn gốc tự nhiên

  • Gồm có penicillin G, penicillin V, benzathine penicillin
Phổ tác dụng Lựa chọn thuốc

Liện hệ lâm sàng

–         Phổ tác dụng hẹp

–         Chống lại các vi khuẩn gram dương như liến cầu và một số gram dương kị khí

–         Giang mai

–         Não mô cầu

–         Vi khuẩn kị khí Clostridium perfringens

–         Penicillin G (IV)

–         Penicillin V dạng uống

–         Benzathine penicillin chỉ được tiêm trong cơ

 

– Penicillin chống tụ cầu

  • Gồm có dicloxacillin, nafcillin, oxacillin
Phổ tác dụng Lựa chọn thuốc

Liên hệ lâm sàng

–         Phổ hẹp

–         Chống lại các dòng liên cầu, tụ cầu

–         Chống lại tụ cầu vàng tiết penicillinase

–         Tụ cầu nhạy với Methicilin –         Gây độc cho thận nên cần theo dõi

–         Tương tác với thuốc kháng vitamin K

– Aminopenicillin

  • Gồm amoxicillin, ampicillin
  • Thường kết hợp với các chất ức chế beta – lactamase
  • Hay gặp các dạng kết hợp như ampicilin/sulbactam, amoxicilin/clavulanate

 

Phổ tác dụng

Lựa chọn thuốc

Liên hệ lâm sàng

–          Mở rộng phổ lên các vi khuẩn gram (-) đường ruột

–         Ngoài ra có tác dụng lên H.influenzae, E.coli

–         Nhạy với Enterococal, Listeria, Helicobacter pylori

–         Dùng trong các vết thương vật nuôi cắn

–         Viêm xoang

–         Amoxicilin có sinh khả dụng tốt hơn hẳn Ampicillin nên hay dùng dưới dạng uống hơn

– Kháng sinh chống Pseudomonas spp

  • Piperacillin/tazobactam
  • Ticarcillin/ claculanate

Phổ tác dụng

Lựa chọn thuốc

Liên hệ lâm sàng

–         Tác dụng tốt lên Pseudomonas spp –         Bảo phủ tốt vi khuẩn Pseudomonal –         Tác dụng giảm ba dòng tế bào máu khi sử dụng lâu dài

– Các chất ức chế beta – lactamase

  • Mặc dù tác dụng lên vi khuẩn yếu, nhưng có tác dụng giảm thuỷ phân các beta – lactam nên bảo tồn hoạt động của các beta -lactam
  • Amoxicillin/clavulanate
  • Ampicillin/sulbactam
  • Piperacillin/tazobactam
  • Ceftazidime/avibactam
  • Meropenem/vaborbacta
  • Imipenem/relebactam

 

4.Tác dụng phụ và tương tác thuốc

a. Quá mẫn

– Chỉ gặp khoảng 5% bệnh nhân với các triệu chứng phù mạch, mẩn đỏ ở mặt, cổ, tay, thậm chí là phản vệ

– Các dòng beta -lactam có dị ứng chéo với nhau, ngoại trừ Aztreonam

b. Ngộ độc thận:

– Methicillin có thể hay viêm thận mô kẽ

c. Tiêu chảy

–  Dùng penicillin thời gian dài có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy, thậm chí trong một số trường hợp gây viêm đại tràng giả mạc do vi khuẩn kị khí Clostridium difficile

d. Phản ứng Jarisch–Herxheimer

– Bệnh nhân dùng penicillin trị giang mai có thể gây phản ứng Jarisch–Herxheimer, là phản ứng xảy ra sau vài giờ dùng thuốc với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nổi ban da

– Hay gặp khi dùng beta – lactam trong điều trị các bệnh như giang mai, Lyme, leptospirosis

 

 

 

 

Giới thiệu Dr.T

Check Also

[Chia sẻ] Những cơn thèm ăn tiết lộ gì về sức khỏe bạn?

Thèm gì ăn nấy liệu có đúng hem? Cơ thể đang phát tín hiệu thèm …