[Giải phẫu số 1] Xương khớp chi trên

Rate this post

Ở người, có bốn chỉ gồm hai chỉ trên và hai chi dưới, dính với thân bởi vai và hông. Chi trên và chi dưới tương đối giống nhau, chỉ khác là bàn tay ở chi trên trong quá trình lao động đã dần dần biến đổi thành một khí cụ dùng để cầm nắm. Còn chi dưới, chức phận khác với chi trên, chỉ dùng để nâng đỡ, đứng và đi. Chi trên sấp, ngửa và gấp ra trước. Chi dưới gấp ra sau.

Xương chi trên gồm có :

– Các xương ở vai : có 2 xương (xương đòn và xương vai) gọi chung là đại vai.

– Xương ở cánh tay : có 1 xương (xương cánh tay) dài hơi xoắn theo trục ra phía trước.

– Các xương ở cẳng tay : có 2 xương (xương trụ và xương quay). Khi cẳng tay ngửa, 2 xương nằm song song, xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài.

– Các xương ở cổ tay : có 8 xương nhỏ, gọi chung là khối xương cổ tay. Các xương này xếp làm hai hàng, mỗi hàng có 4 xương.

– Các xương ở bàn tay : có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 xương, ngón cái có 2 xương.

Các xương ở chi trên được liên kết với nhau bởi các khớp động (H.2.1)

ĐAI VAI

(cingulum membri superior)

XƯƠNG ĐÒN

Xương đòn (clavicula) là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai. Xương nằm ngang phía trước và trên của ngực. Thân xương dẹt, cong hình chữ S, Đầu xương phía ngoài khớp nối với mỏm cùng vai. Đầu xương phía trong nối với xương ức.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương nằm ngang.

– Đầu dẹt ra ngoài.

– Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.

– Mặt có rãnh xuống dưới. Đặc điểm của xương đòn người Việt Nam dài trung bình 13,75 cm rộng chu vi 3,73 cm, nói chung rất mạnh.

2. MÔ TẢ

2.1. THÂN XƯƠNG : Có hai mặt, hai bờ.

2.1.1. Mặt trên: phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn, sờ rất rõ ngay dưới da (H.2.2A).

2.1.2. Mặt dưới : rất gồ ghề, ở phía trong có vết ấn dây chằng sườn đòn (impressio lig, Costoclavicularis) để dây chằng sườn đòn bẩm và ở phía ngoài có củ nón (tuberculum conoideum) và đường thang (linea trapezoidea) để dây chằng nón và dây chằng thang bám. Ở phía giữa của mặt dưới có một rãnh nằm dọc theo xương để cơ dưới đòn bám (H.2.2B).

2.1.3. Bờ trước : Phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề, phía trong lối và dày.

2.1.4. Bờ sau : Phía ngoài lồi, gồ ghề, phía trong lõm.

2.2. ĐẦU XƯƠNG :

2.2.1. Đầu ức (extremitas sternalis) ở trong dày và to, có diện khớp ức (facies articularis sternalis) khớp nối với xương ức.

2.2.2. Đầu cùng vai (extremitas acromialis) ở ngoài dẹt và rộng, có diện khớp mỏm cùng (facies articularis acromialis) khớp nối với mỏm cùng vai của xương vai.

Xương đòn nối với xương vai tạo thành một nửa vòng đại cho mỗi bên thân mình. Mỗi nửa đại chỉ khớp với xương ức ở phía trước. Vì vậy, vòng đai có thể chuyển động rộng rãi. Khi chấn thương : ngã, đập vào vai ở tư thế chống khuỷu hay bàn tay xuống đất… chấn thương truyền đến đại vai làm tổn thương hai xương của đai vai. Tuy nhiên vì xương vai chuyển động được nhiều, xương đòn ít chuyển động hơn nên cũng dễ gãy hơn. Điểm yếu thường gãy của xương đòn ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong.

XƯƠNG VAI

Xương vai (scapula) dẹt, hình tam giác nằm áp phía sau trên của lồng ngực.

1. ĐỊNH HƯỚNG.

– Gai vai ra sau.

– Góc có diện khớp hình soạn lên trên và ra ngoài.

2. MÔ TẢ.

Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.

2.1. CÁC MẶT.

2.1.1. Mặt sườn (facies costalis) (H.2.3) lõm, gọi là hố dưới vai (fossa subscapularis), trong hố có nhiều gờ chếch hình nan quạt giúp cho cơ dưới vai bám được chắc hơn.

2.1.2. Mặt lưng (facies dorsalis) (H.2.4) có gai vai (sping scapulae) chạy chếch lên trên và ra ngoài. Phần ngoài của gai dẹt gọi là mỏm cùng với (acromion), ở đó có diện khớp mỏm cùng vai (facies articulari acromii) để tiếp khớp với diện khớp mỏm cùng của xương đòn. Gai vai, mỏm cùng với nằm rất nông, dễ dàng sờ thấy ngay dưới da và chia mặt lưng làm hai hố : hố dưới gai (fossa infraspinata) và hố trên gai (fossa supraspinata).

 

2.2. CÁC BỜ

2.2.1. Bờ trên (margo superior) phần trong mỏng, ngoài dầy, hai phần cách nhau bởi khuyết vai (incisura scapulae) hay còn gọi là khuyết qua. Phía ngoài có mỏm quạ (processus coracoideus) nhô chếch lên trên rồi gập góc ra trước và ra ngoài.

2.2.2. Bờ ngoài (margo lateralis) phía dưới mỏng, phía trên dày tạo thành một cột trụ để nâng đỡ mặt khớp ở góc ngoài.

2.2.3. Bờ trong (margo medialis) mỏng và sắc. Thẳng ở 3/4 dưới và chếch ra ngoài ở 1/4 trên, tạo nên một góc mở ra ngoài, góc này là nơi bắt đầu của gai vai.

2.3. CÁC GÓC

2.3.1. Góc trên: hơi vuông. | 2.3.2. Góc dưới : hơi tròn.

2.3.3. Góc ngoài : có một hõm khớp hình trái soạn to ở đầu dưới, hơi lõm gọi là ổ chảo (capitas glenoidalis). Ô chảo dính với thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai (collum scapulae). Phía trên và dưới ổ chảo có hai củ nhỏ : củ trên ổ chảo (tuberculum supraglenoidale) và củ dưới ổ chảo (tuberculum infraglenoidale) (H.2.3.).

Đặc điểm của xương vai người Việt Nam (nghiên cứu trên 100 xương) : xương vai hình tam giác trong 55%, bốn cạnh 16%, còn 29% hình không rõ rệt. Cao trung bình 14,36 cm và ngang 9,6 cm. Ô chảo hình quả lê (đầu to ở dưới) trong 55%, còn 45% hình bầu dục. Khuyết vai chỉ thấy trong 24%, biến thành lỗ 13%, còn phần nhiều là trũng, không có lỗ hay mẻ rõ rệt. Mỏm quạ rất dầy ở đoạn thẳng, trái lại dài và mảnh ở đoạn ngang. Mỏm cùng với hình bốn cạnh (40%) hay tam giác (34%).

XƯƠNG CÁNH TAY

Xương cánh tay (humerus) là một xương dài, nối với xương vai ở trên và hai xương cẳng tay ở dưới.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương đứng thẳng.

– Đầu tròn lên trên, hướng vào trong.

– Rãnh ở đầu này hướng ra trước.

2. MÔ TẢ

Thân xương có ba mặt, hai bờ. Xương có hai đầu : trên và dưới (H.2.5).

2.1. THÂN XƯƠNG.

2.1.1. Mặt trước ngoài (facies anterior lateralis) Khoảng giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lỗi củ đen ta (tuberositas deltoidea) (H.2.5A).

2.1.2. Mặt trước trong (facies anterior medialis) : Phẳng và nhẫn. Ở giữa có lỗ nuôi xương. 1/3 trên có một đường gờ gọi là mào củ bé (crista tuberculi minoris) (H.2.5A).

2.1.3. Mặt sau (facies posterior) : Có một rãnh xoắn chếch xuống dưới và ra ngoài gọi là rãnh thần kinh quay (sulcus n.radialis). Trong rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cảnh tay sâu. Dây thần kinh quay rất dễ tổn thương khi gẫy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới xương cánh tay (H.2.5B).

2.1.4. Bờ : Thân xương cánh tay có ba mặt, tương ứng với ba bờ. Nhưng bờ trước ở trên không rõ ràng, ở phía dưới lại chẽ ra hai gờ nhỏ bao quanh hố vẹt cho nên người ta coi như thân xương chỉ có hai bờ : bờ trong margo medialis) và bờ ngoài (margo lateralis), hai bờ này rất rõ ở phía dưới và là chỗ bám của hai vách gian cơ trong và ngoài.

2.2. ĐẦU XƯƠNG:

2.2.1. Đầu trên là chỏm (caput humeri) hình 1/3 trái cầu. Ở xương tươi, chỏm được che phủ bởi sụn khớp. Phần xương ở mép sụn khớp là một chỗ thắt gồ ghề, gọi là cổ giải phẫu (collum anatomicum). Trục của đầu xương hợp với trục của thân xương một góc khoảng 130°.

Phía ngoài chỏm và cổ giải phẫu có hai củ. Củ bé (tuberculum minus) ở trong và củ lớn (tuberculum majus) ở ngoài. Giữa hai củ là rãnh gian củ (sulcus intertubercularis). Rãnh này chạy dài xuống mặt trước trong của thân xương. Rãnh có hai bờ, bờ ngoài là mào củ lớn (crista tuberculi majoris) và bờ trong là màu củ bé (crista tuberculi minoris). Đầu trên nối với thân xương bởi một chỗ hẹp gọi là cổ phẫu thuật (collum chirurgicum). Thường hay gẫy xương ở đây (H.2.5B)

2.2.2. Đầu dưới dẹt, hơi bè ngang và cong ra trước, được coi như một lồi cầu (condylus humeri) gồm :

– Chỏm con (capitulum humeri) ở phía ngoài. Nhìn ở phía trước giống hình cầu (còn gọi là lồi cầu). Phía trên hơi lõm gọi là hố quay (fossa radialis) (H.2.5A).

– Ròng rọc (trochlea humeri) nằm bên trong, hình ròng rọc, mặt trước trên có hố vẹt (fossa coronoidea), mặt sau có hố mỏm khuỷu (fo88a oleerani) (H.2.5B)

– Phía trên trong và trên ngoài của chỏm con và ròng rọc là hai mỏm : Mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis) và mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialis). Giữa mỏm trên lồi cầu trong và mỏm khuỷu của xương trụ là rãnh thần kinh trụ (sulcus ulnaris), có dây thần kinh trụ đi qua. Các mỏm xương này đều có thể sờ thấy ngay dưới da và là những mốc quan

trọng trong việc khám các bệnh về xương khớp khuỷu và dây thần kinh trụ. Ở trẻ em thường hay gãy ở đầu dưới xương cánh tay, nhất là gãy ở các mỏm trên lồi cầu trong hoặc ngoài. Mỏm gãy thường bị các cơ bám ở các mỏm kéo xuống làm di lệch nhiều, do đó việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Đặc điểm của xương cánh tay người Việt Nam (nghiên cứu trên 80 xương): xương cánh tay người Việt Nam dài 29,9 cm (64% đo từ 28 cm đến 32 cm). Chu vi ở chỗ nhỏ nhất là 5,8 cm. So sánh với xương của người Âu, xương người Việt Nam tuy ngắn và bé hơn nhưng cũng mạnh bằng. Xương bị xoắn ít hơn 145° đối với 162° trên xương người Âu, chỏm tròn (cao 3,8 cm, rộng 3,42 cm). Đầu dưới do trung bình 5,8 cm đi từ mỏm ngoài trên lồi cầu tới mỏm trong trên ròng rọc. Có 3,8% xương bị thủng ở hố khuỷu.

XƯƠNG QUAY

Xương quay (radius) là một trong hai xương của cẳng tay, 1/5 trên thẳng, 4/5 dưới cong; nằm dọc phía ngoài cẳng tay (H.2,6).

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương đứng thẳng

– Đầu lớn ở dưới.

– Mầu nhọn đầu lớn ở ngoài và mặt có nhiều rãnh ra phía sau.

2. MÔ TẢ

Thân xương có ba mặt, ba bờ. Đầu xương có hai: đầu trên và đầu dưới (H.2.6).

2.1. THÂN XƯƠNG

2.1.1. Các mặt: Có ba mặt: mặt trước (facies anterior), mặt sau (facies posterior) và mặt ngoài (facies lateralis). Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay (tuberositas radii), xuống dưới rộng dần, khoảng giữa có lỗ nuội xương.

Hai mặt trước và sau hơi lõm, mặt ngoài lồi.

2.1.2. Các bờ: có ba bờ: bờ trước (margo anterior), bờ sau (margo posterior) và bờ gian cốt (margo interosseus), Bờ gian cốt sắc, hướng vào trong.

2.2. ĐẦU XƯƠNG

2.2.1. Đầu trên: có chỏm xương quay (caput radii) gồm:

– Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay.

– Một diện khớp vòng xương quay (circumferentia articularis) (vành quay) sẽ tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ. Ở xương tươi, các diện khớp này đều có sụn bọc che phủ. B

– Cổ xương quay (collum radii) dài khoảng 10 – 12mm, hình ống.

– Lồi củ quay (tuberositas radii) là nơi bám của cơ nhị đầu.

Từ phần trên lồi củ quay, trục xương đứng thẳng. Từ phần dưới thân xương hơi uốn cong. (H.2.7B và C).

Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân (H.2.73). Nhờ góc này nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa được. Khi gẫy, xương quay có thể bị gập góc hoặc hai khúc gẫy chồng lên nhau làm cho cử động sấp ngửa bị giảm hoặc mất.

2.2.2. Đầu dưới : Ba mặt ở thân xương quay khi tới đầu dưới sẽ có thêm một mặt nữa thành bốn mặt. Mặt thêm vào là mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên. Mặt trong hình tam giác, ở dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ (incisura ulnaris) xương quay (H.2.7C).

Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay (H.2.73).

Mặt dưới là mặt khớp với các xương cổ tay, có diện khớp cổ tay (facies articularis carpea). Mặt dưới hình tam giác, đỉnh ở ngoài. Ở nơi đây có một mấu nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm (processus styloideus) (H.2.7A). Mỏm trâm ở ngay dưới da cổ tay.

Xương quay có thể bị gẫy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương. Vì đầu dưới ở ngay dưới da nên khi gẫy, di lệch nhìn thấy rất rõ ràng.

Đặc điểm của xương quay người Việt Nam : Xương quay của người Việt Nam dài 23,25 cm, chu vi là 3,8 cm (đo ở chỗ nhỏ nhất, ở dưới lồi củ nhị đầu). Chỉ số khỏe là 17,1. Thân xương đo được 15 mm ở chỗ rộng nhất và dầy 10 mm (ở chỗ đó). Góc cổ thân trung bình 16295 (157° – 170°).

XƯƠNG TRỤ

Xương trụ (ulna) là một xương dài, hơi uốn hình chữ S nằm dọc theo mé trong cẳng tay.

1. ĐỊNH HƯỚNG.

Đặt xương đứng thẳng

– Đầu lớn lên trên,

– Mặt khớp lõm của đầu này ra trước.

– Cạnh sắc của thân xương ra ngoài.

2. MÔ TẢ

Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt, ba bờ. Xương có hai đầu ở trên và dưới (H.2.8).

2.1. THÂN XƯƠNG

2.1.1. Các mặt:

– Mặt trước (facies anterior) : nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi.

– Mặt sau (facies posterior) hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Ở trên có một diện tam giác cho cơ khuỷu bám. Ở dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong lõm, có cơ duỗi cổ tay trụ bám. Phần ngoài có các cơ thuộc lớp sâu của cẳng tay sau (H.2.8B).

– Mặt trong (facies medialis) có cơ gấp sâu các ngón tay bám ở trên.

2.1.2. Các bờ :

– Bờ trước (margo anterior) nhẵn.

– Bờ sau (margo posterior) hình chữ S ở ngay dưới da, sờ rõ ở phía trên.

– Bờ gian cốt (margo interosseus) mảnh và sắc.

2.2. ĐẦU XƯƠNG

2.2.1. Đầu trên: Đầu trên xương trụ rất to gồm hai mỏm và hai mặt khớp.

– Mỏm khuỷu (oleccanon) hình tháp bốn mặt, có hai mặt trong, ngoài, một mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh tay, một mặt trên nhô ra trước như mỏ chim. Khi khuỷu duỗi, mỏ này nằm trong hố mỏm khuỷu của đầu dưới xương cánh tay (H.2.8A).

– Mỏm vẹt (processus coronoideus) nhô ra ở phía mặt trước của đầu trên. Phía trên mỏm vẹt khớp với ròng rọc. Khi khuỷu gấp, đỉnh mỏm vẹt áp vào hố vẹt của đầu dưới xương cánh tay.

– Khuyết ròng rọc (incisura trochlearis) hình bán nguyệt, khớp với ròng rọc xương cánh tay. Ở giữa có gờ thẳng và hai bên là hai sườn chếch ra hai phía ngoài và trong.

– Khuyết quay (incisura radialis) ở mặt ngoài của mỏm vẹt, khớp với vành của xương quay.

2.2.2. Đầu dưới : lồi thành một chỏm (caput ulnae). Tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay bởi một diện khớp vòng (cirumferentia articularis). Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ (processus styloideus).

Xương trụ dài hơn xương quay, nhưng mỏm trầm xương quay xuống thấp hơn mỏm trâm xương trụ. Mặt khác, xương quay cong như cánh cung còn xương trụ ví như dây cung, vì vậy xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngửa được (H.2.6).

Xương trụ người Việt Nam dài trung bình 24,9 cm (đo theo bề dài nhất), chu vi là 3,37 cm (đo ở chỗ nhỏ nhất). Hình xương thay đổi tùy theo sự phát triển nhiều hay ít của mào gian cốt. Rộng 15 mm và dầy 12mm, chỉ số giống như xương người châu Âu.

CÁC XƯƠNG CỔ TAY

Khối xương cổ tay (carpus) có tám xương cổ tay (ossa carpi) xếp làm hai hàng : trên và dưới.

Tính từ ngoài vào trong, hàng trên có bốn xương (H.2.9).

– Xương thuyền (os scaphoideum).

– Xương nguyệt (os lunatum).

– Xương tháp (os triquetrum).

– Xương đậu (os pisiforme).

Hàng dưới cũng có bốn xương :

– Xương thang (os trapezium)

– Xương thê (os trapezoideum).

– Xương cả (os capitatum).

– Xương móc (os hamatum). Khi gấp bàn tay, bốn xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay, còn bốn xương hàng dưới theo xương đốt bàn tay gấp vào bốn xương hàng trên.

MÔ TẢ

Nhìn chung mỗi xương có sáu mặt. Có các mặt không tiếp khớp (mặt phía gan và mu tay). Có các mặt tiếp khớp với các xương ở trên, ở dưới hoặc bên cạnh. Ở mặt phía gan tay, các xương cổ tay tạo thành rãnh cổ tay (sulcus carpi) nhờ :

– Ở phía ngoài : mặt trước xương thuyền nhô lên một củ : củ xương thuyền (tuberculum oss. scaphoidei), mặt trước xương thang cũng có một củ : củ xương thang (tuberculum Oss. trapeizii).

– Ở phía trong : xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xương này. Ở dưới mặt trước xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc (hamulus oss, hamati).

Có mạc giữ gân gấp (retinaculum flexorum) bám vào các củ và mấu, biến rãnh cổ tay thành ống để các gân cơ gấp, mạch và thần kinh đi qua.

Nhìn chung, các xương cổ tay có thể ví như một ổ bị nằm giữa hai xương cẳng tay và năm xương bàn tay, làm cho cử động cổ tay được mềm mại. Các xương cổ tay thường ít gẫy, nhưng khi gẫy, thường ở chỗ eo xương thuyền hoặc trật xương nguyệt.

CÁC XƯƠNG ĐỐT BÀN TAY

Khối xương bàn tay (metacarpus) gồm có năm xương dài được gọi theo số thứ tự từ ngoài vào trong là từ 1 đến V. (ossa metacarpalia I- V) (H. 2.10).

MÔ TẢ.

Mỗi thần xương có ba mặt : trong, ngoài và sau, tương ứng với ba bờ : trong, ngoài và trước. Đầu xương ở trên gọi là nền, đầu dưới là chỏm.

1. Thân xương (corpus) hơi cong ra trước, hình lăng trụ tam giác có mặt sau và hai mặt bên làm cho lòng bàn tay thích nghi với chức năng cầm nắm.

2. Nền (basis) có diện khớp với xương cổ tay. Trừ xương đốt bàn tay I, mỗi xương đều khớp với xương đốt bàn tay bên cạnh. Các xương đều có đặc điểm riêng :

– Xương đốt bàn I, nền hình yên ngựa.

– Xương đốt bàn II, nền hình cái viên hai răng.

– Xương đốt bàn III, nền hơn nhọn, có một mỏm trâm (processus styloideus).

– Xương đốt bàn IV, nền hơi nông.

– Xương đốt bàn V, nền nhô lên một củ nhỏ.

3. Chỏm (caput) hình chỏm cầu để khớp với nền đất gần của các ngón tay.

CÁC XƯƠNG NGÓN TAY

Mỗi ngón có ba đốt xương (ossa digitorium manus) : đốt gần, đốt giữa, đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay xuống. Trừ ngón cái có hai đốt (H.2.11).

1. ĐỐT NGÓN GẦN (phalanx proximalis).

Thân (corpus phalangis) hơi cong ra trước, có hai mặt : mặt trước phẳng, mặt sau tròn hơn. Nền (basis phalangis) là hõm khớp tiếp khớp với chỏm xương đốt bàn tay. Chỏm (caput phalangis) ở dưới, tiếp khớp với nền đất giữa.

2. ĐỐT NGÓN GIỮA (phalanx media).

Thân cong như đốt gần, có hai mặt. Nền hình ròng rọc, có gờ ở giữa và hai sườn bên. Chỏm ở đầu dưới tiếp khớp với nền của đất xa.

3. ĐỐT NGÓN XA (phalanx distalis).

Thân rất bé. Nền tiếp khớp với chỏm đốt ngón giữa, đầu trước (chỏm) hình móng ngựa, mặt sau nhắn, mặt trước gồ ghề.

Các đốt ngón, cũng như các xương bàn rất hay gãy do ở ngay dưới da phía mu bàn tay là nơi dùng để che đỡ; khi gãy, xương dễ bị gập góc, di lệch làm giảm hoặc mất cử động gấp, duỗi các ngón và có thể làm ngón tay chồng lên nhau khi bàn tay nắm lại.

Đặc điểm của xương đốt bàn tay và ngón tay người Việt Nam (đo trên 70 bàn tay) : trung bình, xương đốt bàn tay đo được (tính bằng mm) đốt bàn I: 44,7 ; đốt bàn II : 65,8 ; đốt bàn III : 63,2 : đốt bàn IV : 67,3 ; đốt bàn V: 50,3.

Trung bình : ngón I đo 51,6 (tính bằng mm) (đốt gần 28,6 ; đốt xa 23,0 ; ngón II đo 81,7 (đốt gần 39,2 ; đốt giữa 24,6 ; đốt xa 17,9); ngón III đo 87,1 (đốt gần 42,6 ; đốt giữa 26,9; đốt xa 17,6); ngón IV đo 80,8 (đốt gần 39,0 ; đốt giữa 23,9 ; đốt xa 17,1) ; ngón V đo 66,0 (đốt gần 31,0; đốt giữa 18,9 ; đốt xa 16,1).

Một đặc điểm của người Việt Nam là ngón II dài hơn ngón IV (đây chỉ nói riêng về tổng số bề dài của các đốt).

XƯƠNG VỪNG

Xương vừng (ossa sesamoidea) là một loại xương nhỏ, tròn hay bầu dục ở quanh khớp xương hay ở trong các gân, làm tăng cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân.

– Loại xương vừng ở quanh khớp thường thấy ở khớp đốt bàn – ngón tay, ngón tay – ngón tay và khớp đốt bàn chân – ngón chân, ngón chân – ngón chân. Ở ngón tay cái và ngón chân cái bao giờ cũng có hai xương vừng ở hai cạnh khớp bàn ngón.

– Loại xương vừng trong gân chỉ có ở chi dưới như xương bánh chè nằm trong gân cơ tứ đầu hoặc xương vững của cơ bụng chân, cơ chầy sau, cơ mác dài v.v…

KHỚP VAI

Khớp vai (articulatio humeri) là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo xương vai vào chỏm xương cánh tay. Khớp vai nấp dưới vòm đòn – cùng vai.

1. MẶT KHỚP

1.1. CHỎM XƯƠNG CÁNH TAY : Hình 1/3 quả cầu có sụn khớp che phủ. Phần xương ở mép sụn khớp gọi là cổ giải phẫu.

1.2. Ổ CHẢO XƯƠNG VAI : là một hõm nông hình trái soan, cao khoảng 35 mm, rộng 25mm, và nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay.

1.3. SỤN VIÊN : Là một vành sụn bám vào chung quanh ổ chảo. Sụn viền làm cho ổ chảo sâu, rộng thêm để tăng diện tích tiếp xúc với chỏm xương cánh tay. Phía dưới sụn viền có hở một lỗ và chui qua lỗ đó là một túi cùng hoạt dịch (H.2.12).

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis): Ở trên bọc chung quanh ổ chảo. Ở dưới bọc quanh đầu trên xương cánh tay từ cổ giải phẫu (ở phía trên) tới cổ phẫu thuật (ở phía dưới) và cách sụn khớp độ 1cm (H.2.12).

2.2. DÂY CHẰNG (H.2.13).

2.2.1. Dây chằng quạ cánh tay (lig. coracohumerale) là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Giữa hai chẽ bám vào hai củ có đầu dài gân cơ nhị đầu đi qua.

2.2.2. Các dây chằng ổ chảo cánh tay (ligg. glenohumeralia) gọi là dây chằng nhưng thực sự chỉ là những phần dầy lên của bao khớp ở mặt trên và trước. Có ba dây chằng :

– Dây chằng trên : từ vành trên ổ chảo tới đầu trên củ nhỏ.

– Dây chằng giữa : từ vành trên ổ chảo tới nền củ nhỏ.

– Dây chằng dưới : từ vành trước ổ chảo tới cổ phẫu thuật.

Ba dây chằng trên trông giống như hình chữ Z. Ở trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng nhưng có cơ dưới vai tăng cường. Ở dưới dây chằng giữa là chỗ yếu nhất của bao khớp. Đầu xương cánh tay thường bị trật ở chỗ này (sai khớp vai trước trong).

Advertisement

3. BA0 HOẠT DỊCH

Là một bao áp vào mặt trong bao khớp, bên trong chứa hoạt dịch làm cho cử động khớp được dễ dàng. Bao có ba đặc điểm :

– Bọc vòng quanh đầu dài gân cơ nhị đầu; do đó gân này tuy nằm trong bao khớp nhưng ở ngoài bao hoạt dịch.

– Qua lỗ hổng ở dưới sụn viền của bao khớp, bao hoạt dịch liên quan trực tiếp với mặt sau của cơ dưới vai.

– Bao hoạt dịch thông với túi thanh mạc của các cơ dưới vai, cơ nhị đầu và cơ đenta.

4. LIÊN QUAN

Với những cơ bọc chung quanh

4.1. LIÊN QUAN TRƯỚC : Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ dưới vai vv…

4.2. LIÊN QUAN SAU: Các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé.

4.3. LIÊN QUAN NGOÀI : Cơ đenta phủ ở ngoài khớp tạo thành 1 vai (chỏm xương lồi ra 3/4 phía trước). Trật khớp vai khi thấy vai lõm rộng không có ụ và trông như bị chém bởi một nhát rìu (dấu hiệu sai khớp).

5. ĐỘNG TÁC

Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rất rộng : Ra trước 90°, ra sau 45°; Khép 30°; dạng 90°; xoay ngoài 60°; xoay trong 90°; Và khi phối hợp tất cả, có động tác quay vòng.

KHỚP KHUỶU

Khớp khuỷu (articulatio cubiti) gồm ba khớp:

– Khớp cánh tay trụ (articulatio humeroulnaris) thuộc loại khớp ròng rọc.

– Khớp cánh tay quay (articulatio humeroradialis) thuộc loại khớp chỏm.

– Khớp quay trụ gần (articulatio radioulnaris proximalis) thuộc loại khớp xoay.

1. MẶT KHỚP

1.1. Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc. Trên ròng rọc, có ở phía trước là hố vẹt và phía sau là hố khuỷu.

1.2. Đầu xương trụ gồm có khuyết ròng rọc và khuyết quay. 1.3. Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis).

– Ở phía trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay cách xa chu vi sụn khớp của chỏm con và ròng rọc.

– Ở phía dưới, bên xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp, bên xương quay bao khớp bám thấp hơn vào cổ xương quay do đó chỏm xương quay xoay tự do trong bao khớp (H.2.14).

2.2. DÂY CHẰNG

Khớp khuỷu chỉ có động tác gấp, duỗi nên các dây chằng cánh tay – trụ – quay ở hai bên rất chắc. Ngoài ra còn có các dây chằng ở khớp quay – trụ trên mà động tác chính là sấp ngửa.

2.2.1. Dây chằng khớp cánh tay – trụ – quay.

2.2.1.1. Dây chằng bên trụ (lig. collaterale ulnare) : Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu trong tới xương trụ. Bó trước tới mỏm vẹt, bó giữa tới bờ trong xương trụ và bó sau tỏa hình quạt tới mỏm khuỷu (H.2.15).

2.2.1.2. Dây chằng bên quay (lig. collaterade radiale). Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu ngoài xòe hình quạt xuống. Bó trước bám vào bờ trước khuyết quay, bó giữa vòng sau chỏm và cổ xương quay cùng với dây chằng vòng bám vào bờ sau khuyết quay (H.2.16), bó sau bám vào mỏm khuỷu (H.2.17).

2.2.1.3. Dây chằng trước và dây chằng sau : Mỏng, đi từ xương cánh tay xuống xương trụ và xương quay.

2.2.2. Dây chằng khớp quay trụ trên. Gồm có :

2.2.2.1. Dây chằng vòng quay (lig. anulare radii) vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ trước và bờ sau khuyết quay, có sụn bọc ở trong nên được coi như một diện khớp (H.2.16).

2.2.2.2. Dây chằng vuông (lig. quadratum) bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay rất chắc làm hãm bớt độ xoay của đầu xương.

3. ĐỘNG TÁC

Giữa xương cánh tay và hai xương trụ, quay có động tác gấp (135°) và duỗi.

Khớp quay – trụ trên có động tác xoay, khi phối hợp với khớp quay – trụ dưới tạo nên động tác sấp và ngửa bàn tay.

KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI (articulatio radioulnaris distalis)

1. MẶT KHỚP

1.1. CHỎM XƯƠNG TRỤ có hai diện khớp. Diện khớp ngoài hình cầu chiếm 2/3 ngoài của chỏm, tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay. Diện khớp dưới tiếp với một đĩa khớp (discus articularis) hình tam giác.

1.2. KHUYẾT TRỤ CỦA ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP (H.2.18)

2.1. BAO KHỚP : Dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và quanh các mặt khớp quay trụ. Bao khớp được tăng cường bởi các dây chằng quay trụ trước và sau.

2.2. DÂY CHẰNG nối khớp chắc nhất là một tấm sụn sợi được căng từ mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Tấm sụn sợi hình tam giác (dây chằng tam giác) có tác dụng như một đĩa khớp chêm vào giữa mỏm xương trụ ở trên với xương nguyệt, xương tháp ở dưới. Trong chấn thương ít khi thấy trật khớp quay trụ dưới riêng biệt, nếu có thường kèm với gẫy 1/3 dưới xương quay v.v…

2.3. BAO HOẠT DỊCH lót ở phía trong bao khớp.

2.4. ĐỘNG TÁC sấp ngửa bàn tay : khi đầu trên xương quay quay như một cái trục dưới chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới lăn quanh chỏm xương trụ. Biên độ khoảng 180°.

KHỚP QUAY CỔ TAY

(articulatio radiocarpae)

Là một khớp nối giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với các xương cổ tay. Khi chống bàn tay, trọng lượng truyền qua xương quay xuống bàn tay (sụn đĩa khớp không áp vào các xương cổ tay).

1. MẶT KHỚP

1.1. MẶT DƯỚI CỦA ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY là một hõm khớp hình tam giác, ở giữa có một gờ nhỏ chia hõm làm hai diện. Diện ngoài hình tam giác tiếp khớp với xương thuyền. Diện trong hình tứ giác tiếp khớp với xương nguyệt.

1.2. ĐĨA KHỚP (discus articulari) (xem phần khớp quay trụ dưới).

1.3. CÁC XƯƠNG CỔ TAY gồm các xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp tiếp khớp với nhau như một lồi cầu nhờ các dây chằng gian cốt gian cổ tay (lig. intercarpea interossea). Mặt trên các xương đều có sụn khớp che phủ thành mặt khớp liên tục. Riêng xương đậu, vì nằm trên xương tháp nên không ở trong khớp cổ tay.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP. Khớp cổ tay là một khớp gấp và duỗi. Bao khớp dày ở trước, mỏng ở sau và rất chắc ở hai bên.

2.2. DÂY CHẰNG. Có bốn dây chằng.

2.2.1. Dây chằng bên cổ tay quay (lig. collaterale carpi radiale) từ mỏm trâm quay tới xương thuyền.

2.2.2. Dây chằng bên cổ tay trụ (dig. collaterale carpi ulnare) từ mỏm trầm trụ tới xương tháp và xương đậu.

2.2.3. Dây chằng quay cổ tay – gan tay (Lig. radiocarpeum palmare) gồm các sợi đi từ hai xương cẳng tay xuống bàn tay, phần lớn các thớ chụm vào xương cả.

2.2.4. Dây chằng quay cổ tay – mu tay (lig. radiocarpeum dorsale) chỉ có một bó đi từ xương quay tới bàn tay và xương tháp.

2.3. BAO HOẠT DỊCH lót ở mặt trong bao khớp. Do mặt sau bao khớp mỏng, bao hoạt dịch có thể chui qua tạo nên các túi bịt hoạt dịch.

3. ĐỘNG TÁC

Chủ yếu là gấp và duỗi, với biên độ gấp khoảng 90° và duỗi 60°, ngoài ra có thể khép 45° và dạng 30°.

Cổ tay gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dạng; do đó các xương cổ tay sát với nhau khi duỗi, dạng và lỏng lẻo khi gấp, khép.

Ngoài khớp quay cổ tay, ở cổ tay còn có các khớp gian xương cổ tay (articulationes intercarpeae), khớp giữa xương cổ tay (articulatio mediocarpea), khớp xương tháp, đậu (articulatio ossis pisiformis).

Các khớp này cũng như các khớp ở phía dưới sau đây :

Các khớp cổ tay – bàn tay (articulationes carpometacarpeae), các khớp gian đốt bàn tay (articulationes intermetacarpeae), các khớp bàn – ngón tay (articulationes metacarpophalangeae), các khớp gian đốt – ngón tay (articulationes interphalangeae manus), khớp cổ – bàn tay ngón I (articulatio carpometacarpea pollicis) vv… là những khớp không được trình bày ở đây, vì ngoài khuôn khổ cuốn sách này.

 

Nguồn:  Bài giảng giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền

Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-hoc-co-so/giai-phau/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …