[Healthline] Đái tháo đường ảnh hưởng đến bàn chân như thế nào?

Rate this post

Kiểm soát đái tháo đường và giữ mức glucose máu của bạn ở mức bình thường không chỉ giúp ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ, mà còn có thể giữ an toàn cho bàn chân của bạn.

Bệnh đái tháo đường là tình trạng mà cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không đúng cách, làm cho lượng glucose máu tăng cao hơn mức bình thường. 

Lượng glucose máu cao mà không được kiểm soát có thể làm giảm lưu lượng máu cung cấp tới bàn chân, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Hãy dành sự quan tâm đến đôi bàn chân của bạn – bao gồm việc nhận biết sớm những triệu chứng– và duy trì lượng glucose máu khoẻ mạnh làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Glucose máu cao và đôi chân

Glucose máu cao kéo dài về lâu dần có thể phá huỷ các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể bạn. Thiếu lưu lượng máu có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, đột quỵ, biến chứng thận và thậm chí là với thị lực.

Tổn thương mạch máu cũng làm ảnh hưởng đến dòng máu cung cấp cho bàn chân, gây ra một số vấn đề cho bàn chân.

1.Bệnh thần kinh đái tháo đường

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng nửa số bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ tiến triển một số loại của bệnh thần kinh đái tháo đường hoặc tổn thương thần kinh. Tổn thương này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến các thần kinh ở bàn chân và chân.

Dây thần kinh bị tổn thương có thể gây nên cảm giác ngứa ran và đau ở bàn chân. Khi tình trạng tiến triển tệ hơn, chân bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn. Đây chính là thời điểm bệnh thần kinh đái tháo đường trở nên nguy hiểm.

Đau là triệu chứng cảnh báo về điều gì đó không ổn đang diễn ra trong cơ thể bạn. Nó có thể cảnh báo cho bạn biết về các vết cắt, vết loét và phồng rộp trên bàn chân. Nhưng nếu bạn mắc bệnh thần kinh đái tháo đường và mất cảm giác ở bàn chân, một vết cắt hoặc vết phồng rộp có thể không được bạn để ý đến trong một thời gian dài. Nếu bạn không kịp thời điều trị cho những chấn thương này, bạn có thể bị nhiễm trùng.

2.Hoại tử

Bệnh thần kinh đái tháo đường có thể dẫn đến những biến chứng khác. Giảm lưu lượng máu đến bàn chân nghĩa là những vết phồng rộp hoặc chỗ nhiễm trùng sẽ khó lành. Nếu chỗ nhiễm trùng không lành có thể dẫn đến quá trình hoại tử, tức là mô chết do thiếu máu.

Nếu hoại tử bắt đầu ảnh hưởng đến những phần khác của cơ thể, bác sĩ có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân để ngăn chặn sự lây lan của nó.

3.Bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây nên một rối loạn tuần hoàn còn được gọi là bệnh mạch máu ngoại biên. Bệnh mạch vành này là kết quả của việc lưu lượng máu đến chân và bàn chân bị hạn chế. Sự tắc nghẽn hoặc thu hẹp của lòng mạch cũng hạn chế lưu lượng máu.

Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng ở những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao hơn, vì những thay đổi mạch máu thường ngăn sự lưu thông ổn định của máu. Thêm nữa, glucose máu tăng cao có thể làm máu cô đặc đến mức không thể dễ dàng lưu thông.

4.Bàn chân Charcot

Dây thần kinh tổn thương do đái tháo đường cũng có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp được biết đến là bàn chân Charcot. Tình trạng này thường xảy ra khi một người bị chấn thương, chẳng hạn như bong gân hoặc gãy xương mà không để ý do sự mất cảm giác gây nên bởi bệnh thần kinh ngoại biên. Khi người đó tiếp tục đi trong khi chân bị chấn thương, sẽ gây tổn thương cho xương.

Biến dạng xuất hiện khi các khớp bị lệch và xẹp xuống. Vòm bàn chân cũng thường bị xẹp xuống, gây bẹt lòng bàn chân.

Cùng với biến dạng bàn chân, những dấu hiệu khác của bàn chân Charcot bao gồm bàn chân sưng tấy, đỏ và sờ vào thấy ấm. 

Bàn chân bẹt có thể làm tăng nguy cơ loét chân do ma sát. Nếu như bạn mắc bệnh thần kinh đái tháo đường và mất cảm giác bàn chân, một vết loét hở có thể bị nhiễm trùng. Nó khiến bạn có nguy cơ phải cắt cụt chi.

Dấu hiệu của các vấn đề về chân do bệnh đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường - triệu chứng và cách chữa trị

Tuần hoàn máu và lưu lượng máu kém có thể làm chậm quá trình chữa lành vết loét trên bàn chân, khiến bạn có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng đe doạ đến tính mạng.

Thậm chí nếu bạn không bị mất cảm giác bàn chân, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Sưng ở chân hoặc bàn chân
  • Cảm giác ngứa ran, châm chích ở bàn chân
  • Mất cảm giác chân hoặc bàn chân
  • Tê ngón chân
  • Vết loét không lành
  • Phồng rộp trên bàn chân
  • Vết nứt nẻ giữa các ngón chân
  • Mắt cá và vết chai chân
  • Ngón chân biến dạng hình búa và biến dạng khớp bàn chân ngón cái
  • Móng chân mọc ngược
  • Thay đổi màu da trên bàn chân bong tróc hoặc nứt trên lòng bàn chân

Các lựa chọn điều trị

Bạn có thể phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường bằng cách đến gặp bác sĩ và điều trị sớm các tình trạng ảnh hưởng đến bàn chân của mình.

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Thật không may, hiện bệnh thần kinh đái tháo đường vẫn chưa có cách chữa khỏi. Nhưng bạn có thể thực hiện các bước để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc giúp giảm đau thần kinh.

Với đau dây thần kinh nhẹ, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Đối với cơn đau vừa hoặc nặng, các loại không kê đơn như thuốc chống co giật và chống trầm cảm cũng có thể giảm đau dây thần kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thần kinh do đái tháo đường.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Nếu bệnh của bạn đang tiến triển thành bệnh mạch máu ngoại biên, bác sĩ cũng sẽ đề nghị điều trị để làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện lưu lượng máu.

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, cân bằng chế độ ăn và giảm cân có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, cũng như như việc bỏ thuốc. Hút thuốc ngăn cản lưu thông máu.

Điều trị cũng có thể bao gồm thuốc để làm hạn chế cục máu đông, giảm cholesterol máu hoặc giảm huyết áp tuỳ thuộc vào nguyên nhân của  việc tắc nghẽn.

Kiểm soát đái tháo đường tốt – dùng thuốc, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh –có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh mạnh máu ngoại biên.

Ở những trường hợp bệnh nặng, bạn có thể cần phải nong mạch để triều trị, Đây là một phẫu thuật để mở một động mạch bị tắc nghẽn và khôi phục lưu lượng máu.

Hoại tử và bàn chân Charcot

Điều trị hoại tử bao gồm các thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự nhiễm trùng, cũng như phẫu thuật để loại bỏ mô bị tổn thương. Điều trị bàn chân Charcot liên quan đến việc ngăn ngừa biến dạng thêm ở bàn chân.

Mang bó bột để cố định bàn chân và mắt cá chân có thể tăng cường thêm sự vững cho xương, cũng như đeo giày được thiết kế riêng hoặc mang nẹp. Với trường hợp nặng, phẫu thuật có thể giúp điều chỉnh biến dạng.

Biện pháp phòng ngừa

Một cách để phòng ngừa các vấn đề ở bàn chân do bệnh đái tháo đường là giữ cho mức glucose máu của bạn ở trong ngưỡng cho phép, vì vậy hãy kiểm tra glucose máu thường xuyên. Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường theo hướng dẫn. Nếu bạn không thể kiểm soát được glucose máu, hãy gặp bác sĩ. 

Những cách khác để phòng ngừa biến chứng ở bàn chân bao gồm: 

  • Duy trì hoạt động thể chất, ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.
  • Tham khảo ý kiến của chuyên da dinh dưỡng hoặc nhà giáo dục đái tháo đường.
  • Ngưng hút thuốc.
  • Giữ huyết áp và cholesterol máu ở trong giới hạn bình thường.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Thực hiện chăm sóc cho đôi bàn chân

Không chỉ nên giữ lượng glucose máu ở mức cho phép, bạn cũng nên thực hiện các bước để giữ cho đôi bàn chân khoẻ mạnh. Dưới đây là cách bảo vệ bàn chân khi bạn mắc đái tháo đường:

  • Kiểm tra bàn chân hằng ngày và tìm ra các dấu hiệu của chấn thương, như vểt xước, vết cắt, vết phồng rộp…
  • Mang giày vừa chân để tránh bị thương và phồng rộp chân.
  • Không đi chân trần.
  • Dưỡng ẩm chân hằng ngày.
  • Rửa sạch và lau khô chân hằng ngày
  • Cắt móng chân đúng cách để tránh móng mọc ngược.
  • Gặp bác sĩ để loại bỏ vết mắt cá và vết chai (không tự ý cắt bỏ).
  • Xử trí vết cắt ngay lập tức để tránh nhiễm trùng (vệ sinh vết thương hằng ngày và bôi thuốc mỡ kháng sinh).

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ

Một số biến chứng do bàn chân đái tháo đường có thể đe doạ tính mạng, hoặc khiến bạn có nguy cơ phải cắt cụt chi. Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn có bất kỳ lo lắng nào hoặc nhận thấy những thay đổi bất thường ở bàn chân.

Một vấn đề có nhỏ như là nứt da chân, móng chân vàng, nấm da chân hoặc móng mọc ngược có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nếu có vết cắt hoặc vết xước không thể lành được để tránh nhiễm trùng bàn chân.

Điểm mấu chốt

Mặc dù không thể trị khỏi đái tháo đường, một chết độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ dẫn cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng. 

Khi bạn mắc đái tháo đường, việc giữ cho bàn chân khoẻ mạnh là rất quan trọng. Hãy kiểm tra chân thường xuyên để thấy những dấu hiệu của tổn thương hoặc nhiễm trùng, hãy gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Source:

Giới thiệu TRẦN GIA TÂN

Sinh viên y khoa

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …