[Healthline] Trẻ em và hội chứng “COVID kéo dài”

Rate this post
  • Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết 1 trong 7 trẻ em từng dương tính với SARS- CoV-2 (virus gây nên đại dịch COVID-19 ) vẫn có các triệu chứng sau 15 tuần kể từ khi được chẩn đoán nhiễm bệnh.
  • Các chuyên gia cho biết rất hiếm trẻ bệnh nặng nhưng với biến thể Delta có thể khiến các triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến hơn.
  • Họ cho rằng hội chứng COVID kéo dài ở trẻ em rất quan trọng và bố mẹ thầy cô của trẻ cần nhận thức được điều này.

Một nghiên cứu mới ở Anh cho thấy 1 trong 7 trẻ dương tính với SARS-CoV-2 có thể có các triệu chứng liên quan virus vài tháng sau đó,  tình trạng này gọi là bệnh COVID-19 kéo dài hay hội chứng “COVID kéo dài”.

Mặc dù COVID-19 hiếm khi nặng ở trẻ em, nghiên cứu cho thấy triệu chứng của COVID có thể kéo dài ở trẻ em giống với người trưởng thành.

Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại University College London và Public Health England cho thấy trẻ từ 11 – 17 tuổi dương tính với SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện ≥ 3 triệu chứng sau 15 tuần cao hơn gấp đôi những người có kết quả âm tính.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 3065 trẻ em dương tính với SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ tháng 1 và tháng 3 năm 2021. Và một nhóm chứng gồm 3739 trẻ em ở cùng độ tuổi âm tính trong cùng khoảng thời gian như trên.

Trong số những người có test dương tính, 14% có ≥ 3 triệu chứng như đau đầu hay mệt mỏi bất thường sau 15 tuần so với 7% trong nhóm chứng.

Kristen Nichols – một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và tư vấn quản lí tại Wolters Kluwer, nói với Healthline: “Sự hiểu biết của chúng tôi về tác động của COVID-19 lên trẻ em ngày càng được mở rộng, và dữ liệu thu thập từ trẻ em chậm hơn so với người lớn do tác động của COVID-19 lên trẻ em thấp hơn”.

Bà ấy lưu ý thêm: “ Lưu ý đây là một nghiên cứu quan sát, nghĩa là có nhiều yếu tố không thể kiểm soát được trong thiết kế mô hình nghiên cứu”.

 

BIẾN THỂ DELTA VÀ HỘI CHỨNG “COVID KÉO DÀI”

Nichols- Giáo sư tại khoa Khoa học Sức khỏe và Dược học của Đại học Butler ở Indianapolis, cho biết các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân xuất hiện COVID kéo dài. “Có một số khả năng như thành phần của vi rút vẫn còn trong cơ thể, hoặc đó có thể là biểu hiện của phản ứng miễn dịch đối với virus.”

“Trẻ em có ít nguy cơ phải nhập viện hay tử vong do Covid-19, tuy nhiên điều này vẫn xảy ra. Tôi nghĩ điều này thực sự quan trọng, các bệnh viện nhi đã phải đối phó với tình trạng nhập viện tăng nhiều do Covid-19 trong vài tháng qua”

Tiến sĩ Kenneth Shaffer, một bác sĩ tim mạch nhi tại Hiệp hội Tim mạch bẩm sinh Nhi khoa ở Austin, Texas, nói với Healthline rằng, các nhà nghiên cứu cho rằng bố mẹ cần biết biến thể Delta có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ em.

“Biến thể delta ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn các chủng trước, nhiều trẻ em mắc bệnh và phải nhập viện. Thậm chí nhiều trẻ còn bị viêm cơ tim và tử vong do nhiễm trùng”. Ông nói “Ngày càng nhiều trẻ em đang ở trong bệnh viện và nhiều trẻ em bị bệnh hơn. Nhiều trẻ đã phải được quản lý và nhập viện vì viêm phổi COVID-19 và các biểu hiện thông thường khác của bệnh. Một số thậm chí còn phát triển nhiễm trùng cơ tim do virus hoặc viêm hoặc phình cơ tim, được gọi là viêm cơ tim. Trẻ em có thể chết vì nhiễm trùng”.

Ông còn nói thêm: “Có những trẻ nhiễm covid ban đầu còn kiểu soát tốt, nhưng chỉ sau 2 đến 6 tuần hệ miễn dịch hầu như không kiểm soát được và phát bệnh.”

 

NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ NÊN BIẾT

Các bậc cha mẹ cũng cần biết các biến thể xuất hiện khi các biện pháp phòng dịch lỏng lẻo hơn từ cuối mùa xuân năm trước.

Theo Tiến sĩ Ilan Shapiro, giám đốc y tế về giáo dục sức khỏe tại Dịch vụ Y tế AltaMed “ Khả năng tác động của COVID-19 đang thay đổi do các biến thể”. “Ngoài ra vào thời điểm này, trẻ em tiếp xúc với nhiều người, điều này làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng hơn và mức độ nặng của bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn”

“Ban đầu, chúng tôi cho rằng trẻ em ít chịu tác động của virus nhưng bây giờ chúng ta đang thấy người trẻ tuổi cũng có hội chứng COVID kéo dài tương tự như người lớn, ví dụ có các triệu chứng như đau đầu, đau đầu kiểu migraine, viêm….”

“Chúng ta cũng đang chứng kiến tình trạng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C) xuất hiện sau khoảng 2 tuần lây nhiễm. MIS-C thường ở người trẻ mà đặc biệt là ở thanh thiếu niên, MIS-C ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.”

Ông lưu ý: “Virus tác động đến tất cả mọi người, hơn 1 nửa trẻ nhập viện bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bênh mãn tính và 1 nửa còn lại thì khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao trường học, cộng đồng, cha mẹ, giáo viên và mọi người xung quanh trẻ em phải duy trì sức khỏe tốt và sử dụng các biện pháp phòng dịch cho trẻ”. “Và các chuyên gia cho rằng trẻ nên được tiêm phòng”.

Tiến sĩ Robert G. Lahita, giám đốc Viện bệnh tự miễn và thấp khớp tại Trung tâm Y tế St. Joseph ở Newark, New Jersey nói rằng:  “Tin tốt là phần lớn trẻ nhiễm COVID không tử vong, trẻ em chống chọi khá tốt với virus, tuy nhiên tôi lo rằng khả năng lây truyền virus giữa giáo viên và trẻ em nhiều hơn. Tôi rất ủng hộ việc triển khai tiêm chủng cho tất cả giáo viên và nhân viên phụ trợ trong trường học.

Tài liệu tham khảo: Health new “Children and Long COVID: What We Know at the Moment”

Link gốc: https://www.healthline.com/health-news/children-and-long-covid-what-we-know-at-the-moment

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: Phương Thảo

Advertisement

Giới thiệu phuongthao12

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …