* Đường Fructose được chuyển hóa 100% tại gan bởi ĐƯỜNG FRUCTOSE VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA (FRUCTOSE AND METABOLIC SYNDROME)ì chỉ có gan mới có thể chuyển hóa được đường fructose trong khi các tế bào khác trong cơ thể thì không.
+ Đường Fructose vào gan thông qua protein vận chuyển GLUT5, và fructose thì không kích thích tụy tiết ra insulin.
+ Fructose được men Fructokinase chuyển thành Fructose 1-P, và quá trình chuyển hóa này cần năng lượng ATP gấp 3-4 lần so với chuyển hóa đường glucose, do đó tạo ra 1 số lượng lớn acid uric gây ra bệnh Gút (Gout) và tăng huyết áp (Hypertension).
– Acid uric gây tăng huyết áp do nó ức chế 1 enzyme ở tế bào nội mô mạch máu có tên là endothelial nitric oxide synthase, làm giảm tổng hợp Nitric oxide (NO) dẫn tới tăng huyết áp.
+ Nhìn vào nghiên cứu về mối liên quan giữa việc tiêu thụ đường fructose và acid uric cũng như huyết áp trên 4867 trẻ vị thành niên, các bạn dễ dàng nhận thấy càng tiêu thụ nhiều đường fructose thì acid uric càng tăng và huyết áp tâm thu càng tăng.(1)
+ Một nghiên cứu khác trên 30 trẻ vị thành niên tuổi từ 11-17 trên tạp chí JAMA năm 2008 cho thấy Allopurinol (là 1 thuốc điều trị bệnh gút) có tác dụng hạ huyết áp 1 cách rõ rệt, chứng tỏ acid uric là 1 phần quan trọng trong tăng huyết áp nguyên phát mà ít ai để ý tới.(2)
– Quay trở lại với sơ đồ chuyển hóa đường Fructose tại gan, Fructose 1-P cũng được chuyển thành pyruvate, và pyruvate cũng đi vào trong ty thể (Mitochondria), tạo ra rất nhiều citrate so với đường glucose.
+ Citrate đi ra khỏi ty thể, được chuyển hóa bởi 3 enzymes là ACL, ACC và FAS để tạo nên VLDL.
Và quá trình này có tên gọi là De Novo Lipogenesis (có nghĩa là quá trình tạo mỡ).
VLDL di chuyển trong máu và lắng đọng tại mô mỡ dưới dạng TG tạo nên mỡ thừa.
– Ngoài ra chuyển hóa đường Fructose còn tạo ra Fructose 1,6-bis-P tạo ra Xylulose-5-P, từ đó kích họat PP2A, sau đó là ChREBP, từ đó tiếp tục kích hoạt quá trình tạo mỡ De Novo Lipogenesis thông qua 3 enzymes là ACL, ACC và FAS tạo nên nhiều VLDL hơn nữa.
Dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu (Tăng TG máu, giảm HDL), thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ.
+ Một nghiên cứu từ năm 1996 cho thấy, đường fructose làm tăng quá trình tạo mỡ De Novo Lipogenesis hơn 30% so với đường glucose.(3)
+ Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy đường fructose làm tăng đáng kể TG máu.(4)
+ Một nghiên cứu khác vào năm 2005 cho thấy, 6 ngày sau chế độ ăn giàu fructose, TG tăng cao gấp đôi, quá trình tạo mỡ De Novo Lipogenesis tăng cao gấp 5 lần, và acid béo tự do tăng cao gấp 2 lần.(5)
– Nhìn lại sơ đồ chuyển hóa, các bạn sẽ thấy acid béo tự do tạo ra trong quá trình chuyển hóa đường Fructose tại gan sẽ gây ra tình trạng đề kháng insulin tại cơ.
Ngoài ra Fructose-1-P còn kích thích tạo ra JNK1, JNK1 tạo ra dạng bất hoạt của IRS-1 gây ra tình trạng đề kháng insulin tại gan dẫn tới nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2, thúc đẩy làm tăng insulin máu và tạo mỡ nhiều hơn.
– Fructose còn làm tăng FOXO1, làm tăng quá trình tân tạo đường, tăng đường máu dẫn tới tình trạng tăng insulin máu ở hệ thần kinh trung ương (central nervous system (CNS) hyperinsulinemia) dẫn tới tình trạng đề kháng leptin tại não, thúc đẩy bạn ăn nhiều hơn so với bình thường.
* Như vậy rõ ràng việc TIÊU THỤ ĐƯỜNG FRUCTOSE KÉO DÀI sẽ dẫn tới hội chứng chuyển hóa, gây ra hàng loạt các vấn đề cho sức khỏe như thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, bệnh gút, tiểu đường tuýp 2…
– Nhắc lại cho các bạn nhớ là:
FRUCTOSE LÀ ĐƯỜNG CÓ TRONG TRÁI CÂY, NƯỚC ÉP TRÁI CÂY, MẬT ONG…
TUY NHIÊN, ĐƯỜNG FRUCTOSE CÒN LÀ THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA SIRO BẮP NỒNG ĐỘ FRUCTOSE CAO (HFCS-HIGH FRUCTOSE CORN SYRUP) ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ BỘT BẮP VÀ ĐƯỢC SỬ DỤNG RẤT NHIỀU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NHƯ BÁNH, KẸO, NƯỚC NGỌT VÀ CÁC THỰC PHẨM ĐƯỢC CHẾ BIẾN SẴN.
– Nhớ nha các bạn, nếu sau này có đi thăm người thân nằm viện vì bị tăng huyết áp, gút, tiểu đường tuýp 2… thì đừng mua nước ép trái cây,… để thăm bệnh nha các bạn!
– Sức khỏe là vàng, hãy tự chăm sóc sức khỏe mình nha các bạn, lựa chọn nên ăn gì, nên hạn chế ăn gì để không lâm vào cảnh tiền mất tật mang.
Nguồn: DekiClinic channel.