[Hóa sinh]Hóa sinh máu

Rate this post

1.Đại cương

– Máu: là một tổ chức của cơ thể, lưu thông trong hệ tuần hoàn và có nhiều chức năng sinh lý quan trọng.

– Chiếm 1/3 trọng lượng cơ thể, tập trung nhiều ở cơ (40%), thận (7,5%), phổi (6,5%).

– gồm huyết tương (chiếm 55%-60%) và huyết cầu (chiếm 40-45%)

2.Chức năng

Dinh dưỡng

-máu vận chuyển chức năng din dưỡng tới các mô

Bài tiết

– máu vận chuyển các chất cặn bã từ mô tới các cơ quan bài tiết

c.Hô hấp

– máu đưa oxi từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ mô đến phổi và đào thải ra ngoài

d.Bảo vệ

– máu có (bạch cầu, kháng thể, kháng độc tố….) nên có khả năng chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn. ngoài ra máu còn bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế đông máu ở tiểu cầu tránh sự mất máu diễn ra.

Điều hòa

-máu thực hiện chức năng điều hòa bằng cách vận chuyển các hoocmon từ tuyến nội tiết đến các tổ chức

– duy trì thăng bằng acid – bazo

– điều hòa thăng bằng nước

– điều hòa nhiệt

2.Tính chất lý hóa

Tỷ trọng

-1,050-1,060(trung bình 1,056)

Độ nhớt

– độ nhớt gấp 4-5 lần nước ở 38 độ C

– Thiếu máu -> độ nhớt giảm

– Tăng hồng cầu, bạch cầu -> độ nhớt tăng

c.Áp suất thẩm thấu

– Quyết định bởi phân tử hữu cơ và các ion (NA+, Cl-, HCO3-…)

Để đo áp suất thẩm thấu có thể đo trực tiếp( ít được sử dụng) và đo gián tiếp

d.Chỉ số khúc xạ

– Từ 1,3478 -1,3517 tùy thuộc vào nồng độ muối vô cơ và protein.Do đó có thể đo chỉ số khúc xạ để tìm ra nồng độ protein

e.pH và hệ đệm của máu

– Ở người và động vật bậc cao dao động trong khoảng 7,38-7,42 và luôn được duy trì nhờ hệ thống đệm của máu và sự điều tiết ở các cơ quan(  thận,phổi..)

3.Thành phần của máu

*Ở huyết cầu

Hồng cầu

-57-68% là nước,còn lại là chất khô

– Hemoglobin chiếm 95% các chất hữu cơ

– Lipid : chủ yếu là lecithin(3,37g/L), cholesteron( 1,3-1,6g/L) và các phospholipid khác

– Chất điện giải:+ 80% phospho máu

                             +nồng độ Kali trong hồng cầu cao hơn trong huyết tương 20-30 lần

                             +nồng độ Natri: 50 -110mg%

                              +Mg:5mg%

                               +Fe:100mg%

                               + Cu:1,5mg%

-Màng hồng cầu có các chất quyết định nhóm máu,chất này là kháng nguyên của gluco-protein,gluco-lipit snhưng glucid đóng vai trò quan trọng hơn cả.

Bạch cầu

-Chứa nhiều glucogen,protein,enzym chuyển hóa đường,nồng độ acid nucleic cao và có quá trình phosphoryl oxi hóa…

 Tiểu cầu

-Tế bào đặc biệt không có nhân và tham gia vào quá trình đông máu

-TP gồm( protein,lipid,glucid)

* Ở huyết tương

-91% là nước và 9% là chất khô

Thành phần khí

-100% máu động mạch chứa 18-20ml oxy 0,3ml ở dạng hòa tan còn lại kết hợp với hemoglobin hồng cầu.

-100ml có 45-50ml CO2 trong đó 75% ở huyết tương,25% ở hồng cầu và tồn tại ở 3 dạng : Hòa tan,HCO3- và dạng kết hợp với hemoglobin

Thành phần các chất vô cơ

-Gồm các cation( Na+,K+,Ca2+,Mg2+….)

– Các anion( Cl-,HCO3-,PO42-…)

– Các yếu tố vi lượng ( I2,Cu,Fe,Zn…)

* Thành phần hữu cơ

Protein toàn phần

-Trong huyết thanh protein toàn phần khoảng 6,4-8,2g/dl.Chức năng là duy trì áp suất keo trong huyết tương.

– Khi mất nước thì các phân đoạn protein trong huyết thanh tăng gây ra hội chứng tăng protein.

– Hội chứng viêm thận,mất protein là do albumin bị thoát ra ngoài các ống thận bị tổn thương.

– Mất protein còn do mất máu trong chấn thương,bỏng nặng hay truyền dịch nhanh hơn so với việc bổ sung protein.

Albumin

-Chiếm hơn một nửa lượng protein toàn phần.Áp suất keo của máu chủ yếu là do albumin,đóng vai trò như chất vận chuyển các chất kém hòa tan( acid béo,bilirubin,hoocmon,canxi,kim loại..)

– Nồng độ albumin huyết thanh bình thường: 3,4-5,0g/dl

-Giảm albumin: trong bệnh gan,bệnh về thận,di truyền

-Tăng albumin: gặp trong mất nước hay khi truyền albumin

Prealbumin

-Gắn với thyroxine,chức năng là vận chuyển thyroxine và triiodothyroxine

– Dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng

– Prealbumin giảm nhiều trong bệnh gan,tăng trong bệnh thận do màng cầu thận không lọc được

+ Protein- gắn retino

-RBP : Là một pr vận chuyển,phối hợp với prealbumin để vận chuyển VTM A

Alpha1- antitrypsin(AAT)

-Còn gọi là alpha-1-anti protease thuộc nhóm chất ức chế serine protease được tổng hợp ở gan.

– Chức năng: bất hoạt các protease như( elastease và collagenase)

Alpha-1-acid glycoprotein(AAG)

-Được tổng hợp tại gan

-Chức năng: bất hoạt progesterone

– AAG là một APR( nhóm các protein tăng cao trong phản ứng viêm cấp)

– Tăng AAG trong: phản ứng viêm,đặc biệt các phản ứng tự miễn( hen phế quản,lupus ban đỏ,ung thư,bỏng,chấn thương)

– Giảm AAG có thể do suy dinh dưỡng,tổn thương gan,viêm thận và liên quan đến sử dụng thuốc tránh thai bằng đường uống

Alpha-2-macroglobulin(AMG)
– là chất ức chế protease

-Chức năng:trong quá trình đông máu và phân hủy fibrin

-Nó ức chế trypsin,chymotrypsin,thrombin,elastease,kallikrein và plasmin

– AMG không phải là APR( nhóm protein tăng cao trong phản ứng viêm cấp)

Haptoglobin

-Là một glycoprotein

– Chức năng: vận chuyển hemoglobin tự do trong huyết tương đến hệ thống tế bào lưới nội mmacjvaf sẽ được thoái hóa tại đây.

Hemoglobin không gắn với haptoglobin sẽ được lọc qua màng cầu thận lắng động ở ống thận gây tổn thương thận.

Hemopecxin beta-1 globulin

-Chức năng: vận chuyển hem tự do.

– Phức hợp hem-hemopecxin đến gan nơi hem sẽ được giải phóng để tổng hợp bilirubin.

Ceruloplasmin

-Đây là anpha2- globulin: có chức năng vận chuyển(90%) đồng và được tổng hợp ở gan.

-Cũng là một APR

-Tăng trong: viêm,xơ gan,ung thư bạch cầu cấp và hen phế quản

– Giảm ở: suyy dinh dưỡng,viêm gan mạn,bệnh Wilson

Tranferrin

-Beta glycoprotein vai trò trong vận chuyển sắt

– Tranferrin không phải APR

– Tăng trong: thiếu sắt,thai nghén,sử dụng estrogen

-Giảm trong: bỏng,nhiễm khuẩn,ung thư,gan,thận

C-reactive protein(CRP)

-CRP phản ứng với polysacaride của thành tế bào phế cầu

– CRP là APR,được tổng hợp ở gan.

Fibrinogen:

-Là một glyccoprotein hòa tan được tổng hợp ở gan.

-Đóng vai trò như một cơ chất cho enzym thrombin trong quá trình đông máu

-Fibrinogen là một APR,giảm trong bệnh đông máu rải rác thành mạch,bệnh gan,bệnh di truyền giảm fibrinogen

Kháng thể

-Là thành phần chủ yếu của protein huyết thanh,được tổng hợp bởi dòng tế bào lympho B.

-Có 5 loại kháng thể:IgA,IgM,IgD,IgE,IgG

IgA

+Có trong nước bọt,nước mắt,dịch mũi,dịch ruột….

+Vai trò: Bảo vệ bề mặt cơ thể khỏi sự nhiễm khuẩn

+IgA không vượt qua hàng rào nhau thai,do vậy máu cuống rốn có hàm lượng IgA thấp

+IgA đa dòng tăng trong sơ gan,viêm gan mạn,hen phế quản và phổi

IgM

+ Là kháng thể đầu tiên được sản xuất trong quá trình đáp ứng miễn dịch

+ Kháng thể đầu tiện được sản xuất ở bào thai

+là kháng thể chỉ có ở trong máu vì KLPT lớn nên không vượt ra được ngoài thành mạch

Advertisement

IgD và IgE

+Chỉ chiếm< 1%tổng số kháng thể trong huyết tương

+IgE : gắn với tế bào mast và liên quan chặt chẽ với phản ứng dị ứng

IgG

+ Có khả năng khuyech tán ra ngoài thành mạch vượt qua hàng rào nhau thai

+Chức năng: Trung hòa chất độc,gắn với kháng nguyên,hoạt hóa bổ thể

+Trẻ sơ sinh không có khả năng tạo IgG nên lượng IgG là do mej truyền sang

Lipid

-Lipid toàn phần trong huyết thanh khoảng 4-7g/l( goofmtriclycerid,phospholypid,steroit…)

– Được vận chuyển trong huyết thanh dưới dạng glycoprotein

Glucid

-Glucid trong máu chủ yếu là glucose,nồng độ 80-120mg%

-Ngoài ra trong máu còn có các chất Nito không phải protid như: Ure,acid uric,bilirubin,creatinin,creatin

-Trong máu còn có các enzym( nhóm enzym huyết thanh có chức năng và nhóm enzym không có chức năng)

Beta-2-microglobulin(beta-2M)

-Chuỗi nhẹ liên kết với kháng nguyên HLA và tìm thấy ở nhân tế bào

-Beta 2M vào trong máu,thoái hóa ở được lọc ở cầu thận và bị thoái hóa ở ống lượn gần

-Phản ánh tỷ lệ sản xuất và chức năng của cầu thận

-Được dùng để chuẩn đoán ung thư bạch cầu và test nhanh chức năng thận

                   Tài liệu tham khảo: Giáo trình hóa sinh Học Viện Y dược cổ truyền Việt Nam

 

 

Giới thiệu Thuong