[MayoClinic] Xét nghiệm kháng thể COVID-19

Rate this post

Tổng quan

Xét nghiệm kháng thể COVID-19, hay xét nghiệm huyết thanh học, là một xét nghiệm huyết học dùng để phát hiện ra việc bạn từng bị nhiễm SARS-CoV-2, là virus gây ra bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Tuy nhiên với chỉ một xét nghiệm kháng thể không thể xác định được là bạn đã từng nhiễm virus COVID-19 hay không.

Kháng thể là protein được sản xuất bởi hệ miễn dịch để phản ứng lại một nhiễm trùng. Hệ miễn dịch của bạn – là một hệ thống phức tạp của các tế bào, mô và cơ quan – Có chức năng nhận dạng các chất ngoại lai trong cơ thể và giúp chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật. Sau khi nhiễm virus COVID-19, Hệ miễn dịch có thể mất từ 2-3 tuần để phát triển kháng thể đủ mà phát hiện được dưới các xét nghiệm, vì thế hãy chú ý không nên xét nghiệm quá sớm.

Kháng thể có thể được phát hiện trong máu của bạn nhiều tháng liền hoặc nhiều hơn nữa khi bạn đang hồi phục sau COVID-19. Mặc dù các kháng thể này có thể cung cấp một số miễn dịch đối với virus COVID-19, các bằng chứng hiện tại lại không đủ để kết luận rằng số kháng thể kia sẽ tồn tại bao lâu hoặc mức độ nhiễm virus vừa qua thế nào để giúp bảo vệ được cơ thể nếu như tái nhiễm.

Xét nghiệm kháng thể có thể phát hiện một số loại kháng thể liên quan nhất định đến virus COVID-19:

Kháng thể liên kết. Phương pháp xét nghiệm này được sử dụng rất phổ biến để phát hiện ra liệu mà bạn có hình thành các kháng thể để phản ứng lại với việc nhiễm COVID-19 hay không. Nhưng lại không chỉ ra mức độ bao quát hoặc hiệu quả của phản ứng miễn dịch.

Kháng thể trung hòa. Thì ít rộng rãi hơn, là một phương pháp xét nghiệm mới và nhạy hơn cho việc phát hiện ra một nhóm con của các kháng thể mà có thể bất hoạt virus. Xét nghiệm này được làm sau khi bạn dương tính với kháng thể liên kết. Đó là bước tiếp theo để tìm ra sự hiệu quả của kháng thể đang đứng giữa ngăn chặn virus để giúp bảo vệ bạn trước lần tái nhiễm COVID-19.

Tại sao phải làm xét nghiệm?

Xét nghiệm cho COVID-19 có thể được thực hiện nếu:

+ Bạn từng có những triệu chứng của COVID-19 những chưa từng xét nghiệm

+ Bạn sắp phải thực hiện một thủ thuật y tế tại bệnh viện hoặc trạm y tế, đặc biệt là khi bạn từng dương tính khi xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

+ Bạn từng nhiễm virus COVID-19 và muốn hiến một thành phần có chứa kháng thể của máu là huyết tương, thành phần có thể giúp chữa trị cho những bệnh nhân đang nhiễm COVID-19 rất nặng nề.

Nếu như một đứa trẻ đang bị bệnh và bác sĩ nghi ngờ có hội chứng viêm đa hệ thống trẻ em (MIS-C), xét nghiệm kháng thể có thể được chỉ định giúp chẩn đoán MIS-C. Rất nhiều trẻ em có MIS-C mà cũng có kháng thể đối với COVID-19, chỉ ra rằng chúng đã từng nhiễm coronavirus.

Nếu như bạn quan tâm muốn được xét ngiệm kháng thể COVID-19, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc với cơ sở y tế địa phương chỗ bạn. Việc bạn có đủ điều kiện để xét nghiệm hay không có thể dựa vào sự hiện diện của xét nghiệm này tại chỗ của bạn hoặc sự hướng dẫn của cơ sở y tế thuộc tiểu bang hay địa phương.

Các nguy cơ

Kết quả của xét nghiệm kháng thể COVID-19 có thể không hoàn toàn luôn chính xác, đặc biết là nếu mà xét nghiệm này được thực hiện quá sớm ngay sau khi nhiễm virus, hoặc chất lượng của xét nghiệm đang được đặt nghi vấn. Một số các nhà sản xuất khác nhau bức tốc để đặt xét nghiệm kháng thể trên thị trường với sự giám sát không chặt chẽ. Hiện tại, cục quản lý thực phẩm và dược lý Hoa Kỳ sẽ đăng các dữ liệu về mức độ hiệu quả của các xét nghiệm kháng thể online.

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có thể dẫn tới các kết quả âm tính và dương tính giả:

+ Kết quả dương tính giả. Kết quả quả cho ra là dương tính, nhưng thực sự bạn lại không có kháng thể và bạn cũng chưa từng nhiễm loại virus này. Một kết quả dương tính giả có thể cho bạn cảm giác an tâm không thật là bạn đã được bảo vệ đối với lần nhiễm COVID-19 sau – và ngay cả khi với một kết quả dương tính thực sự, thì việc miễn dịch của bạn vẫn là dấu chấm hỏi.

+ Kết quả âm tính giả. Bạn có kháng thể đối với virus COVID-19, nhưng xét nghiệm lại không phát hiện được. Hoặc là bạn được xét nghiệm quá sớm ngay sau khi nhiễm virus và cơ thể của bạn vẫn chưa có đủ thời gian hình thành kháng thể.

Cách chuẩn bị cho xét nghiệm

Bác sĩ của bạn hoặc trung tâm xét nghiệm sẽ hướng dẫn cho bạn nơi để thực hiện và làm cách nào để xét nghiệm. Hãy chú ý mang khẩu trang khi đi đến và khi ra khỏi trung tâm xét nghiệm. Bất kỳ ai đi với bạn cũng sẽ cần phải mang một cái.

Bạn mong đợi điều gì ?

Để tiến hành một xét nghiệm kháng thể cho COVID-19, cơ bản các nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu máu, thường là thông qua chích ngón tay hoặc hút máu tĩnh mạch từ tay. Rồi sau đó mẫu thử sẽ được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xác định là bạn có hoặc không việc đã hình thành được các kháng thể chống lại virus COVID-19.

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có thể cho kết quả ngay trong ngày trên một số trang web. Các nơi khác có thể nếu như đã gửi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm để phân tích, thì có thể kết quả sẽ có sau vài ngày.

Kết quả

Kết quả của kháng thể đối với virus COVID-19 có thể:

+ Dương tính. Một kết quả dương tính nghĩa là bạn đã có kháng thể COVID-19 trong máu, chỉ ra bạn từng nhiễm virus. Cũng có khả năng bạn có kết quả dương tính ngay cả khi bạn chưa có những triệu chứng của nhiễm COVID-19 trước đây. Kết quả dương tính giả có thể xảy ra. Là có trường hợp xét nghiệm lại phát hiện ra kháng thể đối với coronavirus mà có “quan hệ” gần với COVID-19 hoặc chất lượng xét nghiệm có thiếu sót.

+ Âm tính. Một kết quả âm tính có nghĩa là bạn chưa có kháng thể đối với COVID-19, nên có lẽ bạn chưa từng nhiễm virus trước đây. Bởi vì các kháng thể này cần thời gian để phát triển, Những kết quả âm tính giả có thể xảy ra nếu như mẫu máu được lấy quá sớm ngay sau khi việc nhiễm trùng bắt đầu. Ở một số trường hợp, xét nghiệm cũng có sai sót.

Những người đã từng nhiễm virus COVID-19 hoặc xét nghiệm kháng thể dương tính thì không nên cho rằng họ đã được bảo vệ hoàn toàn khỏi tái nhiễm COVID-19. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định rằng liệu mà các kháng thể này thực sự cung cấp miễn dịch đối với virus COVID-19 hay không, nếu có thì mức độ bảo vệ là như thế nào và thời gian tồn tại trong bao lâu.

Cho đến khi có thêm hiểu biết, ngay cả khi kết quả xét nghiệm của bạn chỉ ra rằng bạn đã có kháng thể đối với COVID-19, hay tiếp tục cảnh giác – bằng những việc như mang khẩu trang nơi đông người, rửa tay thường xuyên và thực hiện giãn cách xã hội – để tránh nguy cơ lan truyền virus.

Advertisement

Các thử nghiệm lâm sàng

Hãy khám phá về các nghiên cứu của Mayo Clinic về thử nghiệm các liệu pháp mới, các can thiệp và xét nghiệm như là một cách để phòng chống, phát hiện, chưa trị hoặc quản lý bệnh lý này.

Người dịch: Quốc Dũng

Bài viết tự dịch tại ykhoa.org, vùi lòng không reup !

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/covid-19-antibody-testing/about/pac-20489696

Tài liệu tham khảo:

  1. Coronavirus testing basics. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/coronavirus-testing-basics. Accessed June 17 2020.
  2. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Overview of testing for SARS-CoV-2. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/testing-overview.html. Accessed Oct. 27, 2020.
  3. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Test for past infection (antibody test). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/testing/serology-overview.html. Accessed Nov. 2, 2020.
  4. Patel R, et al. Report from the American Society for Microbiology COVID-19 International Summit, 23 March 2020: Value of diagnostic testing for SARS-CoV-2/COVID-19. MBio. 2020; doi:10.1128/mBio.00722-20.
  5. Abbasi J. The promise and peril of antibody testing for COVID-19. JAMA. 2020; doi:10.1001/jama.2020.6170.
  6. AskMayoExpert. COVID-19: PCR and serologic antibody testing. Mayo Clinic; 2020.
  7. “Immunity passports” in the context of COVID-19. World Health Organization. https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/immunity-passports-in-the-context-of-covid-19. Accessed June 3, 2020.
  8. Coronavirus (COVID-19) update: FAQs on testing for SARS-CoV-2. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/medical-devices/emergency-situations-medical-devices/faqs-testing-sars-cov-2. Accessed Oct. 27, 2020.
  9. McIntosh K. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Epidemiology, virology, and prevention. https://www.uptodate.com/contents/search. Accessed Nov. 3, 2020.
  10. Deeks J, et al. Antibody tests for identification of current and past infection with SARS-CoV-2. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2020; doi:10.1002/14651858.CD013652.
  11. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Interim guidelines for COVID-19 antibody testing. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/lab/resources/antibody-tests-guidelines.html.Accessed Oct. 28, 2020.
  12. Weinstein M, et al. Waiting for certainty on Covid-19 antibody tests — at what cost? The New England Journal of Medicine. 2020; doi:10.1056/NEJMp2017739.
  13. Vaccines & immunizations: Glossary. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/terms/glossary.html. Accessed June 29, 2020.
  14. EUA authorized serology test performance. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/medical-devices/emergency-situations-medical-devices/eua-authorized-serology-test-performance. Accessed Oct. 28, 2020.
  15. Ristagno EH (expert opinion). Mayo Clinic. July 6, 2020.
  16. Infectious Diseases Society of America Guidelines on the Diagnosis of COVID-19: Serologic Testing. Infectious Diseases Society of America. https://www.idsociety.org/practice-guideline/covid-19-guideline-serology. Accessed Aug. 25, 2020.
  17. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): Using antibody tests for COVID-19. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/lab/resources/antibody-tests.html. Accessed Nov. 4, 2020.
  18. Marshall, WF III (expert opinion). Mayo Clinic. Nov. 9, 2020.

Giới thiệu Quốc Dũng

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …