Khử bão hòa oxy thường phổ biến ở trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cấp, đặc biệt với những trẻ có biểu hiện bệnh khởi phát nghiêm trọng hơn,theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ.
Quá trình khử bão hòa oxy tự nhiên ở trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cấp tính có biểu hiện không rõ ràng, Tiến sĩ Fabiola Stollar và các đồng nghiệp với Bệnh viện Đại học Geneva lưu ý trong bài báo JAMA Network Open của họ.
Các nhà nghiên cứu đánh giá dựa trên tần suất, thời gian, yếu tố nguy cơ và triệu chứng liên quan đến khử bảo hòa oxy ở 239 trẻ sơ sinh khỏe mạnh (với độ tuổi trung bình 3,9 tháng tuổi) với các biểu hiện viêm tiểu phế quản cấp và độ bão hòa oxy ở mức bình thường khi có biểu hiện.
Khử bão hòa oxy (được định nghĩa qua nghiên cứu với độ khử bảo hòa SpO2 thấp hơn 90% trong ít nhất là một phút hoặc hơn) xuất hiện ở 165 trẻ sơ sinh (69%). Tỉ lệ của khử bão hòa giống nhau ở hầu hết các trẻ sơ sinh khi nhập viện (137 trong số 200 trẻ, chiếm 68,5%) và ở trẻ cùng độ tuổi được trả về nhà (28 tong số 39, khoảng 71,8%).
Thời gian trung bình để khử bão hòa là 3,6 giờ.
Yếu tố nguy cơ độc lập duy nhất để khử bão hòa là ở bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ban đầu là co rút từ trung bình đến nặng (khoảng tin cậy 95%: 1,49 đến 5,02; P =0.001).
Trong số 39 trẻ sơ sinh được xuất viện, có hơn một nửa (56,4%) có biểu hiện khử oxy nặng nề (tái phát, kéo dài, hoặc duy trì khử bão hòa)
Tuy nhiên, ở những trẻ sơ sinh bị khử bão hòa, bao gồm những trẻ có mức khử lớn, thì các trẻ trên cũng không có tỷ tái nhập viện cao hơn so với các trẻ bình thường khác (8 of 28 infants, 28.5% versus 3 of 11 infants, 27.3%). Những nghiên cứu này rất đáng chú ý, bởi theo nghiên cứu chỉ ra, những trẻ sơ sinh từng nhập viện bị khử bão hòa đã có thể phải qua nhiều can thiệp về y tế.
“Hiện nay, quyết định có nên nhập viện với trẻ em bị viêm tiểu phế quản bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự bão hòa được đo bằng cách sử dụng đo oxy hóa xung, mặc dù giá trị chẩn đoán có chút vấn đề trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh”, tiến sĩ Stollar và các đồng nghiệp chỉ ra trong bài viết của họ.
“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dựa vào oximetry như là một yếu tố quyết định chính trong các quyết định nhập viện với trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản, có liên quan đến chi phí tăng đáng kể chi phí, gây hại cho bệnh nhân và tỷ lệ nhập viện”.
Tiến sĩ Stollar và các đồng nghiệp nói rằng quyết định xuất viện hoặc nhập viện nên dựa vào biểu hiện lâm sàng hơn là chỉ dựa trên giá trị SpO2.
“Bệnh nhân suy hô hấp nên nhập viện. Tuy nhiên, như đã báo cáo trong một nghiên cứu năm 2016 và một nghiên cứu năm 2015, trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản được coi là thích hợp để điều trị tại nhà nhà dựa trên tình trạng hô hấp và hydrat hóa, chúng không nên trải qua quá trình oxy hóa hơn nữa,” họ đề nghị.
“Khử bão hòa bị bỏ lỡ có thể không quan trọng về mặt lâm sàng. Người chăm sóc nên được khuyên nên cho người bệnh nhập viện trở lại để đánh giá lại nếu suy hô hấp diễn biến xấu hoặc nếu trẻ sơ sinh ăn ít hơn 50% lượng dinh dưỡng cần thiết hàng ngày,” họ nói thêm.
Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Ernst et Lucie Schmidheiny và quỹ dự án nghiên cứu và phát triển của Đại học Geneva. Tiến sĩ Stollar đã không có sẵn để bình luận bởi thời gian báo chí.
Link bài gốc: www.medscape.com/viewarticle/943313
NGUỒN: http://bit.ly/2L2fvbO JAMA Network Open.
Frequency, Timing, Risk Factors, and Outcomes of Desaturation in Infants With Acute Bronchiolitis and Initially Normal Oxygen Saturation
Fabiola Stollar, MD, PhD1 ; Alban Glangetas, MD2; Fanny Luterbacher, MD2; et alAlain Gervaix, MD2; Constance Barazzone-Argiroffo, MD3; Annick Galetto-Lacour, MD2
Author Affiliations Article Information
JAMA Netw Open. 2020;3(12):e2030905. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.30905
Người dịch: Gia Tân
Bài viết tự dịch thuật và biên tập tại ykhoa.org, vui lòng không reup!