[Medscape] Liệu pháp Nhận thức – Hành vi trong điều trị mất ngủ và ngăn ngừa trầm cảm

Rate this post

Theo Reuters Health – Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy những người lớn tuổi mắc chứng mất ngủ ít có nguy cơ trầm cảm hơn khi họ áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) so với liệu pháp giáo dục về giấc ngủ.

Thử nghiệm bao gồm 291 người (≥ 60 tuổi) mắc chứng mất ngủ có sức khỏe bình thường hoặc không bị trầm cảm nặng trong vòng 1 năm gần đây. Những người tham gia được chọn ngẫu nhiên để tham gia quá trình can thiệp trong 2 tháng với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT, n=156), 2 tháng điều trị kiểm soát tích cực bằng liệu pháp giáo dục giấc ngủ (n=130).

Thành viên của 2 nhóm tham gia các buổi sinh hoạt với các chuyên gia khoảng 120 phút hàng tuần và kéo dài trong 24 tuần, trong đó liệu pháp nhận thức hành vi được một nhà tâm lý học cung cấp, còn liệu pháp giáo dục giấc ngủ do một nhà giáo dục sức khỏe cộng đồng cung cấp. Giáo dục giấc ngủ bao gồm hướng dẫn sinh hoạt giấc ngủ ( sleep hygiene), thói quen và tầm quan trọng của kiểm soát và hạn chế stress. Thời gian theo dõi trung bình ở 2 nhóm là 36 tháng.

Theo báo cáo trên tạp chí JAMA Psychiatry, trầm cảm ít xuất hiện ở nhóm CBT ( tỉ lệ nguy cơ là 0,51).

Tiến sĩ Michael Irwin (Trường Y David Geffen – Đại học California Los Angeles) và là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Mất ngủ là một yếu tố nguy cơ có thể cải thiện được trong trầm cảm, và chú trọng điều trị mất ngủ ở người lớn có thể ngăn chặn giai đoạn đầu của trầm cảm lâm sàng”.

Theo ông “Những người mắc chứng mất ngủ nên được điều trị kịp thời với liệu pháp nhận thức hành vi”.

Điểm chính của nghiên cứu là trầm cảm nặng hoặc tái phát gặp ở 19 người tham gia (chiếm 12,2%) trong nhóm CBT và 35 người (chiếm 25,9%) trong nhóm giáo dục về giấc ngủ. Có 4,1 trường hợp trầm cảm trên 100 người trong nhóm CBT so với 8,6 trên 100 người trong nhóm giáo dục về giấc ngủ.

Điều thứ yếu là CBT giúp cải thiện chứng mất ngủ hơn liệu pháp giáo dục giấc ngủ. Sau khi điều trị có tổng số 71 bệnh nhân (50,7%) trong nhóm CBT giảm chứng mất ngủ so với 49 bệnh nhân (37,7%) trong nhóm giáo dục về giấc ngủ.

Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu chỉ xem xét những người đã cải thiện tình trạng mất ngủ thì CBT vẫn ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả hơn liệu pháp giấc ngủ. Trong số những bệnh nhân giảm tình trạng mất ngủ, có 2 người (4,9%) trong nhóm CBT đã từng bị trầm cảm nặng so với 17 người (14,8%) trong nhóm giáo dục về giấc ngủ.

Lưu ý hạn chế của nghiên cứu là tỉ lệ ngừng thuốc trong quá trình theo dõi 24 tháng đầu.

Advertisement

Mặc dù vậy nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng cho thấy điều trị mất ngủ với liệu pháp CBT có thể ngăn ngừa trầm cảm (theo Gs.Pim Cuijers, đồng tác giả, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và phổ biến các can thiệp Tâm lý của WHO tại Vrije Universiteit Amsterdam).

Cuijpers cho biết “ Nhiều bác sĩ vẫn kê đơn thuốc benzodiazepine nhưng dùng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và có nguy cơ gây nghiện lớn, trong khi đó CBT điều trị mất ngủ tố hơn và thông qua nghiên cứu cũng chứng minh CBT giúp ngăn ngừa trầm cảm nặng”.

 

Nguồn tham khảo: https://bit.ly/32DsMRc and https://bit.ly/3FC8RRg JAMA Psychiatry, online November 24, 2021.

Link gốc: https://www.medscape.com/viewarticle/965643

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép! 

Người dịch: Phương Thảo  

Giới thiệu phuongthao12

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …