[Medscape] Ngưng việc hút thuốc lá có thể mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh đái tháo đường

Rate this post

MONTPELLIER, Pháp – Là chuyên gia đầu tiên đồng thuận với sự liên quan giữa việc hút thuốc lá và bệnh đái tháo đường , đồng tác giả trong Hiệp hội Đái tháo đường Pháp (SFD) và Hiệp hội nghiên cứu về nghiện nicotine (SFT) của Pháp, đã được trình bày tại hội nghị thường niên của SFD.

 

Bác sĩ nội tiết Alexia Rouland tại Bệnh viện Đại học Dijon Bourgogne, Dijon, Pháp, đã coi hội nghị là cơ hội để liệt kê những lợi ích của việc cai thuốc lá đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bất chấp nguy cơ mất cân bằng lượng glucose máu “ít và tạm thời”.

 

Mục tiêu hút thuốc lá

Các hiệp hội Đái tháo đường trên khắp Châu Âu đã nhắm đến chủ đề hút thuốc lá. Thực vậy, theo hướng dẫn được xuất bản vào năm 2019 bởi Hiệp hội Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Châu Âu và Hiệp hội Tim mạch Châu Âu tuyên bố rằng “ Ngưng hút thuốc lá là điều bắt buộc đối với tất cả những người mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường” (Loại 1, Mức độ A)

Năm nay, SFD và SFT có trụ sở tại Pháp đã dành được sự đồng thuận của chuyên gia về vấn đề lớn của hút thuốc lá ở bệnh nhân đái tháo đường. Mục đích là cung cấp cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe những lập luận thuyết phục và có căn cứ để ủng hộ việc cai thuốc lá ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2 của họ.

Rouland nói rằng “Trước bất cứ điều gì, bệnh nhân đái tháo đường cần phải nhận thức được những rủi ro của việc hút thuốc lá”. “Tuy nhiên, đó không chỉ là về yếu tố răn đe. Đó cũng là việc cung cấp động cơ tích cực – họ cần được cho biết về những lợi ích họ sẽ nhận được khi bỏ thuốc lá. Ví dụ, bạn có tỷ lệ vong do nhiều nguyên nhân, biến chứng vĩ mô và vi mô, và nhiều thứ khác”

 

Thời gian kiêng hút thuốc lá

Rouland nói “Những bệnh nhân mắc đái tháo đường đã dừng hút thuốc lá có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tương đối 1.28 (1.09-1.51), thấp hơn so với những gì bạn thấy ở những người hút thuốc lá (nguy cơ tương đối [RR] = 1.58, 1.42 – 1.77), nhưng vẫn còn cao hơn những người không hút thuốc lá”.

Một nghiên cứu hồi cứu đã chỉ ra rằng mặc dù nguy cơ quả thật có giảm xuống sau khi ngưng hút thuốc lá, nhưng nó liên quan đến khoảng thời gian người ta dừng hút thuốc lá. Những bệnh nhân ngưng việc hút thuốc cách đây chưa đầy 10 năm vẫn có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng nhẹ và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn nếu họ đã hút thuốc từ 20 năm trở lên.

Tuy nhiên, sau 10 năm không hút thuốc lá, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân lớn hơn không còn ý nghĩa trong bất cứ nhóm nào được theo dõi (thời gian hút thuốc lá, số lượng thuốc lá/ngày). Bằng chứng xác thực của mối liên quan giữa tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và thời gian kể từ khi một người ngưng hút thuốc cũng xuất hiện từ một nhóm lớn trong Nghiên cứu sức khỏe Y tá Hoa Kỳ.

Nguy cơ tương đối RR đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở những phụ nữ đã ngưng hút thuốc lá chưa đầy 5 năm vẫn còn ở mức cao (RR = 1.96, 1.47 – 2.67), sau đó giảm dần theo thời gian. Sau 10 năm, nó không còn ý nghĩa (RR= 1.11, 0.92-1.35) 

 

Rủi ro vĩ mô và vi mô 

Ngưng hút thuốc lá mang lại lợi ích thực sự về việc làm giảm rủi ro về bệnh lý mạch máu vĩ mô và vi mô. Trong bệnh đái tháo đường típ 2, một nghiên cứu tìm cho thấy nguy cơ tương đối tăng đối với albumin niệu vĩ mô và vi lượng là 1.86 (95% Cl, 1.37 – 2.52) ở những người từng hút thuốc lá, so với nguy cơ tương đối tăng lên là 2.61 (95% Cl, 1.86 – 2.64) ở những người hút thuốc hiện nay.

Trong bệnh đái tháo đường típ 1, nguy cơ tích lũy albumin niệu ở những người từng hút thuốc lá là 15.1% so với 18.9% ở những người hút thuốc lá và 10% ở những người không hút thuốc lá.

Một phân tích tổng hợp năm 2019 về các nghiên cứu thuần tập tiến cứu đã xác định hút thuốc lá là một tác nhân nguy cơ độc lập đối với bệnh thận đái tháo đường, đặc biệt là những bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1.

Tuy nhiên, hầu hết dữ liệu của tình trạng này đến từ đối tượng mắc đái tháo đường típ 2. Một thông báo đã ước tính tỷ lệ mắc bệnh sau 1 năm thực hiện chương trình ngưng hút thuốc lá là 10.9% đối với người từng hút thuốc lá và 15% ở những người vấn tiếp tục hút thuốc.

Liên quan đến bệnh mạch máu lớn trong bối cảnh bệnh đái tháo đường típ 2, phân tích tổng hợp năm 2019 đã nói ở trên tập trung vào bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tử vong tim mạch và nhồi máu cơ tim. Phát hiện ra rằng những người hút thuốc lá phải đối mặt với nguy cơ gia tăng đối với tất cả các kết quả này.

Các rủi ro dao động trong khoảng 1.53 đến 1.66 và giảm sau khi ngưng hút thuốc lá. Đối với bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, chúng trở nên không đáng kể. Vẫn còn có nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não (RR=1.34, 1.07 – 1.67) và biến có tim mạch gây tử vong (RR= 1.19, 0.02 – 1.39).

Dữ liệu không đồng nhất hơn một chút đối với bệnh đái tháo đường típ 1, trong đó, cho dù ngừng hút thuốc lá, nguy cơ bệnh suy tim và tai biến mạch máu não vẫn tăng cao ở nam giới, nhưng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não giảm ở phụ nữ.

 

Nguy cơ tăng cân

Rouland cố gắng trấn an những bệnh nhân về nguy cơ tăng cân. “Nguy cơ tăng cân là không thể tránh khỏi”. Đối với nguy cơ này, nhưng nó chỉ tạm thời. Và thậm chí với một số nguy cơ tăng cân, lợi ích bệnh tim mạch không thể chối cãi.

Một nghiên cứu đã tiến hành trong năm 2013 tập trung đặc biệt vào điểm này, với mức tăng cân trung bình sau khi ngừng hút thuốc lá là 3.8kg (8.Ib) ở những cá nhân mắc bệnh đái tháo đường trong 4 năm đầu tiên khi ngừng hút thuốc lá và 0.1kg (0.2Ib) sau đó. Dựa trên thời gian ảnh hưởng được quan sát với việc điều chỉnh cân nặng dư thừa theo thời gian, cũng như đã thấy ở dân số nói chung (trung bình 3kg [6.6Ib] ở những người không mắc đái tháo đường).

Tăng cân có xu hướng xảy ra chủ yếu trong giai đoạn đầu sau khi ngưng thuốc lá, cần tới 3 tháng đầu và có sự khác biệt lớn về thay đổi cân nặng. Một số người tăng cân rất nhiều (từ 5-10kg [11-22Ib], hoặc thậm chí nhiều hơn 10kg), những người khác có cân nặng giảm (20% bệnh nhân đái tháo đường từng hút thuốc lá trong tháng đầu, 7% sau 12 tháng), và 25% tăng ít hơn 5kg (11Ib).

 

Mất cân bằng glucose máu

Rouland cho biết “ Nguy cơ mất cân bằng glucose máu đã được báo cáo sau khi ngưng hút thuốc, mặc dù điều này rất ít và chỉ tạm thời”.

Trong một nghiên cứu hồi cứu của Anh đã xem xét câu hỏi này, tập trung vào huyết sắc tố glycated trên những bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2. A1c tăng 0.21% (95% Cl, 0.17-0.25, P<.001) trong năm đầu tiên sau khi từ bỏ hút thuốc lá. A1c giảm khi tiếp tục kiêng khem và trở nên tương đương với những người hút thuốc lá liên tục sau 3 năm. Sự gia tăng A1c này không phải do thay đổi cân nặng.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2018 về chủ đề bệnh đái tháo đường típ 2 còn được báo cáo có nguy cơ đối với kiểm soát glucose máu kém (được chẩn đoán A1c>7%) tồn tại dai dẳng trong 10 năm sau khi ngưng hút thuốc lá (tỷ lệ chênh [OR], 1.23; 95% Cl, 1.06 – 1.42). Sau đó, từ 10 đến 19 năm sau cai thuốc lá , tỉ lệ OR giảm xuống 0.97 (95% Cl, 0.80 – 1.19 NS). Ngưng thuốc hơn 20 năm, tỉ lệ OR này là 1.1 (95% Cl, 0.89 – 1.44, NS) và vì vậy nó không đáng kể.

Bất chấp điều đó, Rouland nói “Nguy cơ kiểm soát glucose máu kém ở những người bỏ thuốc thấp hơn những người đang hút thuốc lá”.

 

Từ bỏ và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của người hút thuốc lá có giảm xuống khi họ dừng lại ? Rounland đã xác nhận “Điều là thứ điều thiết yếu sẽ xảy ra,” và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa của người đó cũng giảm xuống. Một phân tích tổng hợp cho thấy dựa trên thời gian ảnh hưởng”.

“Những bệnh nhân đã ngừng hút thuốc lá dưới 5 năm trước đó có nguy mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tăng lên và nguy cơ này đã giảm xuống 1.11 sau hơn 10 năm không hút thuốc lá. Hơn thế nữa, nguy cơ tương đối đối với bệnh đái tháo đường típ 2 vẫn thấp hơn ở những người đang hút thuốc lá, ở mức từ 1.19 đến 1.60 tùy thuộc vào loại thuốc lá họ sử dụng”

Liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, những người ngưng hút thuốc lá có vẻ như có nguy cơ mắc cao hơn 10%, so với người không hút thuốc (RR= 1.10, 1.08 – 1.11, P<.001). “Nhưng không chỉ có thế, nguy cơ tăng này còn thấp hơn nhiều so với những người đang hút thuốc lá, nguy cơ này nằm trong khoảng từ 37% (dưới 20 điếu/ngày) đến 71% (hơn 20 điếu/ngày).

 

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường

Rouland cho biết “ Những lợi ích của việc bỏ thuốc lá dường như là giống nhau bất kể giới tính của người mắc đái tháo đường”. “Cũng như trong dân số nói chung, việc tăng cân sau khi ngưng hút thuốc lá cũng tăng ở phụ nữ. Hơn thế nữa, trong khi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ (RR: 1.4 – 1.9) và đối với việc sử dụng insulin trong bối cảnh này, ngưng hút thuốc lá làm giảm những nguy cơ trên.

“Hơn thế nữa, hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai không chỉ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến thai kỳ (sẩy thai sớm, thai ngoài tử cung, dị tật bẩm sinh, nhau bong non, sinh non, thai lưu trong tử cung, sinh mổ, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh), nhưng nó còn tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 ở trẻ sơ sinh. Nguy cơ đối với trẻ sơ sinh được biết chiếm khoảng 34% các trường hợp ở người mẹ mang thai có hút thuốc lá và 22% trường hợp mẹ hút thuốc lá thụ động, qua đó cần sử dụng các biện pháp để giúp các thành viên trong gia đình của người mẹ dừng hút thuốc lá”

 

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/991151?src=&icd=login_success_email_match_norm

Người dịch: Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Gia Minh

Người hiệu đính: BS. Huỳnh Lê Thái Bão

 

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép !

Advertisement

Giới thiệu thuylinh98

Check Also

[2minutemedicine] Nhiễm trùng Mycobacterium abscessus sau phẫu thuật tim có liên quan đến hệ thống nước của bệnh viện

1. Trên cùng một tầng tại Bệnh viện Brigham and Women’s, bốn bệnh nhân phẫu …