Theo một nghiên cứu mới đây, phụ nữ mang thai nhập viện với chủng cúm H1N1 có nhiều khả năng gặp phải các hậu quả bất lợi nghiêm trọng hơn so mắc cúm H3N2.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Annals of Internal Medicine, một phân tích dữ liệu từ 9,652 phụ nữ nhập viện vì cúm. Dữ liệu cho thấy những phụ nữ mang thai mắc cúm H1H1 có nguy cơ cao phải nhập khoa hồi sức tích cực (ICU) và cũng như tử vong.
Họ còn lưu ý rằng một phần ba phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhập viện vì cúm là những phụ nữ mang thai. Con số này xem chừng có vẻ rất cao vì trung bình tại Mỹ ở bất kỳ thời điểm nào đó chỉ có 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là đang mang thai.
Theo tiến sĩ Rachel thuộc trung tâm kiểm soát dịch bệnh Atlanta – tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Những phụ mữ mang thai mắc cúm A(H1N1) có nguy cơ gặp phải những diễn tiến bệnh nặng tăng gấp đôi ở người mẹ so với những phụ nữ mang thai nhưng nhiễm cúm A(H3N2)”.
“Trong nghiên cứu, chỉ có 32% phụ nữ mang thai nhập viện vì cúm được tiêm chủng vaccine cúm”.
“Mặc dù nghiên cứu này không được lập ra để đánh giá hiệu quả của vaccnine, trong các phân tích đã được điều chỉnh, những phụ nữ mang thai đã được tiêm vaccine thì có nguy cơ thấp gặp phải những triệu chứng nặng so với những người không được tiêm phòng”.
Phụ nữ mang thai là nhóm được ưu tiên cao trong việc tiêm vaccine phòng cúm, những dữ liệu trên nhấn mạnh các cơ hội để cải thiện việc tiếp nhận vaccine cúm ở phụ nữ mang thai.
Để có một cái nhìn kỹ hơn về tác động của bệnh cúm trên phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích cắt ngang lặp lại dữ liệu từ FluSurv-NET, một mạng lưới đa trung tâm lớn được CDC tài trợ, tiến hành giám sát dựa trên dân số đối với các trường hợp nhập viện đã được xác nhận mắc cúm bởi phòng xét nghiệm. Phân tích bao gồm bệnh nhận ở tất cả các nhóm tuổi và đại diện cho khoảng 9% dân số Mỹ.
Trong số những phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 44 nhập việm vì cúm vào các mùa cúm từ giai đoạn năm 2010-2011 đến 2018-2019, có 2,690 phụ nữ mang thai.
Độ tuổi trung bình của họ là 28, với 36% là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, 29% phụ nữ da đen không phải gốc Tây Ban Nha và 20% là người gốc Tây Ban hay hoặc Latinh.
Hầu hết các bà mẹ (68%) đều trong ba tháng cuối thai kỳ và 42% trong số đó có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh chuyển hoá mạn và béo phì.
Chỉ có 32% được tiêm chủng và 88% được điều trị bằng kháng virus.
Nhìn chung, 5% bệnh nhân được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU, 2% phải thông khí cơ học và 0,3% tử vong.
Sau điều chỉnh thích hợp về mùa cúm, địa điểm giám sát, tuổi, ba giai đoạn thai kỳ và tình trạng tiêm chủng, những bệnh nhân nhiễm H1N1 có nhiều khả năng gặp phải các tình trạng nguy hiểm hơn những bệnh nhân nhiễm H3N2 (tỷ lệ rủi ro đã điều chỉnh, 1.9; KTC 95%, 1.3 – 2.8).
Hầu hết bệnh nhân đều vẫn còn mang thai đến khi xuất viện, 96% thai nhi được sinh ra, trong khi có 3% thì bị xảy thai.
Tiến sĩ Holstein: “Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim mạch, và phổi trong suốt quá trình mang thai (có thể kéo dài đến 2 tuần sau sinh) nó có thể khiến người mẹ dễ mắc cúm hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm”
“ Vaccine cúm hằng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi bệnh cúm”
Tiến sĩ Ray: “Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nên đảm bảo rằng họ phải điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức cho phụ nữ mang thai bị cúm”
“Nghiên cứu ngày được thực hiện trước đại dịch COVID-19 và một câu hỏi được đặt ra là làm sao để tiếp cận những bệnh nhân có tình trạng giống như mắc bệnh cúm trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra. Cần phải cảnh giác cao với cả hai bệnh lây nhiễm này.”
Tiến sĩ Ray, người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Một thông điệp đáng lo ngại từ nghiên cứu là có sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng, những phụ nữ là người gốc Tây Ban Nha hoặc không da trắng có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn”.
“Đây là một khoảng cách chúng ta cần phải rút ngắn lại”
Tiến sĩ Frederick Friedman, phó giáo sư kiêm phó chủ tịch phụ trách các vấn đề học thuật khoa sản, phụ khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai và giám đốc dịch vụ ob-gyn tại Trung tâm Bệnh viện Elmhurst, ở Thành phố New York cho biết: “Chúng ta đã biết rằng đôi khi những bệnh nhân mang thai dễ mắc cảm cúm hơn ,có tỷ lệ nhập viện cao hơn và dễ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn so với những phụ nữ ở độ tuổi tương tự nhưng không mang thai”.
“Các nhà nghiên nhận thấy những tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng ở cúm H1N1 tăng gấp 2 lần. Trước đây, những nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ tăng cao hơn gấp 7 lần”
Vì vậy, rất khuyến khích phụ nữ mang thai nên đi tiêm phòng.
Rõ ràng, tiêm vaccine không hoàn toàn ngăn ngừa nhiễm cúm nhưng nó dường như làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.”
NGUỒN:
https://doi.org/10.7326/M21-4598
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!
Người dịch: GT