[Medscape] Sử dụng lợi tiểu sau ghép thận làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Rate this post

Sử dụng lợi tiểu sau ghép thận làm tăng đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường cho bệnh nhân, có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm thải ghép, một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá việc sử dụng lợi tiểu cho bệnh nhân ghép thận đã chỉ ra điều này.

“Đái tháo đường sau ghép thận (Post-transplantation diabetes mellitus -PTDM) có thể gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân ghép thận vì họ là những bệnh nhân rất dễ bị tổn thương, và điều trị đái tháo đường là rất khó khăn vì chức năng thận của họ không đầy đủ”, nhà nghiên cứu Sara Oskooei, MD, PhD candidate, University Medical Center, Groningen, The Netherlands nói với Medscape Medical News.

“Vì vậy tôi nghĩ rằng là một bác sĩ thận học, chúng tôi cần phát triển một số mô hình về nguy cơ của những bệnh nhân ghép thận mắc đái tháo đường đồng thời phân loại những bệnh nhân ghép thận có nguy cơ cao và thấp mắc đái tháo đường, sau đó cá nhân hoá việc tiếp cận để điều trị cho họ, ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp có thể vẫn được hưởng lợi từ việc sử dụng lợi tiểu nhưng những bệnh nhân nguy cơ đái tháo đường cao thì sẽ không”, bà nói thêm.

Oskooei đã trình bày nghiên cứu của mình trong cuộc họp thường niên năm 2021 của Hiệp hội Thận châu Âu – Hiệp hội Lọc máu và Ghép tạng châu Âu (ERA-EDTA).

Được Medscape Medical News đề nghị bàn luận về nghiên cứu, Jeffrey Schiff, MD, phó giáo sư y khoa, trường đại học Toronto, Ontario, Canada thừa nhận rằng đái tháo đường sau ghép thận là một vấn đề quan trọng.

“Chúng tôi biết rằng những bệnh nhân tiến triển đái tháo đường sau ghép thận có nguy cơ cao với sự thải ghép và tử vong, vì vậy việc ngăn cản điều đó là một mục tiêu quan trọng”, ông cho biết trong email. Schiff cũng lưu ý rằng thuốc lợi tiểu thiazid từ lâu đã được biết đến là có liên quan đến sự tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường trong toàn dân hơn những loại thuốc hạ áp khác, “vì vậy nghiên cứu này liên quan đến nhóm bệnh nhân ghép thận cũng không có gì ngạc nhiên”, ông nhận xét.

Tuy nhiên điều ngạc nhiên ở đây là việc cho thấy tác dụng tương tự trên những bệnh nhân dùng lợi tiểu quai, với tỉ lệ những người mắc đái tháo đường sau ghép thận thậm chí còn cao hơn. Nếu được xác nhận, điều đó có nghĩa là lợi tiểu quai ảnh hưởng đến sự trao đổi glucose khác nhau ở những bệnh nhân ghép thận cũng như toàn dân nói chung”, Schiff đưa ra giả thiết.

Bệnh tiểu đường với những người dùng và không dùng lợi tiểu

Trong nghiên cứu, 486 bệnh nhân ghép thận ít nhất 1 năm đã được tham gia. “Những người tham gia được phân thành nhóm sử dụng lợi tiểu và không sử dụng lợi tiểu phụ thuộc vào hồ sơ sử dụng thuốc của họ để làm chuẩn”. Tổng cộng có 318 người không sử dụng lợi tiểu, và 168 người chiếm khoảng 35% đã được kê đơn lợi tiểu.

Trong 5,4 năm theo dõi, 11% bệnh nhân ghép thận đã mắc đái tháo đường sau ghép thận. Tuy hiên, tỉ lệ đái tháo đường sau ghép thận cao hơn đáng kể, tới 18% ở nhóm sử dụng lợi tiểu so với chỉ 7% ở nhóm không sử dụng lợi tiểu (P < .001), Oskooei báo cáo.

Phân tích thăm dò thêm cho thấy thiazid và lợi tiểu quai là 2 loại thuốc lợi tiểu chính được sử dụng cho bệnh nhân ghép thận, chúng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đái tháo đường sau ghép thận, nhưng tỉ lệ mắc của lợi tiểu quai cao hơn, lên đến 22%, so với thiazid, chỉ 13% (P < .001).

“Mối liên quan này vẫn không phụ thuộc vào việc bổ sung thêm những yếu tố biến nhiễu như lối sống, sử dụng những loại thuốc khác, chức năng thận, những thông số đặc biệt của cấy ghép, chỉ số khối cơ thể, lipid, và huyêt áp”, các nhà điều tra lưu ý.

Oskooei và cộng sự cũng xác định nhiều chất chuyển hoá lợi tiểu khác nhau trong nước tiểu của nhóm mẫu, “và kết quả cũng tương tự như những phân tích chính của chúng tôi về việc sử dụng lợi tiểu, cả thiazides và lợi tiểu quai đều được xác nhận trong kết quả chính”, bà lưu ý, và thêm vào đó “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng lợi tiểu trên bệnh nhân ghép thận”.

“Nhưng vì lợi tiểu đôi khi quan trọng trong điều trị cho những bệnh nân này, nên chung ta cần nghiên cứu mô hình về nguy cơ và áp dụng chúng để cá nhân hoá việc điều trị cho từng bệnh nhân”, bà khẳng định.

Cân nhắc những nguy cơ và lợi ích của tất cả các loại thuốc sau ghép thận

Schiff cho biết việc phát hiện ra nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn sau ghép thận do sử dụng lợi tiểu quai so với thiazid có thể xảy ra một cách tình cờ “do cỡ mẫu của nghiên cứu khá nhỏ, vì vậy cần được xác nhận bởi những nghiên cứu lớn hơn”, ông lưu ý.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng nhiều bệnh nhân ghép thận cần đến lợi tiểu như một phần trong liệu trình sử dụng thuốc, những bác sĩ ghép thận cần cẩn thận quyết định nguy cơ và lợi ích của tất cả những loại thuốc họ kê đơn cho bất kỳ bệnh nhân nào để thúc đẩy một kết quả tốt đẹp và hạn chế tác dụng phụ, ông đưa ra lời khuyên.

Bàn luận thêm về nghiên cứu này, Matthew Weir, MD, London Health Sciences Centre, London, Ontario, đồng ý với Schiff rằng đái tháo đường phát sinh sau ghép thận là một vấn đề quan trọng mặc dù chưa được nghiên cứu.

“Các tác giả nên được chúc mừng về việc làm của họ trong lĩnh vực này, và kết quả nghiên cứu của họ rất khơi gợi tư duy”, ông nói trong email.

Tuy nhiên, Weir cũng cảm thấy cần nhiều công trình hơn nữa để làm rõ nguy cơ của lợi tiểu và hệ thống những nguy cơ đó cho những bệnh nhân cần điều trị.

Mối quan hệ giữa lợi tiểu và những loại thuốc cho bệnh nhân thải ghép khác, chức năng mảnh ghép và đái tháo đường có thể chồng chất bối rối và cần được nghiên cứu trong những nghiên cứu tiếp theo, ông kết luận.

ERA-EDTA Virtual Congress. Abstract MO 146. Presented June 7, 2021.

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/953462#vp_1

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: Lê Vy

Advertisement

Giới thiệu dolevy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …