[Medscape] Sự liên quan giữa tiếng ồn máy bay vào ban đêm và nguy cơ tử vong do tim mạch

Rate this post

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người tiếp xúc với tiếng ồn máy bay vào ban đêm có thể tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim chỉ trong vòng 2 tiếng tiếp xúc với tiếng ồn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã phân tích gần 25,000 ca tử vong do bệnh tim xảy ra ở những cá nhân sống gần sân bay Zurich (ZRH) và khám phá ra rằng tiếng ồn máy bay góp phần vào xấp xỉ 3% vào những ca tử vong do tim mạch.

Đặc biệt, nguy cơ tử vong do tim mạch còn tăng 33%  khi độ ồn vào ban đêm ở mức giữa 40dB và 50dB, và tăng 44% với độ ồn từ 55dB trở lên.

“Thông điệp rút ra từ những phát hiện này là sự thích nghi và làm dịu của tiếng ồn ban đêm đã được chứng thực” tác giả thâm niên Martin Röösli, Tiến sĩ, giáo sư dịch tễ học môi trường thuộc Viện Y tế cộng đồng và nhiệt đới Thụy Sĩ, trường Đại học Basel, Thụy Sĩ – đồng thời là người đứng đầu Đơn vị Tiếp xúc môi trường và sức khỏe, Viện Y tế cộng đồng và nhiệt đới Thụy Sĩ, Viện liên kết của trường Đại học Basel chia sẻ với theheart.org | Medscape Cardiology.

Ông nói: “Các bác sĩ lâm sàng có thể coi sự tiếp xúc với tiếng ồn như là nhân tố rủi ro bổ sung trong quá trình đánh giá tiền sử bệnh án của bệnh nhân,”

Nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 20 tháng 11 trên kênh trực tuyến của tạp chí y khoa European Heart Journal.

Thiết kế bệnh – bắt chéo

Sự tiếp xúc với tiếng ồn môi trường góp phần gây nên khoảng 48,000 ca bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mới hằng năm. Nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu vào những tác động dài hạn; còn tác động ngắn hạn thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, giáo sư Röösli cho biết.

Đặc biệt, ông nói thêm, việc hiểu rõ hơn liệu tiếp xúc với tiếng ồn có hoạt động như một yếu tố gây ra biến chứng tim mạch hay không và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn sẽ điều chỉnh phản ứng đó như thế nào là điều cần thiết.

Để nghiên cứu câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu có 15 năm tuổi từ Swiss National Cohort (SNC) – dữ liệu liên kết các hồ sơ về điều tra dân số quốc gia và tỷ lệ tử vong của toàn bộ dân số Thụy Sĩ. SNC lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như dữ liệu hộ gia đình, tòa nhà và tỷ lệ tử vong (bao gồm cả giờ và nguyên nhân tử vong).

Các nhà nghiên cứu tập trung vào 24,886 cá nhân trên 30 tuổi đã chết do bệnh tim, và sống gần sân bay Zurich.

Các nhà nghiên cứu liên kết tất cả chuyển động của máy bay ở sân bay Zurich từ năm 2000 cho đến năm 2015 để tính toán mức độ tiếp xúc tiếng ồn máy bay ngoài trời đã có từ trước. Sử dụng thiết kế bệnh – bắt chéo, họ ghép những ca tử vong với tối đa 4 ngày kiểm soát được chọn lựa trong cùng một tháng và ngày trong tuần. Sau đó, họ kiểm định riêng biệt các trường hợp tử vong xảy ra vào ban ngày (7:00 đến 23:00) và các trường hợp tử vong xảy ra vào ban đêm (23:00 đến 7:00).

“Thiết kế nghiên cứu này rất hữu ích cho việc nghiên cứu các tác động cấp tính của việc tiếp xúc tiếng ồn với sự thay đổi hằng ngày cao, chẳng hạn như tiếng ồn máy bay thay đổi dựa trên điều kiện thời tiết hoặc hoãn chuyến bay,” tác giả chính Apolline Saucy, một ứng viên Tiến sĩ tại Viện Y tế cộng đồng và nhiệt đới, giải thích trong một thông cáo báo chí.

“Với cách tiếp cận phân tích thời gian này, chúng tôi có thể tách biệt ảnh hưởng của mức độ ồn cao hoặc thấp bất thường lên tỷ lệ tử vong khỏi các yếu tố khác. Thiên hướng trong thiết kế nghiên cứu này sẽ không là các đặc thù về lối sống, như là hút thuốc hoặc ăn kiêng,” Saucy nói.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá các mối liên kết trong khung khoảng thời gian tiếp xúc 2 giờ trước khi tử vong vào ban đêm. Đối với những trường hợp tử vong vào ban ngày, họ đã đánh giá các mối liên kết tại năm khung tiếp xúc trong đêm trước ngày xảy ra biến chứng:

  • Toàn đêm (12:00 – 7:00)
  • Tối muộn (19:00 – 23:00)
  • Sự giảm xuống của giao thông đường bay do hoãn bay (23:00 – 23:30)
  • Đêm chính (23:30 – 6:00)
  • Sáng sớm (6:00 – 7:00)

 

Tất cả các chỉ số về tiếng ồn đều cao nhất trong khung giờ buổi tối và thấp nhất trong đêm chính.

Họ cũng tính đến sự tiếp xúc lâu dài vào ban đêm với tiếng ồn giao thông đường bộ và đường sắt tại các địa điểm có ca chết trong năm, cũng như ô nhiễm không khí và các yếu tố khí tượng.

Phản ứng căng thẳng khuếch đại

Trong số 24.886 ca tử vong do tim mạch, có 7641 ca tử vong vào ban đêm và 17.245 ca tử vong vào ban ngày.

Khoảng 3% tổng số người chết (n = 782) là do tiếng ồn của máy bay (tức là tiếp xúc trong vòng 2 giờ trước khi chết) – một ước tính “có thể so sánh với các yếu tố gây tử vong tim mạch khác, chẳng hạn như tức giận, cảm xúc tích cực, hoạt động tình dục và bữa ăn khó tiêu, và với các ước tính trước đây về việc tiếp xúc với tiếng ồn máy bay trong thời gian dài,” các tác giả nhận xét.

Tiếp xúc với tiếng ồn vào ban đêm trong khung 2 tiếng đồng hồ có liên quan đáng kể đến việc tử vong do nguyên nhân tim mạch toàn phần đối với những người tiếp xúc với tiếng ồn từ 40 đến 50 dB cũng như những người tiếp xúc với tiếng ồn trên 50 dB (tỷ lệ chênh lệch [OR], 1.33; 95% CI, 1.05 – 1.67; và OR, 1.44; 95% CI, 1.03 – 2.04, tương ứng với P xu hướng = 0,01).

Các mối liên kết này được tìm thấy ở những bệnh nhân suy tim (P xu hướng = 0,05) và là “gợi ý” ở những bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng không đạt đến mức ý nghĩa lâm sàng (P xu hướng = 0,18).

Tỷ lệ tử vong trong khung thời gian 2 giờ tiếp xúc ở phụ nữ cao hơn nam giới (OR, 1,13; 95% CI, 1,04 – 1,23; so với OR, 0,98; 95% CI, 0,89 – 1,07), đặc biệt là đối với chứng rối loạn nhịp tim.

Đàn ông Thụy Sĩ có nguy cơ tử vong thấp hơn so với đàn ông châu Âu. Những người có trình độ học vấn thấp hơn, tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn và độ tuổi cao hơn thì có mức độ rủi ro cao hơn.

Đáng chú ý, những người đã ly hôn có tỷ lệ tử vong cao nhất (OR, 1.22; 95% CI, 1.00 – 151). Nam giới đã kết hôn có nguy cơ tử vong thấp nhất (OR, 0.98; 95% CI, 0.87 – 1.11) so với phụ nữ đã kết hôn, mà những người phụ nữ đã kết hôn thì lại có nguy cơ cao bằng phụ nữ đã ly hôn (OR, 1.22; 95% CI,1.01 – 1.48).

Advertisement

Röösli giải thích rằng tiếng ồn gây ra phản ứng căng thẳng thông qua việc kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ và hệ thống nội tiết tố.

Ông cho biết: “Ngoài ra, phản ứng căng thẳng này được khuếch đại bởi các vấn đề về giấc ngủ, những vấn đề mà cũng có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn.”

Nghiên cứu “Mạnh mẽ, Sáng tạo”

Bình luận về nghiên cứu cho theheart.org | Medscape Cardiology, Mathias Basner, MD, PhD, MScEpi, giáo sư đồng giám đốc, Bộ phận Sức khỏe và Quy định Hành vi, Đơn vị Tâm thần Thực nghiệm, Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Pennsylvania, gọi đây là “một nghiên cứu mạnh mẽ, sáng tạo.”

Việc sử dụng một nhóm thuần tập quốc gia lớn đã làm cho nghiên cứu đặc biệt “mạnh mẽ” và “mang lại cả những tính toán về mặt tiếp xúc và sự liên hệ với dữ liệu sức khỏe.”

Tiếng ồn của máy bay khác với tiếng ồn ổn định trên đường cao tốc đông đúc. Basner, người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Một tiếng ồn ngắt quãng, chẳng hạn như tiếng máy bay, có thể kích hoạt phản ứng của hệ thần kinh tự chủ và được coi là sự kiện kích hoạt cho một biến cố chết người chẳng hạn như đau tim”.

Cũng bình luận về nghiên cứu cho theheart.org | Medscape Cardiology, Thomas Münzel, MD, trưởng khoa Tim mạch, Đại học Johannes Gutenberg Mainz, Mainz, Đức, cho biết, “Hiện nay có bằng chứng quan trọng cho thấy rằng tiếng ồn [máy bay] là một yếu tố nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân hoặc bác sĩ không thể nào thay đổi.”

Münzel, người không tham gia vào nghiên cứu, đề xuất rằng thay đổi có thể được tạo nên bởi các chính trị gia và cộng đồng tim mạch bằng cách “Củng cố, ví dụ, các giới hạn tiếng ồn mới đã được công bố trong hướng dẫn của WHO liên quan đến các tiếng ồn đường bộ, máy bay và đường sắt.”

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi quỹ Boehringer Ingelheim Foundation và Quỹ Heart of Mainz and the DZHK (Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch Đức), Partner Site Rhine – Main, Mainz, Đức. Röösli và các đồng tác giả, Münzel và Basma đã công bố không có mối quan hệ tài chính liên quan nào.

Eur Heart J. Xuất bản trực tuyến ngày 20 tháng 11 năm 2020.

 

Bài viết tự dịch, vui lòng không reup!

Nguồn: Medscape

Link: https://www.medscape.com/viewarticle/942179?fbclid=IwAR0JOVybwrNRcfv_fSnZHAB4GYENg60GbyXUtp_9WbmXKP1F6OvsMycFJPc#vp_2

Tham khảo: Does night-time aircraft noise trigger mortality? A case-crossover study on 24 886 cardiovascular deaths

Link: https://academic.oup.com/eurheartj/advance-article/doi/10.1093/eurheartj/ehaa957/6007462?searchresult=1

Người dịch: Gia Minh

Người duyệt: Trần Phương

Giới thiệu trangiaminh

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …