Suy giáp là một rối loạn nội tiết phổ biến do thiếu hụt hormone tuyến giáp. Tại Hoa Kỳ , bệnh tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto) là nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp; trên toàn thế giới, thiếu iốt vẫn là nguyên nhân hàng đầu.
Hình ảnh dưới đây mô tả trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp
- Mệt mỏi, chậm chạm, giảm trí nhớ.
- Tăng cân
- Ăn uống kém
- Sợ lạnh
- Da khô
- Rụng tóc
- Buồn ngủ
- Yếu cơ, đau cơ, chuột rút
- Hay buồn phiền
- Hay quên, giảm trí nhớ, giảm sự tập trung
- Táo bón
- Rối loạn kinh nguyệt
- giảm tiết mồ hôi
- Dị cảm và hội chứng chèn ép dây thần kinh
- Nhìn mờ
- Giảm thính lực
- khàn giọng.
Sau đây là các triệu chứng cụ thể hơn đối với bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto:
- Cảm giác đầy họng
- Phì đại tuyến giáp không đau
- Mệt mỏi
- Đau cổ thoáng qua, đau họng hoặc cả hai.
Các dấu hiệu thể chất của suy giáp bao gồm:
- Tăng cân
- Chậm chạp
- Da khô (hoặc hiếm khi là da có màu vàng do caroten)
- Vàng da
- Xanh xao
- Tóc khô
- Rụng tóc da đầu, lông nách, lông mu hoặc kết hợp cả ba
- Nét mặt buồn tẻ
- Phù quanh hốc mắt
- Lưỡi to( do niêm mạc lưỡi bị thâm nhiễm)
- Tuyến giáp lớn
- Khàn tiếng
- Giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương
- Nhịp tim chậm
- Tràn dịch màng tim
- Chướng bụng, cổ trướng (không phổ biến)
- Hạ thân nhiệt (chỉ ở trạng thái suy giáp nặng)
- Phù ấn không lõm( phù niêm)
- giảm phản xạ
Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là một dạng suy giáp nặng, thường xảy ra nhất ở những người bị suy giáp chưa được chẩn đoán hoặc không được điều trị
- Hạ thân nhiệt
- Nhịp tim chậm
- Tăng CO2 máu
- Hạ natri máu
- Có thể có tim to, tràn dịch màng ngoài tim, sốc tim và cổ trướng
Chẩn đoán suy giáp
Các xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thường là công cụ sàng lọc nhạy cảm nhất đối với bệnh suy giáp nguyên phát.Nếu mức TSH trên phạm vi tham chiếu, bước tiếp theo là đo thyroxine tự do (T4) hoặc chỉ số thyroxine tự do (FTI), đóng vai trò đại diện cho mức hormone tự do. Việc đo triiodothyronine (T3) thường không được khuyến khích.
Biotin, một loại vitamin tăng cường sức khỏe phổ biến, có thể ảnh hưởng lên các xét nghiệm miễn dịch của nhiều loại hormone, dẫn đến các kết quả xét nghiệm sẽ bị sai lệch, bao gồm cả mức độ hormone tuyến giáp. Để tránh kết quả xét nghiệm sai lệch, Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến nghị ngừng tiêu thụ biotin ít nhất 2 ngày trước khi xét nghiệm tuyến giáp.
Kết quả ở bệnh nhân suy giáp như sau:
- TSH tăng với T4 hoặc FTI giảm
- TSH tăng cao (thường 4,5-10,0 mIU / L) với T4 tự do hoặc FTI bình thường được coi là suy giáp nhẹ hoặc suy giáp cận lâm sàng.
- Thiếu máu
- Giảm natri máu
- Tăng lipid máu
- Tăng transaminase và creatinine kinase
Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến nghị nên tầm soát ở tuổi 35 và 5 năm sau đó một lần, lưu ý đến những bệnh nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như sau :
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ trên 60 tuổi
- Bệnh nhân đái tháo đường typ1 hoặc bệnh tự miễn dịch khác
- Bệnh nhân có tiền sử chiếu xạ vùng cổ
Tuy nhiên, Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) không khuyến nghị tầm soát bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai. Nhưng, những người có nguy cơ cao thì vẫn phải sàng lọc. Điều này bao gồm phụ nữ mang thai có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường typ1 hoặc các triệu chứng gợi ý bệnh tuyến giáp. Không có lợi ích nào được chứng minh trong việc sàng lọc những phụ nữ mang thai có tuyến giáp phì đại nhẹ, trong khi những phụ nữ có bướu cổ lớn hoặc các bướu giáp đơn cần được sàng lọc.
Kiểm soát suy giáp
Mục tiêu điều trị cho bệnh suy giáp là kìm hãm tiến triển lâm sàng và điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa, bằng chứng là nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxine tự do (T4) trong máu bình thường. Hormone tuyến giáp được sử dụng để bổ sung hoặc thay thế . Nói chung, suy giáp có thể được điều trị đầy đủ bằng liều levothyroxine (LT4) không đổi hàng ngày.
Vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc điều trị bệnh nhân suy giáp nhẹ.
Ở những bệnh nhân hôn mê do suy giáp, một cách tiếp cận hiệu quả bao gồm:
- Cung cấp 4 µg LT4 cho mỗi kg trọng lượng cơ thể (khoảng 200-250 µg) dưới dạng tiêm tĩnh mạch liều duy nhất hoặc chia nhỏ, tùy thuộc vào nguy cơ bệnh tim và tuổi của bệnh nhân
- 24 giờ sau, truyền 100 µg IV
- Sau đó, tiêm tĩnh mạch 50 µg / ngày, cùng với liều stress của glucocorticoid truyền tĩnh mạch
- Điều chỉnh liều lượng trên cơ sở các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
- Sử dụng kháng sinh phòng nhiễm trùng huyết
- Tránh sốc giảm thể tích
Nguồn: Hypothyroidism
Tài liệu tham khảo:
- Garber JR, Cobin RH, Gharib H, et al. Clinical practice guidelines for hypothyroidism in adults: cosponsored by the American Association of Clinical Endocrinologists and the American Thyroid Association. Thyroid. 2012 Dec. 22(12):1200-35. [Medline].
- Li D, Radulescu A, Shrestha RT, et al. Association of Biotin Ingestion With Performance of Hormone and Nonhormone Assays in Healthy Adults. JAMA. 2017 Sep 26. 318 (12):1150-60. [Medline]. [Full Text].
- den Hollander JG, Wulkan RW, Mantel MJ, Berghout A. Correlation between severity of thyroid dysfunction and renal function. Clin Endocrinol (Oxf). 2005 Apr. 62 (4):423-7. [Medline].
- Wopereis DM, Du Puy RS, van Heemst D, et al. The Relation Between Thyroid Function and Anemia: A Pooled Analysis of Individual Participant Data. J Clin Endocrinol Metab. 2018 Oct 1. 103 (10):3658-67. [Medline]. [Full Text].
- Ladenson PW, Singer PA, Ain KB, et al. American Thyroid Association guidelines for detection of thyroid dysfunction. Arch Intern Med. 2000 Jun 12. 160(11):1573-5. [Medline].
- Thyroid Disease in Pregnancy: ACOG Practice Bulletin, Number 223. Obstet Gynecol. 2020 Jun. 135 (6):e261-74. [Medline]. [Full Text].
- Cooper DS, Biondi B. Subclinical thyroid disease. Lancet. 2012 Mar 24. 379 (9821):1142-54. [Medline].
- Niimi H, Inomata H, Sasaki N, Nakajima H. Congenital isolated thyrotrophin releasing hormone deficiency. Arch Dis Child. 1982 Nov. 57 (11):877-8. [Medline].
- Surks MI, Ortiz E, Daniels GH, Sawin CT, Col NF, Cobin RH, et al. Subclinical thyroid disease: scientific review and guidelines for diagnosis and management. JAMA. 2004 Jan 14. 291 (2):228-38. [Medline].