[Medscape] TĂNG AMYLASE MÁU

Rate this post

Đại cương:

Amylase là một enzyme của hệ tiêu hóa, bình thường enzyme này hoạt động ở môi trường ngoại bào, chức năng của nó là phân cắt carbohydrat thành các nhóm carbohydrat nhỏ hơn cuối cùng là thành các monosaccharide. Amylase bằng cách thủy phân các liên kết alpha-1,4-glycoside sẽ tạo thành maltose và các chuỗi oligosaccharide.

Ở người bình thường, tuyến tụy và tuyến nước bọt chiếm gần như toàn bộ nồng độ amylase huyết thanh, 40-45% là từ tuyến tụy và 55-60% là từ tuyến nước bọt.

Amylase huyết thanh tăng lên ít nhất 75% khi tuyến tụy bị viêm ; tuy nhiên, amylase huyết thanh có thể bình thường, thậm chí là ngay cả khi tuyến tụy hoại tử thì amylase huyết thanh cũng có thể không tăng. Hạn chế chính của việc sử dụng amylase huyết thanh để chẩn đoán viêm tụy là thiếu tính đặc hiệu.

Sinh lý bệnh

Nguồn gốc của amylase huyết thanh

Có rất nhiều cơ quan trong cơ thể có thể tiết ra amylase dưới dạng có hoạt tính. Trong đó, tuyến tụy và tuyến nước bọt chứa nồng độ amylase rất cao so với các cơ quan khác. Nhờ vào kĩ thuật điện di, ta chia amylase thành 2 loại chính đó là: (1) Amylase loại P từ tuyến tụy và (2) Amylase loại S từ tuyến nước bọt

Các vị trí có thể chứa amylase bao gồm: vòi Fallop, dịch nang, tinh hoàn, phổi, tuyến giáp, amidan, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt và một vài khối u ác tính. Chúng chỉ chiếm một lượng ít amylase trong huyết thanh. Amylase ở vòi Fallop, nước mắt, sữa mẹ, mồ hồi cũng nhờ kỹ thuật điện di mà người ta biết được chúng giống với amylase của tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tuyến nước bọt nó chiếm hầu hết Amylase loại S

Chuyển hóa và thải trừ amylase huyết thanh

Các con đường chuyển hóa amylase huyết thanh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Những người đã cắt bỏ thận hoặc bị suy thận có nồng độ amylase huyết thanh trung bình cao hơn 50% so với người bình thường. Do đó, thận có thể được cho là đóng một vai trò chính trong chuyển hóa amylase. Tuy nhiên, thận không phải là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thanh thải amylase ở người. Cơ chế thanh thải amylase ngoài thận chưa được xác định rõ ràng.

Bởi vì nồng độ amylase huyết thanh cao cũng được quan sát thấy ở những bệnh nhân có hoại tử gan và xơ gan, nên gan cũng được cho là có vai trò trong chuyển hóa amylase.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ amylase huyết thanh

Có nhiều tình trạng được cho rằng là làm tăng amylase máu. Mặc dù tăng amylase máu thường được cho là do cơ quan bị bệnh giải phóng amylase vào huyết thanh, nhưng mối quan hệ chính xác giữa tăng amylase máu và cơ quan bị bệnh là không hoàn toàn rõ ràng. Tăng amylase máu thường là kết quả của (1) viêm tụy hoặc viêm tuyến mang tai, (2) giảm chuyển hóa và thải trừ amylase huyết thanh, hoặc (3) amylase được giải phóng từ một cơ quan có liên quan.

Nguyên nhân:

Bệnh ở tụy

Viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mạn có liên quan với việc tăng amylase loại P. Trong viêm tụy cấp, amylase huyết thanh thường sẽ tăng gấp 3 lần giới hạn trên bình thường và sau đó sẽ trở về bình thường sau 3-7 ngày. Ở bệnh nhân  tăng amylase máu kéo dài thì họ thường đã trải qua đợt đầu tiên của viêm tụy cấp và sau đó họ có thể bị viêm tụy cấp tái phát. Bệnh nhân bị viêm tụy do tăng triglycerid máu hoặc những người bị tổn thương tế bào acinar do các đợt viêm tụy hoặc viêm tụy mạn tính trước đó thì có thể không biểu hiện tình trạng tăng amylase máu.

Các nguyên nhân khác gây ra tăng amylase máu có liên quan đến viêm tụy bao gồm: nang giả tụy, báng bụng do rò dịch tụy, chấn thương tụy và sỏi ống mật chủ. Chấn thương tụy có thể là kết quả của chấn thương đụng dập ở tụy, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật sau phúc mạc hoặc thủ thuật nội soi mật tụy ngược dùng ( ERCP). Chấn thương liên quan đến ERCP gây ra sự trào ngược amylase vào trong máu, có thể xảy ra khoảng 75% sau khi ERCP, nhưng không có bằng chứng về việc tổn thương tụy. Nồng độ amylase tăng 3-4 lần sau 4 giờ làm thủ thuật ERCP có thể dự báo được biến chứng viêm tụy sau khi thực hiện thủ thuật. Ở những bệnh nhân có đau bụng kiểu do mật mà nồng độ amylase tăng gấp 3 lần và sau đó trở về giá trị bình thường trong vòng 48-72 giờ thì gợi ý là có sỏi đã đi qua ổng mật chủ.

Các yếu nguy cơ làm tăng amylase máu sau thủ thuật ERCP bao gồm việc đặt cannula ERCP và sử dụng tia X để chụp vùng tụy, dưới 60 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, đặt stent đường mật và dẫn lưu đường mật.

Các bệnh lý của tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt mang tai có liên quan với tăng amylase loại S. Viêm tuyến nước bọt mang tai thường là do chấn thương hoặc phẫu thuật tuyến nước bọt, xạ trị vùng cổ có liên quan đến tuyến mang tai, sau đó có thể dẫn đến tắc ống dẫn tuyến nước bọt hoặc là hình thành sỏi ở ống dẫn tuyến nước bọt

Một nguyên nhân khác gây tổn thương đến tuyến nước bọt là do nghiện rượu mãn tính. Nồng độ amylase trong nước bọt cao gấp 3 lần so với người bình thường gặp ở 10% bệnh nhân nghiện rượu; điều này có thể liên quan đến bệnh gan mãn tính.

Giảm chuyển hóa và thải trừ

Suy thận dẫn đến tăng cả amylase loại S và P

Bệnh lý gan mạn như viêm gan hoặc xơ gan cũng gây tăng cả amylase loại S và P

Macroamylase máu

Macroamylase máu được xem là một tình trạng lành tình, nó được hình thành khi một phân tử amylase liên kết với một phức hợp có trọng lượng phân tử lớn ( như immunoglobulin, polysaccharide), do đó nó bị giảm độ thanh thải ở thận và kèo dài thời gian bán hủy. Khoảng 2-5% bệnh nhân tăng amylase máu có phân tử macroamylase trong máu.

Các bệnh lý đường ruột

Các bệnh lý đường ruột gồm bệnh viêm niêm mạc của ruột non, nhồi máu mạc treo, tắc ruột, viêm ruột thừa và viêm phúc mạc thường dẫn đến tăng amylase loại P thường dẫn đến làm tăng amylase loại P do tăng hấp thu amylase ở ruột. Thủng ruột gây rò rỉ các chất trong ruột vào phúc mạc gây viêm phúc mạc và hấp thu amylase qua màng bụng bị viêm. Điều này có thể dẫn đến tăng amylase máu

Các bệnh lý đường sinh dục nữ

Thai ngoài tử cung vỡ, u nang vòi fallop hoặc u nang buồng trứng và viêm ống dẫn trứng có thể dẫn đến tăng amylase loại S

Nguyên nhân khác

Tiết amylase lạc chỗ do các khối u ác tính ở phổi, buồng trứng, tụy và đại tràng, u tủy thượng thận, u tuyến ức ác tính, đa u tủy ( gây tăng amylase tuyến nước bọt) và ung thư vú ( gây tăng amylase tuyến tụy), đó là những nguyên nhân khác gây tăng amylase máu

Nhiễm toan máu cũng có thể là một nguyên nhân gây tăng amylase máu : (1) Nhiễm toan ceton gây tăng cả amylase loại S và loại P hoặc (2) Nhiễn toan không do tăng ceton mausgaay tăng amylase loại S

Tăng amylase có thể xảy ra sau phẫu thuật gây tăng cả amylase loại S và loại P ; tuy nhiên tăng amylase tuyến nước bọt là chủ yếu. Điều này cũng có thể xảy ra sau khi tuần hoàn ngoài cơ thể ( lọc máu) hoặc phẫu thuật ngoài ổ bụng ( khoảng 30% bệnh nhân phẫu thuật tim có amylase loại S tăng cao)

Một số trường hợp hiếm gây tăng amylase máu được báo cáo có liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống (SLE: systemic lupus erythematosus) đáp ứng tốt với điều trị bằng ciprofloxacin

Các nguyên nhân khác gây tăng amlase máu bao gồm viêm phổi ( gây tăng amylase tuyến nước bọt, chấn thương sọ não, bỏng, phình động mạch chủ bụng ( gây tăng amylase tuyến tụy ), thuốc ( gây tăng amylase tuyến nước bọt và/hoặc tuyến tụy ), chán ăn tâm thần, chứng cuồng ăn vô độ ( chứng háu ăn ) ( gây tăng amylase tuyến nước bọt ), vô căn (gây tăng amylase tuyến nước bọt và/hoặc tăng amylase tuyến tụy ) và ngộ độc phosphate hữu cơ

Sau thủ thuật nội soi ruột non bằng bóng đôi cũng có liên quan đến tăng nồng độ amylase máu, nên đo amylase tuyến tụy hơn là đo amylase toàn phần sau thủ thuật này.

Tăng men tụy cũng có thể thấy ở những bệnh nhân chấn thương nặng ngay cả khi không có viêm tụy. Xem xét dữ liệu từ 2.711 bệnh nhân chấn thương nặng không có chấn thương tụy, Malinoski và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng 481 (18%) trong số những bệnh nhân này có nồng độ amylase cao (được xác định trong nghiên cứu cao hơn gấp đôi giới hạn trên bình thường của amylase máu)., Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, so với những bệnh nhân không tăng amylase huyết thanh, một tỷ lệ lớn hơn những bệnh nhân có nồng độ amylase huyết thanh cao bị sốc (16% so với 8%), yêu cầu truyền dịch lớn (19% so với 9%), hoặc tiến triển thành suy cơ quan  (34% so với 16%).Tỷ lệ tử vong của họ cũng cao hơn (23% so với 13%). Tương tự, những bệnh nhân có lipase huyết thanh tăng cao cũng có nhiều khả năng cần truyền một lượng dịch lớn hoặc suy cơ quan.

Các nhà nghiên cứu không thể xác định liệu nồng độ enzym tuyến tụy cao được báo cáo trong các nghiên cứu là do tình trạng thiếu máu cục bộ của tuyến tụy hay là do sự chuyển vị của các enzym tuyến tụy trong ruột.

Các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm

Xét nghiệm được sử dụng rộng rãi hiện nay là đo nồng độ amylase huyết thanh để hỗ trợ cho chẩn đoán viêm tụy cấp. Trong viêm tụy cấp, amylase huyết thanh tăng gấp 3 lần giới hạn trên bình thường trong khoảng 75% trường hợp vào khi có khởi phát triệu chứng; sau đó, nó thường trở lại bình thường sau 3-7 ngày.Nồng độ amylase càng cao thì độ đặc hiệu của xét nghiệm càng tăng.

Xét nghiệm amylase huyết thanh độ nhạy hoặc độ đặc hiệu cho tổn thương tụy không cao vì nó có thể bình thường ở những bệnh nhân có tổn thương tụy từ trước hoặc viêm tụy mãn tính và nhiều nguyên nhân khác gây tăng amylase máu được mô tả ở trên (xem Nguyên nhân). Nên nhớ rằng một bệnh nhân mắc chứng tăng amylase máu mạn tính không có triệu chứng thì hầu như không bao giờ bệnh tuyến tụy là nguyên nhân gây tăng amylase. đo isoamylase huyết thanh để xác định isoamylase loại S, isoamylase loại P hoặc macroamylase máu là những xét nghiệm tốt nhất để xác định được nguyên nhân trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây tăng amylase máu.

Nồng độ amylase thu được trong vòng vài giờ sau khi chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi có giá trị trong việc dự đoán viêm tụy cấp sau khi làm thủ thuật. Trong một nghiên cứu, nồng độ amylase sau 6 giờ làm thủ thuật mà lớn hơn 5 lần bình thường thì độ chính xác dự đoán là khoảng 86%.

Ở những bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tuỵ tá tràng, mức amylase huyết thanh ngày 0 sau phẫu thuật mà dưới 130 IU / l được báo cáo là có ý nghĩa lâm sàng, nó cho phép phân loại sớm và chính xác những bệnh nhân có ít nguy cơ bị rò dịch tụy sau phẫu thuật. Điều này có thể giúp xác định bệnh nhân nào phù hợp để rút bỏ ống dẫn lưu sớm đã được đặt tại thời điểm phẫu thuật.

Đo nồng độ amylase tuyến nước bọt có thể hữu ích trong việc đánh giá mức độ căng thẳng và là một dấu ấn sinh học cho hoạt động của hệ giao cảm. Nó được sử dụng để đánh giá mức độ căng thẳng của các thành viên trong phi hành đoàn và những người làm việc trong môi trường căng thẳng và bị cô lập. Tỷ số thanh thải amylase-creatinine (ACR) có thể giúp chẩn đoán phân biệt viêm tụy cấp với các bệnh lý khác. Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:

  • ACR = (amylase [nước tiểu] X creatinine [huyết thanh]) / (amylase [huyết thanh] X creatinine [nước tiểu]) X 100

Nếu ACR > 5% gợi ý viêm tụy cấp. Tuy nhiên, ACR có thể tăng trong nhiễm toan ceton máu ở bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh thận và sau phẫu thuật. ACR dưới 1% gợi ý có macroamylase trong máu .Do các xét nghiệm tìm amylase trong nước tiểu tương đối không đặc hiệu nên các tính toán về sự bài tiết amylase trong nước tiểu hầu như không có giá trị lâm sàng. Nói chung, chỉ số ACR đã bị bỏ, ngoại trừ để xác định macroamylase trong máu được đặc trưng bởi ACR thấp.

Tỷ lệ lipase /amylase > 2 có thể gợi ý viêm tụy do rượu, nhưng nó không phải là dấu hiệu đáng tin cậy để chẩn đoán viêm tụy do rượu.

Lưu ý

Trong viêm tụy có liên quan đến tăng triglycerid máu, nồng độ amylase huyết thanh có thể bình thường . Điều này được cho là do một chất ức chế liên quan đến sự gia tăng triglyceride gây cản trở việc xét nghiệm enzym. Pha loãng huyết thanh có thể làm giảm hoạt động của chất ức chế để xét nghiệm amylase huyết thanh có thể tìm ra nồng độ amylase huyết thanh thực sự.

Tài liệu tham khảo:

  1. Muniraj T, Dang S, Pitchumoni CS. Pancreatitis or not?–elevated lipase and amylase in ICU patients. J Crit Care. 2015 Dec. 30(6):1370-5. [Medline].
  2. Kim YS, Chang JH, Kim TH, Kim CW, Kim JK, Han SW. Prolonged hyperamylasemia in patients with acute pancreatitis is associated with recurrence of acute pancreatitis. Medicine (Baltimore). 2020 Jan. 99(3):e18861. [Medline][Full Text].
  3. Malinoski DJ, Hadjizacharia P, Salim A, et al. Elevated serum pancreatic enzyme levels after hemorrhagic shock predict organ failure and death. J Trauma. 2009 Sep. 67(3):445-9. [Medline].
  4. Lam R, Muniraj T. Hyperamylasemia. StatPearls [Internet]. 2021 Feb. [Medline][Full Text].
  5. He QB, Xu T, Wang J, Li YH, Wang L, Zou XP. Risk factors for post-ERCP pancreatitis and hyperamylasemia: A retrospective single-center study. J Dig Dis. 2015 Aug. 16(8):471-8. [Medline].
  6. Li GZ, Wang F, Fang J, Zha HL, Zhao Q. Risk factors for post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis: evidence from 1786 cases. Med Sci Monit. 2018 Nov 26. 24:8544-52. [Medline][Full Text].
  7. Chen CC, Chen SY, Chen YS, Lo CY, Cheng PW. Mycobacterium fortuitum-induced persistent parotitis: successful therapy with clarithromycin and ciprofloxacin. Head Neck. 2007 Nov. 29(11):1061-4. [Medline].
  8. Gokel Y, Gulalp B, Acikalin A. Parotitis due to organophosphate intoxication. J Toxicol Clin Toxicol. 2002. 40(5):563-5. [Medline].
  9. Ericson S, Sjoback I. Salivary factors in children with recurrent parotitis. Part 2: Protein, albumin, amylase, IgA, lactoferrin lysozyme and kallikrein concentrations. Swed Dent J. 1996. 20(5):199-207. [Medline].
  10. Pata C, Akyuz U, Erzin Y, Mutlu N, Mercan A, Dirican A. Post-procedure elevated amylase and lipase levels after double-balloon enteroscopy: relations with the double-balloon technique. Dig Dis Sci. 2010 Jul. 55(7):1982-8. [Medline].
  11. Aktas H, Mensink PB, Haringsma J, et al. Low incidence of hyperamylasemia after proximal double-balloon enteroscopy: has the insertion technique improved?. Endoscopy. 2009 Aug. 41(8):670-3. [Medline].
  12. Zepeda-Gomez S, Barreto-Zuniga R, Ponce-de-Leon S, et al. Risk of hyperamylasemia and acute pancreatitis after double-balloon enteroscopy: a prospective study. Endoscopy. 2011 Sep. 43(9):766-70. [Medline].
  13. Tsujikawa T, Bamba S, Inatomi O, et al. Factors affecting pancreatic hyperamylasemia in patients undergoing peroral single-balloon enteroscopy. Dig Endosc. 2015 Sep. 27(6):674-8. [Medline].
  14. Dylewski ML, Prelack K, Keaney T, Sheridan RL. Asymptomatic hyperamylasemia and hyperlipasemia in pediatric patients with toxic epidermal necrolysis. J Burn Care Res. 2010 Mar-Apr. 31(2):292-6. [Medline].
  15. Kapetanos D, Kokozidis G, Kinigopoulou P, et al. The value of serum amylase and elastase measurements in the prediction of post-ERCP acute pancreatitis. Hepatogastroenterology. 2007 Mar. 54(74):556-60. [Medline].
  16. Palani Velu LK, Chandrabalan VV, Jabbar S, et al. Serum amylase on the night of surgery predicts clinically significant pancreatic fistula after pancreaticoduodenectomy. HPB (Oxford). 2014 Jul. 16(7):610-9. [Medline].
  17. Nater UM, Rohleder N. Salivary alpha-amylase as a non-invasive biomarker for the sympathetic nervous system: current state of research. Psychoneuroendocrinology. 2009 May. 34(4):486-96. [Medline].
  18. Rai B, Kaur J, Foing BH. Salivary amylase and stress during stressful environment: three Mars analog mission crews study. Neurosci Lett. 2012 Jun 14. 518(1):23-6. [Medline].
  19. MacGregor IL, Zakim D. A cause of hyperamylasemia associated with chronic liver disease. Gastroenterology. 1977 Mar. 72(3):519-23. [Medline].
  20. Yilmaz UE, Yilmaz N, Titiz I, Basaranoglu M, Tarcin O. The utility of amylase and lipase as reliable predictive markers for functioning renal graft. Ann Transplant. 2012 Jul-Sep. 17(3):77-84. [Medline].
  21. Faro RS, Trafton HF, Organ CH Jr. Macroamylasemia. Surgery. 1977 Nov. 82(5):552-4. [Medline].
  22. Gallucci F, Buono R, Ferrara L, Madrid E, Miraglia S, Uomo G. Chronic asymptomatic hyperamylasemia unrelated to pancreatic diseases. Adv Med Sci. 2010. 55(2):143-5. [Medline].
  23. Gullo L. Chronic nonpathological hyperamylasemia of pancreatic origin. Gastroenterology. 1996 Jun. 110(6):1905-8. [Medline].
  24. Humphries LL, Adams LJ, Eckfeldt JH, Levitt MD, McClain CJ. Hyperamylasemia in patients with eating disorders. Ann Intern Med. 1987 Jan. 106(1):50-2. [Medline].
  25. Jensen DM, Royse VL, Bonello JN, Schaffner J. Use of amylase isoenzymes in laboratory evaluation of hyperamylasemia. Dig Dis Sci. 1987 Jun. 32(6):561-8. [Medline].
  26. Keim V, Teich N, Fiedler F, Hartig W, Thiele G, Mossner J. A comparison of lipase and amylase in the diagnosis of acute pancreatitis in patients with abdominal pain. Pancreas. 1998 Jan. 16(1):45-9. [Medline].
  27. Lee WC, Yang CC, Deng JF, et al. The clinical significance of hyperamylasemia in organophosphate poisoning. J Toxicol Clin Toxicol. 1998. 36(7):673-81. [Medline].
  28. Levitt MD, Ellis C. A rapid and simple assay to determine if macroamylase is the cause of hyperamylasemia. Gastroenterology. 1982 Aug. 83(2):378-82. [Medline].
  29. Marten A, Beales D, Elias E. Mechanism and specificity of increased amylase/creatinine clearance ratio in pancreatitis. Gut. 1977 Sep. 18(9):703-8. [Medline].
  30. Minakami H, Sato I, Gunj Y, Taniguchi Y. Idiopathic hyperamylasemia. Hepatogastroenterology. 1998 Jul-Aug. 45(22):1148-9. [Medline].
  31. Paajanen H, Nuutinen P, Harmoinen A, et al. Hyperamylasemia after cardiopulmonary bypass: pancreatic cellular injury or impaired renal excretion of amylase?. Surgery. 1998 May. 123(5):504-10. [Medline].
  32. Pieper-Bigelow C, Strocchi A, Levitt MD. Where does serum amylase come from and where does it go?. Gastroenterol Clin North Am. 1990 Dec. 19(4):793-810. [Medline].
  33. Quilez C, Martinez J, Gomez A, et al. [Chronic elevation of enzymes of pancreatic origin in asymptomatic patients]. Gastroenterol Hepatol. 1998 May. 21(5):209-11. [Medline].
  34. Vinicor F, Lehrner LM, Karn RC, Merritt AD. Hyperamylasemia in diabetic ketoacidosis: sources and significance. Ann Intern Med. 1979 Aug. 91(2):200-4. [Medline].
  35. Warshaw AL, Hawboldt MM. Puzzling persistent hyperamylasemia, probably neither pancreatic nor pathologic. Am J Surg. 1988 Mar. 155(3):453-6. [Medline].
  36. Weaver DW, Busuito MJ, Bouwman DL, Wilson RF. Interpretation of serum amylase levels in the critically ill patient. Crit Care Med. 1985 Jul. 13(7):532-3. [Medline].
  37. Azzopardi E, Lloyd C, Teixeira SR, Conlan RS, Whitaker IS. Clinical applications of amylase: novel perspectives. Surgery. 2016 Jul. 160(1):26-37. [Medline].
  38. Chen CB, McCall NS, Pucci MJ, et al. The combination of pancreas texture and postoperative serum amylase in predicting pancreatic fistula risk. Am Surg. 2018 Jun 1. 84(6):889-96. [Medline]

Nguồn: Hyperamylasemia

Người dịch: Bảo Huy

Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Bảo Huy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …