[Medscape] Tập thể dục tim mạch-hô hấp nhiều hơn giúp cắt giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Rate this post

Những ý chính

  • Kết quả ghi lại mối quan hệ tỷ lệ nghịch sâu sắc giữa thể dục tim mạch-hô hấp và bệnh đái tháo đường týp 2 mới khởi phát trong một nghiên cứu trên 8700 người từ Ả Rập Xê Út.
  • Cứ mỗi khi tăng 1 đơn vị METs (Metabolic Equivalent of Tasks) thì tỉ lệ có nguy cơ mắc đái tháo đường lại giảm đáng kể 10%.
  • Mối quan hệ nghịch đảo này giữa tăng cường sức khỏe tim mạch-hô hấp và giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là độc lập với các yếu tố nguy cơ truyền thống khác của bệnh đái tháo đường.

Tại sao điều này lại quan trọng

  • Các phát hiện bổ sung thêm bằng chứng hiện có về lợi ích của việc tập thể dục tổng thể cường độ cao hơn và gợi ý rằng việc duy trì mức độ thể dục tim mạch-hô hấp cường độ cao có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2.
  • Các tác giả hy vọng phát hiện của họ khuyến khích các chuyên gia y tế khuyên công chúng, cũng như những người mắc bệnh đái tháo đường, có một lối sống năng động và cải thiện thể lực của họ.

Thiết kế nghiên cứu

  • Nghiên cứu thuần tập, quan sát, hồi cứu này bao gồm 8722 người đều không mắc bệnh đái tháo đường được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra căng thẳng trên máy chạy bộ được chỉ định lâm sàng từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 12 năm 2016 tại Trung tâm tim mạch King Abdulaziz ở Riyadh, Ả Rập Xê Út.
  • Bệnh nhân đã trải qua nghiệm pháp gắng sức trên máy chạy bộ tuân theo quy trình tiêu chuẩn của Bruce.
  • Các nhà nghiên cứu đã chuyển đổi kết quả từ nghiệm pháp gắng sức thành đơn vị MET để định lượng mức độ hoạt động của tim mạch-hô hấp dựa trên tốc độ và cấp độ tối đa đạt được trong tổng thời gian sử dụng máy chạy bộ.

Kết quả chính

  • Một mô hình hồi quy Cox đa biến điều chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do sự cố giảm đáng kể 10% với mỗi lần gia tăng đơn vị MET so với ban đầu.
  • Việc thêm MET vào phân tích đã làm tăng giá trị của mô hình để giải thích cho các phần liên quan tới đái tháo đường (thống kê C; diện tích dưới đường đặc tính hoạt động của máy thu) từ 62% trong mô hình cơ sở lên 68%, một sự gia tăng đáng kể.
  • Trong thời gian theo dõi trung bình 5,2 năm, 2280 người tham gia (26%) tiến triển bệnh đái tháo đường týp 2 mới khởi phát.
  • Những người tham gia là trung bình 46 tuổi, 2/3 là nam giới, 1/3 bị tăng huyết áp, 28% bị tăng lipid máu; 5% đã từng mắc bệnh mạch vành và dưới 1% bị suy tim.

Những hạn chế

  • Sức khỏe tim mạch có liên quan độc lập với các hành vi có thể góp phần vào thể lực, nhưng các nhà nghiên cứu không thể đánh giá một cách chính thức những hành vi này.
  • Việc xác định những người bị đái tháo đường phụ thuộc vào hồ sơ y tế không bao gồm các phép đo hệ thống của A1c, đường huyết hoặc dung nạp glucose đường uống, và do đó nghiên cứu có thể bao gồm một số người bị đái tháo đường không được chẩn đoán hoặc bị bỏ sót.
  • Đối tượng ghiên cứu bao gồm những người được giới thiệu để kiểm tra mức độ căng thẳng. Những người này có thể có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tại thời điểm ban đầu cao hơn so với dân số chung, điều này có thể dẫn đến sự thiên vị tiếp nhận nghiên cứu, làm hạn chế khả năng khái quát hóa của nghiên cứu.
  • Nghiên cứu mang tính chất quan sát, với các hiệp biến được đánh giá bằng thông tin trong hồ sơ y tế chứ không phải bằng phép đo trực tiếp, điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễu còn sót lại mặc dù đã được điều chỉnh.
  • Nghiên cứu được thực hiện tại một trung tâm duy nhất và mặc dù nhóm nghiên cứu rất đa dạng, nó có thể không đại diện cho dân số trưởng thành của Ả Rập Xê Út hoặc các quốc gia khác.

Các tiết lộ

  • Nghiên cứu không nhận được tài trợ từ bên ngoài.
  • Không ai trong số các tác giả có các tiết lộ.

 

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/966702#vp_1

Tham khảo:

  1. Zhou B, Lu Y, Hajifathalian K, Bentham J, Di Cesare M, Danaei G, et al. Worldwide trends in diabetes since 1980: a pooled analysis of 751 population-based studies with 4• 4 million participants. The Lancet. 2016;387(10027):1513–30.
  2. Cowie CC, Rust KF, Byrd-Holt DD, Gregg EW, Ford ES, Geiss LS, et al. Prevalence of diabetes and high risk for diabetes using A1C criteria in the US population in 1988–2006. Diabetes care. 2010;33(3):562–8.
  3. Roglic G, Unwin N. Mortality attributable to diabetes: estimates for the year 2010. Diabetes research and clinical practice. 2010;87(1):15–9.
  4. Torjesen I. NHS England rolls out world’s first national diabetes prevention programme. British Medical Journal Publishing Group; 2016.
  5. Church TS, Blair SN, Cocreham S, Johannsen N, Johnson W, Kramer K, et al. Effects of aerobic and resistance training on hemoglobin A1c levels in patients with type 2 diabetes: a randomized controlled trial. Jama. 2010;304(20):2253–62.
  6. Aune D, Norat T, Leitzmann M, Tonstad S, Vatten LJ. Physical activity and the risk of type 2 diabetes: a systematic review and dose–response meta-analysis. Springer; 2015.
  7. Kyu HH, Bachman VF, Alexander LT, Mumford JE, Afshin A, Estep K, et al. Physical activity and risk of breast cancer, colon cancer, diabetes, ischemic heart disease, and ischemic stroke events: systematic review and dose-response meta-analysis for the Global Burden of Disease Study 2013. bmj. 2016;354:i3857.
  8. Lin X, Zhang X, Guo J, Roberts CK, McKenzie S, Wu WC, et al. Effects of exercise training on cardiorespiratory fitness and biomarkers of cardiometabolic health: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Journal of the American Heart Association. 2015;4(7):e002014.
  9. Group DPPR. Long-term effects of lifestyle intervention or metformin on diabetes development and microvascular complications over 15-year follow-up: the Diabetes Prevention Program Outcomes Study. The lancet Diabetes & endocrinology. 2015;3(11):866–75.
  10. Sigal RJ, Kenny GP, Wasserman DH, Castaneda-Sceppa C. Physical activity/exercise and type 2 diabetes. Diabetes care. 2004;27(10):2518–39.
  11. Jeon CY, Lokken RP, Hu FB, Van Dam RM. Physical activity of moderate intensity and risk of type 2 diabetes: a systematic review. Diabetes care. 2007;30(3):744–52.
  12. Williams PT. Vigorous Exercise, fitness and incident hypertension, high cholesterol, and diabetes. Medicine and science in sports and Exercise. 2008;40(6):998.
  13. Hu G, Jousilahti P, Barengo NC, Qiao Q, Lakka TA, Tuomilehto J. Physical activity, cardiovascular risk factors, and mortality among Finnish adults with diabetes. Diabetes care. 2005;28(4):799–805.
  14. Colberg SR, Sigal RJ, Fernhall B, Regensteiner JG, Blissmer BJ, Rubin RR, et al. Exercise and type 2 diabetes: the American College of Sports Medicine and the American Diabetes Association: joint position statement. Diabetes care. 2010;33(12):e147-e67.
  15. Wei M, Gibbons LW, Mitchell TL, Kampert JB, Lee CD, Blair SN. The association between cardiorespiratory fitness and impaired fasting glucose and type 2 diabetes mellitus in men. Annals of internal medicine. 1999;130(2):89–96.
  16. Aadahl M, Kjær M, Kristensen JH, Mollerup B, Jørgensen T. Self-reported physical activity compared with maximal oxygen uptake in adults. European Journal of Cardiovascular Prevention & Rehabilitation. 2007;14(3):422–8.
  17. Blaha MJ, Hung RK, Dardari Z, Feldman DI, Whelton SP, Nasir K, et al. Age-dependent prognostic value of exercise capacity and derivation of fitness-associated biologic age. Heart. 2016;102(6):431–7.
  18. Sato Y, Iguchi A, Sakamoto N. Biochemical determination of training effects using insulin clamp technique. Hormone and metabolic research. 1984;16(09):483–6.
  19. Sawada SS, Lee I-M, Muto T, Matuszaki K, Blair SN. Cardiorespiratory fitness and the incidence of type 2 diabetes: prospective study of Japanese men. Diabetes care. 2003;26(10):2918–22.
  20. Sui X, Hooker SP, Lee I-M, Church TS, Colabianchi N, Lee C-D, et al. A prospective study of cardiorespiratory fitness and risk of type 2 diabetes in women. Diabetes care. 2008;31(3):550–5.
  21. Fang ZY, Sharman J, Prins JB, Marwick TH. Determinants of exercise capacity in patients with type 2 diabetes. Diabetes care. 2005;28(7):1643–8.
  22. Finley CE, LaMonte MJ, Waslien CI, Barlow CE, Blair SN, Nichaman MZ. Cardiorespiratory fitness, macronutrient intake, and the metabolic syndrome: the Aerobics Center Longitudinal Study. Journal of the American Dietetic Association. 2006;106(5):673–9.
  23. Williams PT. Vigorous Exercise, fitness and incident hypertension, high cholesterol, and diabetes. Medicine and science in sports and Exercise. 2008;40(6):998.
  24. Williams PT. Changes in vigorous physical activity and incident diabetes in male runners. Diabetes Care. 2007;30(11):2838–42.
  25. Hughes VA, Fiatarone MA, Fielding RA, Kahn BB, Ferrara CM, Shepherd P, et al. Exercise increases muscle GLUT-4 levels and insulin action in subjects with impaired glucose tolerance. American Journal of Physiology-Endocrinology And Metabolism. 1993;264(6):E855-E62.
  26. Larsen FJ, Anderson M, Ekblom B, Nyström T. Cardiorespiratory fitness predicts insulin action and secretion in healthy individuals. Metabolism. 2012;61(1):12–6.
  27. Lynch J, Helmrich SP, Lakka TA, Kaplan GA, Cohen RD, Salonen R, et al. Moderately intense physical activities and high levels of cardiorespiratory fitness reduce the risk of non-insulin-dependent diabetes mellitus in middle-aged men. Archives of internal medicine. 1996;156(12):1307–14.
  28. Okada K, Hayashi T, Tsumura K, Suematsu C, Endo G, Fujii S. Leisure-time physical activity at weekends and the risk of Type 2 diabetes mellitus in Japanese men: the Osaka Health Survey. Diabetic Medicine. 2000;17(1):53–8.
  29. OHLSON L. The influence of body fat distributio on the incidence of diabetes mellitus: 13.5 years of follow up of the participants in the study of menborn in 1913. Diabetes. 1985;34:126–32.
  30. Yang J. Enhanced skeletal muscle for adequate glucose homeostasis. Progress in molecular biology and translational science. 121: Elsevier; 2014. p. 133–63.
  31. King D, Dalsky G, Staten M, Clutter W, Van Houten D, Holloszy J. Insulin action and secretion in endurance-trained and untrained humans. Journal of Applied Physiology. 1987;63(6):2247–52.
  32. Bouchard C, An P, Rice T, Skinner JS, Wilmore JH, Gagnon J, et al. Familial aggregation ofV o 2 max response to exercise training: results from the HERITAGE Family Study. Journal of applied physiology. 1999;87(3):1003–8.
  33. Szendroedi J, Roden M. Mitochondrial fitness and insulin sensitivity in humans. Diabetologia. 2008;51(12):2155.

 

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Người dịch: Gia Minh

Người duyệt: thaongan2509

Advertisement

Giới thiệu trangiaminh

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …