Một phân tích mới chỉ ra rằng, một nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng ợ nóng và loét dạ dày giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường khi được thêm vào phương pháp điều trị thông thường về mặt y học.
Cùng một nghiên cứu cho thấy, cùng một nhóm thuốc – được biết đến là thuốc ức chế bơm Proton (PPIs) và bao gồm các thuốc như omeprazole – không ngăn ngừa được bệnh đái tháo đường ở những người chưa mắc bệnh.
Cũng như cơ chế kháng axit, “Chúng ta biết rằng những loại thuốc này ảnh hưởng đến một số hormone đường ruột có vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose”, Bác sĩ Kashif Munir, đã nói WebMD.
Bác sĩ cho rằng, “Vậy nếu ai đó sử dụng PPI và họ đang có sức khỏe tốt, thì điều này giúp cho họ nhìn nhận ra rằng PPI cũng có thể hữu ích cho bệnh đái tháo đường nếu họ đang mắc phải nó”.
Nghiên cứu được phát hành trực tuyến vào 25 tháng 6 năm 2021, trong Tạp chí của Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa lâm sàng (The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism).
Thuốc kháng acid làm giảm hai thông số của bệnh đái tháo đường
Munir, một phó Giáo sư về nội tiết, đái tháo đường, và dinh dưỡng của Trường Đại học Y khoa Maryland ở Baltimore, và các đồng nghiệp đã kiểm tra kết quả của năm nghiên cứu bao gồm gần 250000 người mắc bệnh đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu không phát hiện ra rằng việc sử dụng bơm ức chế proton làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở dân số này.
Nhưng sau đó, họ đã xem xét lại bảy nghiên cứu liên quan đến 342 bệnh nhân mắc đái tháo đường để xem tác động của PPI đối với việc kiểm soát đường máu.
Báo cáo cho rằng, “Nhìn chung, liệu pháp PPI như một biện pháp bổ sung cho tiêu chuẩn chăm sóc kết hợp với giảm thêm 0,36% hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c) so với liệu pháp tiêu chuẩn”.
Hemoglobin glycosyl là thước đo mức đường huyết trung bình của bệnh nhân được lấy trong 2 đến 3 tháng qua, và mức là 6,5% hoặc cao hơn trong hai xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Munir lưu ý, mặc dù mức giảm 0,36% A1c nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng FDA vẫn cân nhắc các loại thuốc hạ đường huyết nếu chúng làm giảm A1c ít nhất 0,3%.
Tương tự như vậy, việc sử dụng PPI ngoài điều trị ngăn chặn bệnh đái tháo đường tiêu chuẩn kết hợp giảm thêm 10,0 miligam mỗi decilit (mg/dl) đường huyết lúc đói.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng PPI liều càng cao thì tác dụng hạ đường huyết càng tốt.
Và những bệnh nhân kiểm soát lượng đường huyết kém – được phản ánh lượng A1c cao hơn – có hiệu quả hơn khi họ dùng thuốc kháng axit so với những người mắc bệnh đái tháo đường được kiểm soát từ đầu.
Sự tác động của thuốc kháng axit ức chế bơm proton đối với việc kiểm soát lượng đường máu “Nên được cân nhắc khi kê đơn thuốc kháng axit cho bệnh nhân đái tháo đường”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Munir nói, “Nếu bạn là ai trong số đó [mắc bệnh đái tháo đường] bị chứng ợ nóng, thì PPI được coi như là một liệu pháp có lợi để điều trị cả hai tình trạng này bằng một loại thuốc”.
Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/954247
Kashif Munir, MD, associate professor of endocrinology, diabetes, and nutrition, University of Maryland School of Medicine, Baltimore.
The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism: “Effects of Proton Pump Inhibitors on Glycemic Control and Incident Diabetes: A Systematic Review and Meta-Analysis.”
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép !
Người dịch: Thùy Linh