Năm 2021 đã kỉ niệm 100 năm ngày tìm ra insulin, một phát minh vĩ đại kéo dài sự sống của hàng triệu người đái tháo đường típ 1 nhưng không được chữa khỏi. Trong những thế kỉ tới, chúng ta có thể tìm kiếm để phát minh những thiết bị máy móc có chức năng như tụy nội tiết của con người, sự đột phá trong kĩ thuật miễn dịch và mô để có thể có phương pháp điều trị đúng đắn cho đái tháo đường típ 1.
Quản lý đái tháo đường típ 1 vẫn còn phức tạp, khó khăn và tốn thời gian. Kĩ thuật điều trị chuyên sâu ở người lớn và trẻ em hiện nay bao gồm sử dụng tiêm insulin dưới da thông qua thiết bị theo dõi mornitoring glucose dưới da (một cảm biến theo dõi nồng độ glucose tiêm insulin tự động). Hiện tại, thiết bị được cho phép vẫn yêu cầu người dùng nhập thời gian bữa ăn và lượng cacbohydrat vì vậy mà lượng insulin nhanh thích hợp được giải phóng để làm giảm bớt lượng đường huyết lưu hành trong máu sau ăn. Trong chủ đề này của Journal, báo cáo bởi Ware và cộng sự so sánh sử bơm tiêm insulin tự động trong thời gian 16 tuần. Thử nghiệm cho thấy sự kiểm soát glucose máu, thông qua đo lường nồng độ hemoglobin gắn glucose và thời gian trong trong 24 giờ với hệ thống thiết bị khép kín, ít rủi ro khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
Đái tháo đường típ 1 ở trẻ em có mối liên hệ đặc biệt với kiểm soát đường huyết không ổn định do mức độ hoạt hóa thay đổi nhanh chóng và lượng thức ăn nạp vào thất thường. Phần lớn trẻ em cần được xác định lượng đường huyết và điều trị thích hợp. Sự phát triển bình thường ở trẻ em bị trì hoãn và đảo ngược do đái tháo đường típ 1 vì để suy trì kiểm soát đường huyết , bố mẹ phải luôn đồng hành và theo sát điều trị của trẻ. Trẻ em mắc đái tháo đường típ 1 và người chăm sóc phải giảm thời gian ngủ và thay đổi thói quen giấc ngủ, tăng sự lo lắng và stress bởi vì sự thay đổi nồng độ đường huyết ở trẻ.
Mặc dù biến chứng vi mạch và thần kinh lâu dài ở bệnh nhân đái tháo đường do tăng đường huyết mạn tính, rút ngắn cuộc sống và giảm chất lượng sống, các biến chứng hạ đường huyết cấp tính là mối quan tâm trực tiếp của người chăm sóc trẻ mắc đái tháo đường típ 1. Trong nhiều năm, người ta cho rằng hạ đường huyết là yếu tố nguy cơ chính làm giảm sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ. Hạ đường huyết nghiêm trọng ở trẻ nhỏ liên quan đến việc giảm thể tích chất xám và chất trắng, nhưng các tác động lâu dài đến chức năng tâm thần kinh rất đa dạng và chủ yếu chỉ xảy ra ở trẻ hạ đường huyết nặng tái phát nhiều. Tuy nhiên, trẻ nhỏ tăng đường huyết quá mức bị suy giảm nhận thức tinh tế ở một vài vùng ví dụ tốc độ ngôn ngữ. Ở một nghiên cứu cắt ngang, những thanh niên mắc đái tháo đường típ 1 trong thời thơ ấu bị giảm nhẹ chỉ số IQ hơn nhóm không mắc đái tháo đường típ 1, và một vài khả năng học tập liên quan đến mức đường huyết quá cao, mà không phải do hạ đường huyết hay các đợt nhiễm toan ceton.
Những nghiên cứu từ nhóm DirecNet ( Mạng lưới nghiên cứu đái tháo đường ở trẻ em) cho thấy hồi hải mã phát triển chậm hơn trên MRI, cùng với tăng nguy cơ tăng đường huyết cũng như thay đổi đường huyết lớn hơn. Ngoài ra, giảm tổng khối lượng não, giảm chất xám và chất trắng, giảm chỉ số IQ, liên quan với tăng đường huyết. Những phát hiện này không quá bất ngờ vì tăng đường huyết được công nhận có liên quan đến ngoại di truyền và sự biến đổi khác mà ảnh hưởng lâu dài đến não bộ và các mô cơ quan khác.
Thử nghiệm của Ware và cộng sự hy vọng có thể quản lý những vấn đề chính của bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ bằng các công nghệ thích hợp. Bao gồm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt hạ đường huyết chỉ với hệ thống cảm biến insulin, cũng như tăng trong các giai đoạn quạn lí đường huyết bằng bơm tiêm insulin tự động. Các chiến lược điều trị như vậy có khả năng làm giảm mối lo ngại của bố mẹ trẻ và ít can thiệp vào sự phát triển của trẻ nhỏ vì tăng khả năng kiểm soát chủ động đường huyết.
Bất chấp sự phức tạp người ta vẫn hi vọng bơm tiêm insulin tự động được sử dụng. Trong một nghiên cứu trước đây về theo dõi đường huyết liên tục ở thanh thiếu niên và người lớn, việc sử dụng bơm tiêm tự động trong 6 tháng có thể bị giảm dần theo thời gian. Ngoài ra việc áp dụng quy mô lớn các bơm tiêm insulin tự động phụ thuộc vào tính phổ biến và khả năng chi trả của bảo hiểm.
Cuối cùng, tất cả các thiết bị này ngay cả khi chúng mang lại công dụng kiểm soát đường huyết thì vẫn không thể giải quyết được các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường. Tất cả các thiết bị đều làm tăng insulin ngoại vi, và có thể dẫn đến các bệnh về mạch máu lớn. Việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường đòi hỏi kiểm soát tốt đường huyết và nguồn cung cấp insulin chuyển hóa qua gan trước khi vào tuần hoàn ngoại vi.
————————————————————————————————————————————————–
Tài liệu tham khảo:
1.Ware J, Allen JM, Boughton CK, et al. Randomized trial of closed-loop control in very young children with type 1 diabetes. N Engl J Med 2022;386:209-219.
2.Herbert LJ, Monaghan M, Cogen F, Streisand R. The impact of parents’ sleep quality and hypoglycemia worry on diabetes self-efficacy. Behav Sleep Med 2015;13:308-323.
3.Jaser SS, Foster NC, Nelson BA, et al. Sleep in children with type 1 diabetes and their parents in the T1D Exchange. Sleep Med 2017;39:108-115.
4.Nevo-Shenker M, Shalitin S. The impact of hypo- and hyperglycemia on cognition and brain development in young children with type 1 diabetes. Horm Res Paediatr 2021;94:115-123.
5.Semenkovich K, Patel PP, Pollock AB, et al. Academic abilities and glycaemic control in children and young people with type 1 diabetes mellitus. Diabet Med 2016;33:668-673.
6.Mauras N, Buckingham B, White NH, et al. Impact of type 1 diabetes in the developing brain in children: a longitudinal study. Diabetes Care 2021;44:983-992.
7.Singh R, Chandel S, Dey D, et al. Epigenetic modification and therapeutic targets of diabetes mellitus. Biosci Rep 2020;40(9):BSR20202160–BSR20202160.
8.Laffel LM, Kanapka LG, Beck RW, et al. Effect of continuous glucose monitoring on glycemic control in adolescents and young adults with type 1 diabetes: a randomized clinical trial. JAMA 2020;323:2388–2396.
9.Gregory JM, Cherrington AD, Moore DJ. The peripheral peril: injected insulin induces insulin insensitivity in type 1 diabetes. Diabetes 2020;69:837–847.
10.Lee AS, Twigg SM, Flack JR. Metabolic syndrome in type 1 diabetes and its association with diabetes complications. Diabet Med 2021;38(2):e14376–e14376.
Link gốc: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMe2119915
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org, vui lòng không reup khi chưa được cho phép!
Người dịch: Phương Thảo