[NHIỄM TRÙNG] – Liệu ai sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nhất (UTI)?

Rate this post

  Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Chắc hẳn mọi người đã từng nghe rồi đúng không? Nghe vậy thì thoạt nghĩ uống thuốc là sẽ khỏi nhưng thực chất, căn bệnh này gây nhiều ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người bệnh, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nhận thấy sự cần thiết đó cho mọi người, hôm nay ykhoa.org sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần lưu tâm về nhiễm trùng đường tiết niệu! 

  1. NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

– UTI (Urinary Tract Infection – nhiễm trùng đường tiết niệu) phát sinh khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ảnh hưởng đến mọi người. Thông thường, lúc đầu vi khuẩn xâm nhập, sẽ gây viêm đường tiết niệu. Sau đó có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Nhiễm trùng tiểu thường gặp ở CÁC BÉ GÁI và PHỤ NỮ hơn các bé trai và nam giới. (Vì niệu đạo, hoặc ống nước tiểu, ngắn hơn và gần hậu môn ở nữ giới )

==> vì vậy vi khuẩn từ ruột đến các bộ phận khác nhau của đường tiết niệu nữ dễ dàng hơn.

  – UTI thường xảy ra nhất ở bàng quang.

– Nhiễm trùng có thể tái phát do đường bị nhiễm lại hoặc do điều trị không làm sạch hoàn toàn nhiễm trùng.

– Theo nghiên cứu năm 2013, UTI phổ biến hơn ở phụ nữ. Báo cáo lưu ý rằng khoảng 50-60% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu trong cuộc sống của họ.

  2. TRIỆU CHỨNG CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

 # KHI NHIỄM TRÙNG CHƯA LAN TỚI THẬN

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu ở bàng quang hoặc niệu đạo bao gồm:

– Cần đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp

– Cảm thấy cần đi tiểu ngay cả sau khi làm trống bàng quang

– Cảm thấy đau, nóng rát hoặc áp lực khi đi tiểu

– Nước tiểu có máu hoặc có mùi

– Đau bụng dưới, đau lưng dướI

# KHI NHIỄM TRÙNG ĐÃ LAN ĐẾN THẬN

Các biểu hiện có thể gặp:

– Cảm thấy có bệnh trong người

– Mệt mỏi

– Sự nhầm lẫn

– Sốt

–  Ớn lạnh

  3. NGUYÊN NHÂN

Đường tiết niệu được chia thành đường tiết niệu trên và dưới, bao gồm một loạt các cơ quan và ống lấy nước tiểu ra khỏi cơ thể:

+ đường tiết niệu trên bao gồm thận và niệu quản

+ đường tiết niệu dưới bao gồm bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt

==> nhiễm trùng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo, đó là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.

# Nếu nhiễm trùng bắt đầu ở niệu đạo và bàng quang, nó thường không nghiêm trọng và điều trị dễ dàng hơn.

# Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tiểu đến thận, nó có thể nghiêm trọng hơn. Một người bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể cần phải đến bệnh viện để điều trị.

  4. CÁC YẾU TỐ RỦI RO

– Nữ giới có khả năng bị nhiễm trùng tiểu nhiều hơn nam.

Bị sỏi thận, hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mang thai khiến nhiều người có khả năng bị nhiễm trùng tiểu.

– Dễ gặp nhiễm trùng đường tiết niệu hơn cả:

+ Quan hệ tình dục: sử dụng cơ hoành khi quan hệ

+ Tiền sử nhiễm trùng tiểu

+ Sử dụng thuốc tránh thai

+ Sử dụng chất diệt tinh trùng

+ Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh

– Yếu tố di truyền và bất thường đường tiết niệu cũng có thể làm cho UTI mãn tính có nhiều khả năng.

– Nam giới hiếm khi bị nhiễm trùng tiểu. Nếu có, có thể là do họ có tuyến tiền liệt mở rộng. Một tuyến tiền liệt mở rộng có thể có nghĩa là bàng quang không thể rỗng hoàn toàn, khiến vi khuẩn sinh sôi.

   5. CHẨN ĐOÁN

– Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau đây để đạt được chẩn đoán và hiểu lý do tại sao UTI tái phát:

 + Xét nghiệm cấy nước tiểu : Kiểm tra vi khuẩn trong nước tiểu.

 + Khám bàng quang và niệu đạo : Đây là để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.

 + Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét đường tiết niệu : Điều này cho phép bác sĩ nhìn thấy đường tiết niệu chi tiết hơn.

  6. ĐIỀU TRỊ

 Bác sĩ có thể điều trị một trong hai cách sau:

–  Dùng thuốc kháng sinh liều thấp, dài hạn

– Uống thuốc kháng sinh được kê đơn trước như một biện pháp phòng ngừa sau khi quan hệ tình dục hoặc khi bắt đầu có triệu chứng

– Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu.

  7. CÁC BIẾN CHỨNG

– Nếu nhiễm trùng bàng quang vẫn không được điều trị, nó có thể lan đến thận, nguy hiểm hơn.

– Nếu không điều trị đúng cách, nhiễm trùng thận có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.

– Có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết (nhiễm độc máu) nếu không được điều trị, có thể đe dọa đến tính mạng.

    Hình ảnh: Nhiễm trùng huyết

  8. PHÒNG NGỪA

– Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ tình dục

– Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn trước và sau khi quan hệ

– Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi bàng quang

– Luôn luôn lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.

– Tránh rửa cơ thể có mùi thơm hoặc thụt rửa

– Estrogen âm đạo cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ trong hoặc sau khi mãn kinh.

 —————————————————————————————-

Nguồn: Medical News Today & Medcape

#admin#xuhinguyen

“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa
Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/
Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/
Tham gia cùng chúng tôi tại: https://forms.gle/cQ5M7Adaes
Fanpage: Y Lâm Sàng
Website: http://Ykhoa.org

Giới thiệu Xuân Hiền

Học Y Đa Khoa tại Đại học Duy Tân " Hãy làm hết mình với hiện tại, hãy tốt hơn mình ở quá khứ và luôn chia sẻ kiến thức bổ ích với mọi người "

Check Also

[Cập nhật] Điểm mới ADA 2022:

Tóm tắt vài điểm mới của ADA 2022: – Chẩn đoán ĐTĐ týp 1: tích …