Sinh lý là một môn cơ sở rất quan trọng đối với sinh viên ngành Y, nó là nền móng giúp các bạn hiểu hơn ở các môn liên quan đến bệnh lý. Sinh lý cùng một số môn cơ sở ngành khác giúp bạn hiểu và giải thích được nguyên nhân bệnh sinh, triệu chứng, cách điều trị..v.v. điều này có thể giúp bạn phần nào tránh việc học thuộc lòng những cuốn sách dài vô tận của các bộ môn,nhờ nó có thể giúp bạn nhớ và hiểu rõ nguyên nhân của từng bệnh và hướng xử lý khi đi lâm sàng. Sinh lý hệ thận niệu giúp chúng ta hiểu hơn về những hoạt động tạo nước tiểu, bài xuất các sản phẩm chuyển hóa của thận, điều hòa hằng định nội môi..v.v
THẬN CÓ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG GÌ?
*Đơn vị thận:
- Nhu mô thận: đại thể bao gồm
– Vùng vỏ: nằm ở phía bờ lồi của thận, tiếp xúc với vỏ xơ, màu hồng đỏ có lấm tấm hạt (nơi chủ yêu tập trung cầu thận, lọc huyết tương)
– Vùng tủy: nằm ở phía bờ lõm, màu hồng nhạt có vân tua (nơi tập trung các ống thận, tái hấp thu dịch lọc và bài tiết một số chất)
- Cấu trúc vi thể: được tạo bởi các đơn vị thận gồm cầu thận và các ống thận
– Hai thận, mỗi thận có 1 – 1,3 triệu Nephron
– Chỉ cần 25% nephron hoạt động cũng đảm bảo chức năng thận
* Cầu thận: có chức năng lọc huyết tương
- Cấu tạo cầu thận gồm:
– Búi mao mạch: gồm các mao mạch từ tiểu động mạch đến cầu thận và ra khỏi bọc Bowman bằng tiểu động mạch đi
– Bao Bowman: chứa dịch lọc cầu thận và bao bọc tiểu cầu thận. Bọc Bowman thông với ống lượng gần
* Ống thận:
- Tiếp nối với cầu thận, có chức năng tái hấp thu và bài tiết một số chất qua nước tiểu
- Bao gồm: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp
* Mạch máu thận:
- Động mạch từ động mạch chủ, chia nhánh nhỏ dần, nhánh nhỏ nhất chia thành các tiểu động mạch đến
- Từ các mao mạch quanh ống thận đến tĩnh mạch chủ
* Thần kinh: hệ thần kinh giao cảm chi phối lớp cơ của mạch máu thận, điều hòa lưu lượng tuần hoàn thận
* Nephron:
* Qúa trình tạo nước tiểu của Nephron:
Qua trên, ta có thể hiểu được cấu trúc đi liền với chức năng của thận, chính điều này giúp chúng ta hiểu rõ cơ chế và các quá trình xảy ra trong hệ thận niệu, tầm quan trọng của nó trong cơ thể người.