1. TÓM TẮT
Tổng quan về hội chứng mệt mỏi do bệnh lý nội tiết (EFS) mô tả các biểu hiện lâm sàng khác nhau của mệt mỏi trong bệnh nội tiết. Bài tổng quan này liệt kê các nguyên nhân nội tiết và không nội tiết khác nhau gây ra mệt mỏi trong bệnh nội tiết và chia sẻ các mẹo lâm sàng thực tế để giúp chẩn đoán phân biệt.
2. GIỚI THIỆU
Mệt mỏi đã được định nghĩa là sự kiệt quệ về thể chất và / hoặc tinh thần có thể gây ra bởi sự căng thẳng, bệnh tật về tinh thần và thể chất, thuốc men. 1 Mệt mỏi là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá mức độ mà một người bình thường nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng dễ mệt mỏi ám chỉ sự xuất hiện của tình trạng kiệt sức về thể chất và / hoặc tinh thần ở một mức độ làm việc hoặc stress mà thông thường sẽ không gây ra tình trạng kiệt sức đó. 2 Mệt mỏi, hoặc dễ mệt mỏi, là triệu chứng thường gặp thứ hai ở phòng khám gia đình, và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của mệt mỏi là bệnh nội tiết. 3
Mệt mỏi có thể là một biểu hiện của bất thường nội tiết, có thể bao gồm các rối loạn về tuyến giáp, đái tháo đường, tuyến yên, tuyến sinh dục, bất thường về chuyển hóa xương và khoáng chất như thiếu vitamin D và cường cận giáp. Mệt mỏi cũng có thể là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân hay phàn nàn về các rối loạn trên. Mặt khác, mệt mỏi có thể kéo dài sau khi đạt được trạng thái cân bằng hormone với liệu pháp điều trị bệnh nội tiết thích hợp. Cả hai kịch bản đều có thể được gọi là hội chứng mệt mỏi nội tiết (EFS).
3. ĐỊNH NGHĨA
Hội chứng mệt mỏi do bệnh lý nội tiết (Endocrine fatigue syndrome: EFS) có thể được định nghĩa là một hội chứng đa yếu tố gây mệt mỏi hoặc dễ mệt mỏi, xảy ra ở những người bị bệnh nội tiết. Nó có thể là một trong những biểu hiện của bệnh hoặc có thể phát sinh trong quá trình điều trị, EPS có thể là một phần của sự tiến triển tự nhiên của bệnh, có thể do biến chứng hoặc bệnh kèm theo hoặc có thể do các yếu tố suy mòn.
4. TIẾP CẬN LÂM SÀNG
Mặc dù thuật ngữ “mệt mỏi” và “trầm cảm” đã được sử dụng đồng nghĩa, chúng không giống nhau và có sự khác biệt nhỏ. 4 Người ta phải cẩn thận trong việc loại trừ trầm cảm trước khi chẩn đoán EFS. Nguyên nhân của sự mệt mỏi đã được liệt kê trước đó với cách ghi nhớ đơn giản là “LEMON”: Lifestyle, Endocrinopathies, Metabolic derangements, Observer error, or Nutritional deficiency – Lối sống, Bệnh nội tiết, Sự thay đổi chuyển hóa, Lỗi kiểm soát hoặc Thiếu dinh dưỡng. 5
Mệt mỏi làm suy yếu hoạt động thể chất cũng như tinh thần, và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi gặp một bệnh nhân phàn nàn với bác sĩ về tình trạng mệt mỏi, những bệnh nhân này nên được kiểm tra y tế và tập trung vào bệnh lý về hệ thống nội tiết. Bài tổng quan này liệt kê các nguyên nhân phổ biến của EFS bao gồm cả nguyên nhân nội tiết và các nguyên nhân khác còn lại sau khi điều trị hoặc loại trừ các bệnh lý nội tiết. Chúng tôi đã mô tả các triệu chứng và dấu hiệu chung về tâm thần kinh, cơ xương khớp và các triệu chứng chung giúp chẩn đoán phân biệt với EFS (Bảng 1,2). và clinical pearl giúp chẩn đoán và quản lý EFS. Một số hội chứng mệt mỏi nội tiết phổ biến nhất là hội chứng mệt mỏi do tiểu đường (DFS) và mệt mỏi trong rối loạn tuyến giáp.
a. Hội chứng mệt mỏi do đái tháo đường (Diabetic Fatigue Syndrome: DFS)
Hội chứng mệt mỏi do đái tháo đường đã được định nghĩa từ trước. 4Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo đường và nó vẫn có thể kéo dài ngay cả sau khi đạt được sự kiểm soát đường huyết ổn định. Nguyên nhân phổ biến nhất của DFS là tình trạng đường huyết không kiểm soát được và được biểu hiện bằng đường huyết tăng, các đợt hạ đường huyết hoặc sự dao động đường huyết cao. Việc quản lý bệnh đái tháo đường hiện nay thường là theo định hướng mục tiêu hơn là theo định hướng bệnh nhân. Điều này dẫn đến sự không hài lòng của bệnh nhân mặc dù tình trạng đường huyết tốt. Điều này có thể liên quan đến tình trạng không hạnh phúc về đường huyết (glycaemic unhappiness) và các triệu chứng của biến chứng mệt mỏi bao gồm bệnh vi mạch và mạch máu lớn, cũng như suy tim có thể dẫn đến DFS. Một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi ở bệnh nhân đái tháo đường là do các bệnh nội tiết liên quan như suy giáp, hội chứng Cushing, suy sinh dục hoặc bệnh Addison. Các tình trạng y tế liên quan như thiếu máu, thiếu vitamin và rối loạn điện huyết hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, statin hoặc beta block có thể liên quan đến DFS. 4
b. Mệt mỏi trong rối loạn tuyến giáp
Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh suy giáp là dễ mệt mỏi và trầm cảm. 6 Các triệu chứng này có thể đảo ngược được với liệu pháp levothyroxine và ổn định lại mức TSH huyết thanh. Khoảng 7% -10% bệnh nhân có nồng độ TSH được bình thường hóa bằng liệu pháp LT4 đơn trị liệu có thể có các triệu chứng mệt mỏi dai dẳng. 7 Giá trị FT3 dưới giới hạn bình thường dưới được quan sát thấy ở khoảng 15% bệnh nhân suy giáp điều trị đơn trị liệu L-T4. 8 Người ta đã đề xuất rằng suy giáp mô có thể vẫn tồn tại ở những bệnh nhân như vậy ngay cả khi TSH huyết thanh đã được bình thường hóa. 9 Một số nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện về điểm số mệt mỏi và các triệu chứng khác của suy giáp khi kết hợp liệu pháp T3 và T4. 10 Tuy nhiên, các thử nghiệm lớn hơn là cần thiết để xác định vai trò của liệu pháp phối hợp trong việc kiểm soát suy giáp. Các cấu trúc mới hơn của bình giáp đã bắt đầu tính đến vấn đề này. 11
5. ĐỀ NGHỊ LÂM SÀNG
a. Sàng lọc
– Những người bị mệt mỏi nên được kiểm tra lâm sàng bệnh nội tiết bằng cách hỏi bệnh sử và khám sức khỏe
– Những người bị mệt mỏi và có các triệu chứng tâm thần kinh và / hoặc cơ xương phải được đánh giá EFS, bao gồm các rối loạn chuyển hóa khoáng chất của xương, chức năng tuyến giáp và bệnh tiểu đường
b. Chẩn đoán
– Những người có tiền sử gợi ý hoặc khám sức khỏe phát hiện nên được đánh giá các bệnh lý nội tiết cụ thể, để loại trừ EFS
– Các cận lâm sàng liên quan đến EFS phải được chỉ định dựa trên chỉ số về các cân nhắc kinh tế và nghi ngờ về mặt lâm sàng
c. Đánh giá
– Các yếu tố phi y tế và không phải nội tiết phải được đánh giá và giải quyết, song song với quản lý nội tiết, trong EFS.
– Những bệnh nhân mắc bệnh lý nội tiết “được kiểm soát tốt” thường phàn nàn về mệt mỏi cần phải được đánh giá về các bệnh nội tiết khác và các biến chứng của chúng.
– Sự kết hợp đồng thời việc sử dụng thuốc và thói quen lối sống phải được xem xét như một nguyên nhân tiềm ẩn của EFS.
d. Điều trị
– Một thử nghiệm về điều trị vitamin D và canxi có thể được xem xét ở những người Nam Á bị mệt mỏi, cân nhắc đến sự xuất hiện phổ biến của tình trạng thiếu vitamin D.
– Việc thay thế hoặc bổ sung hormone nên được bắt đầu như một phương pháp điều trị EFS, không có tài liệu về sự thiếu hụt hoặc suy giảm nội tiết.
– Những người bị EFS phải được theo dõi định kỳ thường xuyên trong quá trình điều trị.
e. Những viên ngọc trai lâm sàng (Clinical pearls)
– Loại trừ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đa lượng, vi chất, chất điện giải, giấc ngủ và tập thể dục trước khi đánh giá thêm.
– Loại trừ các nguyên nhân tâm lý gây mệt mỏi song song với đánh giá sinh hóa.
– Mệt mỏi khởi phát đột ngột ở bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát tốt, da xanh xao và giảm nhu cầu thuốc chống đái tháo đường gợi ý kiểm tra bệnh thận và suy giáp.
– Mệt mỏi khó thở và giảm khả năng gắng sức ở bệnh nhân đái tháo đường gợi ý kiểm tra suy tim
– Mệt mỏi với các triệu chứng về cơ cho thấy sự thiếu hụt vitamin D osteocalcin và hội chứng Cushing
– Mệt mỏi với các triệu chứng đau thần kinh chủ yếu gợi ý bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, suy giáp và suy tuyến cận giáp.
– Mệt mỏi kèm tetany gợi ý suy tuyến cận giáp
– Mệt mỏi theo chu kỳ cho thấy rối loạn điện giải trong máu hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome: PMS)
– Mệt mỏi với các triệu chứng về xương chủ yếu cho thấy cường cận giáp hoặc loãng xương.
– Mệt mỏi với mất ham muốn tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục khác cho thấy suy sinh dục, bao gồm mãn kinh (nữ giới) hoặc mãn dục (nam giới)
6. KẾT LUẬN
EFS là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự mệt mỏi toàn thân. Thông qua bài tổng quan này, chúng tôi hy vọng sẽ làm nổi bật lộ trình lâm sàng trong chẩn đoán và quản lý vấn đề quan trọng nhưng phổ biến này liên quan đến các bệnh nội tiết khác nhau
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fatigue. http://www.dictionary.com/browse/ fatigues=t. Accessed 10 May 2018.
2. Jain A, Sharma R, Choudhary PK, Yadav N, Jain G, Maanju M. Study of fatigue, depression, and associated factors in type 2 diabetes mellitus in industrial workers. Ind Psychiatry J. 2015;24:179.
3. Gregory Kaltsas G, Vgontzas A, Chrousos G. Fatigue, Endocrinopathies, and Metabolic Disorders. PM R. 2010;2:393-8.
4. Kalra S, Sahay R. Diabetes Fatigue Syndrome. Diabetes Ther 2018; 9:1421–1429.
5. Kalra S, Sahay. R .A LEMON a Day Keeps Fatigue Away-The ABCDE of Fatigue. Eur. Endocrinol. 2018;14:15-16
6. Kalra S, Balhara YPS. Euthyroid Depression: The Role of Thyroid Hormone. Recent Pat Endocr Metab Immune Drug Discov. 2014; 8: 38-41.
7. Panicker V, Evans J, Bjoro T, Asvold BO, Dayan CM, Bjerkeset O. A paradoxical difference in relationship between anxiety, depression and thyroid function in subjects on and not on T4: findings from the HUNT study. Clin. Endocrinol 2009; 71: 574–580.
8. Escobar-Morreale HF, Del Rey FE, Obregón MJ, de Escobar GM. Only the combined treatment with thyroxine and triiodothyronine ensures euthyroidism in all tissues of the thyroidectomized rat. Endocrinology. 1996;137:2490-502.
9. Kalra S, Khandelwal SK. Why are our hypothyroid patients unhappy? Is tissue hypothyroidism the answer? Indian J Endocrinol Metab;. 2011;15(Suppl2): S95-98.
10. McAninch EA, Bianco AC. The swinging pendulum in treatment for hypothyroidism: from (and toward?) combination therapy. Front. Endocrinol. 2019; 10:446.
11. Kalra, Unnikrishnan AG, Kalhan A. Redefining euthyroidism: A biopsychosocial construct. Thyroid Res Pract 2020; 17:2-3.
Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33819252/
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!
Người dịch: ToanTran.