Nghiên cứu nhằm xác định hợp chất mới trong cuộc chiến chống lại kháng kháng sinh
Tóm tắt: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hợp chất có khả năng xuyên qua các hàng rào được sử dụng bởi vi khuẩn Gram âm để chóng lại kháng sinh, làm tổn thương các loài bọ và ngăn chặn chúng lây lan dịch bệnh.
Trong khi các nhà khoa học trên toàn thế giới đang tiến hành cuộc chiến chống lại một loại virus mới và chết chóc, thì phòng thí nghiệm tại đại học Colorado Boulder lại đang nghiên cứu các vũ khí mới để đánh một loại mối đe dọa vi thể khác: một làn sóng vi khuẩn kháng kháng sinh, mà nếu không được theo dõi kiểm tra, có thể giết chết khoảng 10 triệu dân mỗi năm tính đến 2050.
Giáo sư về phân tử, tế bào và phát triển sinh học, đã dành cả sự nghiệp nghiên cứu các phương pháp thay thế, Corrie Detweiler cho biết “với tình hình COVID-19 phức tạp như hiện nay, chắc chắn chúng ta đang bị đặt vào tình trạng nguy cơ tăng kháng kháng sinh, vì vậy việc quan trọng hơn ngay bây giờ là chúng ta tìm ra các phương pháp chữa trị thay thế khác,”
Trong một bài báo được phát hành Thứ sáu trên tạp chí PLOS Pathogens, Detweiler và đội ngũ nghiên cứu của bà đã công bố phát hiện mới nhất của họ — một hợp chất hóa học có thể làm việc đồng thời với hệ miễn dịch bẩm sinh của vật chủ để xuyên qua hàng rào tế bào mà vi khuẩn dùng để chống lại kháng sinh.
Cùng với các khám phá khác được công bố gần đây, các tác giả nói rằng, những nghiên cứu này có thể tạo ra một kho vũ khí mới đánh lại những thứ có thể trở thành mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Bà cho biết thêm: “nếu như chúng ta không giải quyết vấn đề liên quan đến việc tìm ra các loại kháng sinh mới hoặc bằng một cách nào đó làm cho kháng sinh cũ có tác dụng trở lại, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc tăng nguy cơ làm chết mạnh mẽ bởi các tác nhân nhiễm khuẩn mà chúng ta nghĩ đã bị tiêu diệt nhiều thập kỷ trước,”. “Nghiên cứu này đưa ra một tiếp cận hoàn mới và có thể chỉ ra con đường trực tiếp đến các loại thuốc mới mà có hiệu quả tốt hơn và ít tác dụng phụ.”
Riêng một mình ở Hoa Kỳ, có khoảng 35.000 người chết hàng năm vì nhiễm khuẩn mà không thể điều trị được bởi vì chúng đã có khả năng kháng những loại thuốc có sẵn. Và một số lượng không thể đếm được đang chịu các đợt cấp nguy hiểm đến tình mạng liên quan đến những bệnh lý có thể điều trị được một lần dễ dàng như là viêm học cầu khuẩn, nhiễm trùng đường niệu và viêm phổi. Các tác giả lưu ý rằng, đến năm 2050, con số ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc sẽ có thể cao hơn so với ung thư.
Detweiler cho hay: “Vì các loại kháng sinh hiện tại kém thích nghi và hiệu quả, thì cơ bản nguy cơ của chúng ta trở về thời điểm 100 năm trước, khi mà chỉ cần một nhiễm khuẩn nhỏ có nghĩa là chết,”.
Đại dịch hiện nay đã chỉ ra thêm nhiều thứ của vấn đề này, bà lưu ý thêm, bởi vì nhiều bệnh nhân không chết vì bản thân loại virus COVID-19 mà lại từ nhiễm trùng thứ phát khó điều trị.
Trong khi đó, bà thông qua các nhà nghiên cứu khác lo lắng rằng việc sử dụng nhiều kháng sinh để ngăn chặn hoặc điều trị những nhiễm khuẩn thứ phát đó khi cần thiết, lại có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Phần lớn kháng sinh sử dụng ngày nay được phát triển trong những năm 1950, và từ đó các công ty dược chỉ lại tập trung quy mô để phát triển các loại dược phẩm khác mà có lợi nhuận tốt hơn.
Để đương đầu với vấn đề này, phòng thí nghiệm của Detweiler đã phát triển một kỹ thuật gọi là SAFIRE dùng cho sàng lọc các loại phân tử nhỏ mới mà có tác dụng khác với các loại thuốc cũ.
Trong nghiên cứu trên 14.400 tình nguyện viên được sàng lọc từ thư viện các chất hóa học có sẵn, SAFIRE đã xác định được 70 loại có hứa hẹn.
Báo cáo mới của bà tập trung quanh “JD1”, loại chất thể hiện hiệu quả thâm nhập đặc biệt đối với thứ chúng ta biết đến như là “vi khuẩn Gram âm”. Đây là loại vi khuẩn có một lớp màng ngoài rất chắc có khả năng ngăn cản kháng sinh vào trong tế bào, và một lớp màng trong cung cấp hỗ trợ, những vi khuẩn thuộc phân loại này (bao gồm Salmonella và E.coli) cơ bản đã khó để điều trị.
Nhưng không giống các thuốc khác, JD1 có ưu thế bởi hợp tác với chính hệ miễn dịch bẩm sinh của vật chủ để đánh lên phần màng ngoài của vi khuẩn, đồng thời len lỏi vào phần màng trong luôn.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng bạn có thể nhắm tới lớp màng trong của vi khuẩn Gram âm bằng cách khai thác chính đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của vật chủ,” Detweiler cho hay.
Bằng các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm và trên loài gặm nhấm, JD1 giảm khả năng sống sót và lây lan của một loại vi khuẩn Gram âm gọi là Salmonella enterica đến 95%. Nhưng đồng thời khi làm tổn hại đến màng tế bào vi khuẩn, JD1 lại không thể xuyên thủng được lớp cholesterol chắc chắn bao bọc màng tế bào của vật chủ là loài có vú.
Bà lại nói: “Vi khuẩn rất dễ bị tổn hại bởi JD1 nhưng tế bào của chúng ta thì không,” nên cần lưu ý rằng vì thế mà tác dụng phụ có thể không đáng kể.
Các nghiên cứu thêm đang được tiến hành để khám phá về JD1 và các hợp chất khác giống vậy.
Trong khi đó, Detweiler đã đề cập đến một công ty hỗ trợ để giúp thương mại hóa đến các hợp chất khác có tác dụng ức chế bơm, gọi là “bơm efflux” (tạm dịch: bơm tuôn chảy), mà vi khuẩn dùng để bơm kháng sinh ra ngoài chính tế bào của chúng.
Bà còn nói: “Thực tế rằng, sự tiến hóa sẽ luôn thông minh hơn tất cả các nhà khoa học cộng lại và những loại vi khuẩn sẽ tiếp tục tiến hóa để kháng lại những gì ta dùng để chống chúng,”. “Chúng ta không thể nghỉ ngơi trên chiến thắng. Chúng ta cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng giải quyết vấn đề.”
Link bài gốc: https://www.sciencedaily.com/releases/2020/12/201223125726.htm
Nguồn bài viết: Materials cung cấp bởi University of Colorado at Boulder. Viết bởi Lisa Marshall.
Nguồn tạp chí tham khảo:
Jamie L. Dombach, Joaquin L. J. Quintana, Toni A. Nagy, Chun Wan, Amy L. Crooks, Haijia Yu, Chih-Chia Su, Edward W. Yu, Jingshi Shen, Corrella S. Detweiler. A small molecule that mitigates bacterial infection disrupts Gram-negative cell membranes and is inhibited by cholesterol and neutral lipids. PLOS Pathogens, 2020; 16 (12): e1009119 DOI: 10.1371/journal.ppat.1009119
Người dịch: Quốc Dũng
Bài viết tự dịch tại Ykhoa.org, vui lòng không reup !
Tham gia cập nhật kiến thức y học tại: https://www.facebook.com/ylamsang.ykhoa