SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU LÀ GÌ?
>>Sơ cấp cứu (First aid) là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.
>>Việc sơ cấp cứu đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.
>>Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Nói một cách khác đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức về sơ cấp cứu.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SƠ CẤP CỨU?
- Giúp mỗi người đều có khả năng hỗ trợ người bị thương hoặc bị bệnh trong nhiều tình huống khẩn cấp.
- Kiến thức về Sơ cứu có lợi cho bản thân các cá nhân bất kể trường hợp khẩn cấp có ảnh hưởng đến họ hay không
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
Sau 4 phút tim ngừng đập:
- Từ 4 đến 6 phút não tổn thương
- Từ 6 đến 10 phút não tổn thương nặng.
- Trên 10 phút mất não hoàn toàn – tử vong
- Tỷ lệ tử vong là 50% ở khoảng thời gian ~ 3 phút sau khi ngừng tim
- Tỷ lệ tử vong là 50% ở khoảng thời gian ~ 10 phút sau khi ngừng thở
- Tỷ lệ tử vong là 50% ở khoảng thời gian ~ 30 phút sau khi cháy máu.
NGỪNG TIM – CARDIAC ARREST
Ngừng tim là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng con người, trong đó thời gian là điều cốt yếu. Nhưng bạn có biết phải làm gì nếu con hoặc người thân của bạn đột nhiên ngã quỵ, và trái tim của họ ngừng đập?
Ngừng tim không giống như một cơn đau tim, có những khác biệt quan trọng.
- Nó xảy ra khi trái tim của bạn đột nhiên ngừng bơm máu xung quanh cơ thể, và sẽ khiến một người rơi xuống bất tỉnh.
- Hơi thở của họ sẽ không đều và có thể dừng lại và bạn sẽ không thể đánh thức họ.
Ngừng tim còn gọi là ngừng tim phổi hoặc ngừng tuần hoàn là chấm dứt sự lưu thông bình thường của máu do tim ngừng đập. Hiện tượng cơ tim ngừng co bóp kéo dài ít nhất 60 giây làm cho tuần hoàn bị tê liệt. Ngừng hô hấp bắt đầu khoảng 20 – 60 giây sau ngừng tim.
Do hệ tuần hoàn ngừng hoạt động dẫn đến ngừng cung cấp oxy cho cơ thể. Thiếu oxy lên não gây ra mất ý thức, sau đó dẫn đến hô hấp bất thường hoặc ngừng thở. Nếu ngừng tim không được điều trị trong hơn năm phút có thể dẫn đến tổn thương não. Cơ hội duy nhất để bệnh nhân sống sót và phục hồi thần kinh là phải điều trị quyết đoán ngay lập tức.
Ngừng tim khác với nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là do lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm sút, tuy nhiên nó có thể gây ra ngừng tim.
Ngừng tim là một trường hợp cấp cứu y khoa, trong những tình huống nhất định bệnh nhân có khả năng hồi phục nếu được điều trị sớm. Ngừng tim bất ngờ có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài phút: được gọi là đột tử tim (SCD). Cấp cứu ngừng tim có thể sử dụng phương pháp khử rung tim (defibrillation) bằng máy sốc điện ngay lập tức, hoặc sử dụng phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) để hỗ trợ tuần hoàn và/hoặc tạo nhịp tim.
VẬY CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ?
THỨ 1: LẮC VÀ HÉT
Đầu tiên, kiểm tra ý thức của người bị nạn bằng cách lay nhẹ người và cố giúp họ nói chuyện.
THỨ 2: KIỂM TRA HƠI THỞ
Một người bị ngừng tim sẽ NGUY CƠ không thở được
Giữ cho đầu cố định và kiểm tra các dấu hiệu (chú ý thực hiện không quá 10s)
- Cử động của ngực
- Lắng nghe hơi thở (cảm nhận hơi thở vào má của bạn)
- Kiểm tra mạch
- Có thể kiểm tra đồng tử (Nếu đồng tử dãn thì tỉ lệ cứu sống rất thấp)
THỨ 3: GỌI CẤP CỨU
Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy nhờ mọi người xung quanh gọi ngay cấp cứu và thực hiện ngay hồi sức tim (CPR).
Mở đường thở của họ, bằng cách đặt tay lên trán họ và nhẹ nhàng nghiêng đầu về phía sau.
Nâng cằm của người đó bằng hai ngón tay của bàn tay kia.
THỨ 4: THỰC HIỆN 30 LẦN ÉP NGỰC
Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng thẳng và cứng (mặt phẳng mềm thì lực ép tim sẽ bị phân tán, ít tác dụng)
- Để hai đầu gối quỳ bên cạnh nạn nhân
- Đặt gót bàn tay không thuận của bạn vào giữa ngực của họ, tay còn lại đặt chồng lên và liên khóa các ngón tay bạn lại
- Với cánh tay thẳng, người hơi nghiêng về phía trước, sử dụng gót tay của bạn đẩy xương ức xuống một cách chắc chắn, nhịp nhàng sao cho ngực được ấn uống tầm 5cm-6cm và thả ra. Chú ý không được rời tay khỏi vị trí ép
THỨ 5: THỰC HIỆN 2 LẦN HÔ HẤP NHÂN TẠO
Chú ý mở đường thở nạn nhân bằng cách nâng đầu nạn nhân ngửa ra sau. Một tay sẽ đặt lên trán và giữ mũi, tay còn lại nâng nhẹ cằm đẩy đầu ra sau
- Hít một hơi bình thường và tạo con dấu quanh miệng để trùm kín miệng nạn nhân
- Thổi ngạt một hơi khoảng 2-3s và phải quan sát lồng ngực xem có di động không
- Sau đó lại tiếp tục hít một hơi thực hiện lần 2
THỨ 6: THỰC HIỆN CHO ĐẾN KHI XE CỨU THƯƠNG ĐẾN
>>>>> 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt <<<<<
- Tiếp tục đi cho đến khi có sự giúp đỡ chuyên nghiệp đến và tiếp quản, hoặc người đó bắt đầu có dấu hiệu tỉnh lại, chẳng hạn như ho, mở mắt, nói hoặc thở bình thường.
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, và có một người nào đó ở gần để giúp đỡ, hãy hướng dẫn họ tiếp tục
Mỗi phút không có CPR có thể làm giảm khả năng sống sót khi bị ngừng tim khoảng một phần trăm của một người.
Vì vậy, nếu CPR được dạy rộng rãi hơn, nó có thể giúp cứu sống hàng ngàn người mỗi năm.
Học sơ cứu giúp tăng mức độ tự tin và chúng tôi tin rằng đó là kỹ năng sống mà mỗi cá nhân đều cần phải có.
NGUỒN: Bristish heart foudation, wikipedia.
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.
#adminJames