-
ĐỊNH NGHĨA
Viêm khớp vảy nến là một viêm khớp mạn tính xảy ra ở 5–30% bệnh nhân bị vảy nến. Một số bệnh nhân, đặc biệt ở bệnh nhân viêm đốt sống, sẽ mang kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA-B27. Khởi phát của bệnh vảy nên thường trước khi có sự phát triển của bệnh khớp; xấp xỉ 15–20% bệnh nhân có bệnh viêm khớp trước khi khởi phát bệnh ở da. Thay đổi móng thấy ở 90% bệnh nhân viêm khớp vảy nến.
-
CÁC MÔ HÌNH BỆNH Ở KHỚP
Có 5 mô hình bệnh ở khớp trong bệnh viêm khớp vảy nến.
-
- Viêm đa khớp đối xứng (40%): tương tự như viêm khớp dạng thấp ngoại trừ yếu tố thấp âm tính, không có hạt thấp.
- Tham gia chủ yếu của khớp gian đốt ngón xa (15%): tần số cao kết hợp với thay đổi móng ở bệnh vảy nến.
- “Viêm khớp biến dạng nặng” (3–5%): hình phá hủy, tiến triển của viêm khớp với biến dạng khớp nặng và tan rã xương.
- Viêm đốt sống và/hoặc viêm khớp cùng-chậu: sự tham gia của cột sống xuất hiện ở 20–40% bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến; có thể xảy ra khi không có viêm khớp ngoại biên.Viêm một hoặc một vài khớp không đối xứng: thường có khớp gian đốt ngón xa/gần (DIP/PIP) của tay và chân, đầu gối, cổ tay, cổ chân; ‘viêm ngón hình xúc xích” có thể xảy ra, phản ánh viêm bao hoạt dịch gân.
LƯỢNG GIÁ
-
- Yếu tố thấp âm tính.
- Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu, tăng tốc độ máu lắng (ESR).
- Có thể có tăng axit uric máu.
- Nên nghi ngờ nhiễm HIV khi bệnh bộc phát.
- Viêm hoạt dịch và sinh thiết mà không tìm thấy kết quả cụ thể.
- Đặc điểm hình ảnh gồm mòn bờ khớp, cứng xương khớp, cụm tái hấp thu của đốt ngón xa, biến dạng kiểu “bút cắm vào lọ” (tăng sinh xương ở gốc của đốt ngón xa với cùng với tiêu xương ở đốt ngón gần), xương trục với viêm khớp cùng-chậu không đối xứng, chồi khớp không ranh giới không đối xứng.
CHẨN ĐOÁN (BẢNG 172-1)
Liệu pháp phối hợp điều trị ở da và khớp.ĐIỀU TRỊ
- Giáo dục cho bệnh nhân, vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng.
- Các thuốc điều hòa TNF (Etanercept, Infliximab, Adalimumab, Goli- mumab) có thể cải thiện bệnh ở da và khớp và làm chậm tiến triển bệnh trên phim chụp.
- Alefacept kết hợp với Methotrexat có thể có hiệu quả với bệnh ở da và khớp.
- Tiêm Steroid nội khớp—hữu ích trong một số trường hợp. Glucocorticoid toàn thân nên ít dùng vì có thể làm bùng phát trở lại bệnh ở da khi đang thuyển giảm.
- Hiệu quả của các muối của vàng và thuốc chống sốt rét còn gây tranh cãi.
- Methotrexat 5–25 mg/tuần và Sulfasalazin 2–3 g/ngày có hiệu quả lâm sàng nhưng không ngăn chặn được mòn khớp.
Leflunomid có thể có hiệu quả với bệnh ở da và khớp.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”
Người viết: Donny Trần